Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcVì sao nhà khoa học cần công bố quốc tế?

Vì sao nhà khoa học cần công bố quốc tế?


Bài báo khoa học là bước cuối cùng trong quy trình nghiên cứu nhằm công bố kết quả công khai, là một trong tiêu chí quan trọng đánh giá xếp hạng nhà khoa học, giá trị thương hiệu của trường đại học.

Thời gian qua Việt Nam có tốc độ gia tăng nhanh chóng số công bố quốc tế. Số liệu của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hồi cuối tháng 8 công bố kết quả hoạt động khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học cho thấy, từ năm 2020 đến nay, số công bố mỗi năm đều đạt trên 18.000.

Trong đó, khoảng 70% công bố quốc tế trong danh mục WoS (Web of Science, còn gọi là ISI – cơ sở dữ liệu trích dẫn các tạp chí khoa học thế giới), 90% trong danh mục Scopus và hơn 50% công bố trên các tạp chí uy tín quốc gia đến từ các trường đại học.

Vậy việc công bố quốc tế này có ý nghĩa gì? TS Phạm Hiệp, Trưởng nhóm nghiên cứu đổi mới giáo dục Reduvation, Trường ĐH Thành Đô, lý giải các nhà khoa học kiến tạo ra tri thức mới thông qua việc nghiên cứu và thể hiện kết quả nghiên cứu đó bằng công bố khoa học thông qua các hình thức như đăng bài tạp chí, viết sách hoặc công bố bài hội thảo. “Đây là chức năng của nhà khoa học, là sứ mệnh và nhiệm vụ vốn có của một người làm nghiên cứu”, TS Hiệp nói.

Nói về việc nhiều nhà khoa học hướng công bố quốc tế, TS Hiệp khẳng định đây là điều dễ hiểu, phản ánh tiến trình hội nhập của nền khoa học trong nước. Trước đây ở thế kỷ 19-20, nhà nghiên cứu ở quốc gia nào thường sẽ công bố bài báo trên tạp chí nước đó. Điều này dẫn tới việc hai người ở hai quốc gia độc lập cùng theo đuổi mục tiêu và công bố ra nội dung nghiên cứu gần giống nhau do ít có sự liên thông giữa các quốc gia hoặc giữa các khu vực, lục địa. Qua thời gian, cách thức công bố xuất bản thể hiện ở nhiều loại hình khác nhau và được điều chỉnh, các nhà khoa học có tiếng nói chung sử dụng tiếng anh là ngôn ngữ chính. Các tạp chí khoa học trở thành phương tiện giao tiếp học thuật chính trong cộng đồng học thuật, trong đó xuất hiện các công bố quốc tế.

TS Hiệp ví von, giống như xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài, việc thúc đẩy nghiên cứu ra quốc tế giúp khẳng định vị thế và thể hiện năng suất, chất lượng của nhà khoa học.

Các bảng xếp hạng trường đại học thế giới vẫn sử dụng công bố quốc tế là một tiêu chí đánh giá, do đó chúng vẫn được coi như thước đo xếp hạng tổ chức khoa học, trường đại học. Song ông lưu ý, công bố quốc tế không hoàn toàn là thước đo phản ánh thương hiệu của một trường đại học. Lý do, mỗi quốc gia vẫn có những “sân chơi khoa học” riêng của mình và tồn tại giá trị thương hiệu mang tính chất bản địa. Dẫn ví dụ một số trường đại học tại Việt Nam không mạnh công bố quốc tế nhưng vẫn có giá trị thương hiệu mạnh như trong khối ngành tài chính, Học viện tài chính không dẫn đầu công bố quốc tế song vẫn là cái nôi đào tạo chuyên gia tài chính hàng đầu cho đất nước.

Còn PGS.TS Nguyễn Đình Quân, trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP HCM, cho biết các nghiên cứu khoa học có kinh phí hỗ trợ đều phải có sản phẩm đầu ra để nghiệm thu, thỏa mãn các điều kiện yêu cầu ràng buộc của nguồn cấp kinh phí. Ở nhiều nước có nền khoa học phát triển như Mỹ, Nhật, EU, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học không chỉ đến từ các quỹ và các chương trình nhà nước, mà còn từ các doanh nghiệp. Nguồn kinh phí từ khối doanh nghiệp ở các quốc gia này chiếm tỷ trọng cao hơn, gắn liền nghiên cứu khoa học với nhu cầu thực tiễn của thị trường, của sản xuất.

Ngược lại, tại Việt Nam, các doanh nghiệp còn nặng về gia công và sản xuất với phương thức cũ hoặc công nghệ nước ngoài. Vì vậy nhu cầu đầu tư cho R&D còn giới hạn. Để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn phải sử dụng nguồn kinh phí chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Điều này là cần thiết và đáng quý để duy trì hoạt động khoa học trong đào tạo và giáo dục, nhưng lại chưa gắn liền với thực tiễn kinh doanh sản xuất của thị trường. Các đề tài mang tính chủ quan của người làm nghiên cứu và của cơ quan cấp kinh phí nghiên cứu.

“Sản phẩm đầu ra của các nghiên cứu này nặng về dữ liệu học thuật, về số lượng hơn chất lượng. Tuy vậy, sản phẩm là bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành uy tín xét cho cùng thì là hình thức dễ đánh giá nghiệm thu nhất. Việc xuất bản đó có các chỉ số, chỉ tiêu minh bạch nên hạn chế tiêu cực”, ông nói.

Lý giải gần đây số các công bố nghiên cứu khoa học gần đây tăng mạnh, PGS Quân nêu nguyên nhân là trong xu thế thị trường giáo dục ngày một cạnh tranh, các trường đại học xem việc kiểm định quốc tế là danh tiếng và uy tín của mình để tuyển sinh và các hoạt động khác. Trong các tiêu chuẩn kiểm định đó, con số công bố khoa học khá quan trọng vì thể hiện năng lực khoa học của trường đại học. Bên cạnh đó, đối với cá nhân nhà khoa học, số lượng và tổng chỉ số các công bố khoa học cũng là tiêu chuẩn quan trọng để được công nhận học hàm học vị và là thành tích có thể được nhận tiền thưởng, tăng lương.

Song ông nhìn nhận việc đăng ở các tạp chí quốc tế không hoàn toàn nói lên giá trị của nghiên cứu. PGS Quân cho hay người làm khoa học có tâm phải nêu cao tinh thần sáng tạo, giải quyết vấn đề thực tiễn, không phải chỉ dùng các tiểu xảo và kỹ năng viết bài báo để phô diễn số lượng công trình.

Như Quỳnh




Source link

Cùng chủ đề

Nữ giảng viên trẻ nghiên cứu công nghệ mới biến nước mặn thành nước ngọt

Công trình nghiên cứu đầy thiết thực của nữ giảng viên phố núi về công nghệ xử lý nước nhiễm mặn đã lọt vào vòng chung khảo Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024. ...

Nhóm ‘Liêm Chính Khoa Học’ trên Facebook đã hoạt động trở lại

Nhóm 'Liêm Chính Khoa Học' trên Facebook với gần 100.000 thành viên đã hoạt động trở lại sau 4 ngày bất ngờ biến mất. Hiện tại, liên kết đến nhóm Liêm Chính Khoa Học đã bình thường. Tất cả bài viết và bình luận...

“Mẹ đỡ đầu” của trí tuệ nhân tạo

“Nếu chúng ta dịch chuyển tức thời đến bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử, như thời điểm phát hiện ra lửa, chế tạo động cơ hơi nước hay tạo ra điện, tôi nghĩ các cuộc thảo...

Nhóm ‘Liêm Chính Khoa Học’ bất ngờ biến mất trên Facebook

Nhóm 'Liêm Chính Khoa Học' trên Facebook với gần 100.000 thành viên vừa bất ngờ biến mất. Hiện tại, liên kết đến nhóm hiển thị thông báo 'Bạn hiện không xem được nội dung này'. "Ban quản trị nhóm luôn kiểm tra thông tin...

Bị rút bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế, tác giả nói gì?

Nhà xuất bản Elsevier mới đây đã công bố về việc rút 3 bài báo của nhóm tác giả Việt Nam khỏi Tạp chí Fuel với 3 lý do mà theo các tác giả là không thuyết phục. Các nhà khoa học nói...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Loạt ‘ông lớn’ ngành bán dẫn tới Việt Nam tìm cơ hội hợp tác đầu tư

Triển lãm do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia - NIC (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu (SEMI) tổ chức từ ngày 7 đến 8-11 tại Hà Nội.Ngày 23-10, tại buổi gặp gỡ báo chí trước Triển lãm Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam - SemiExpo Vietnam 2024, ông...

OpenAI chuẩn bị chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp vì lợi nhuận

DNVN - Theo thông tin từ Bloomberg ngày 4/11, OpenAI đang trong giai đoạn đàm phán ban đầu với Văn phòng Tổng Chưởng lý California để thay đổi cấu trúc tổ chức, hướng tới mô hình hoạt động vì lợi nhuận. ...

FPT hợp tác cùng EDC thúc đẩy kết nối doanh nghiệp Canada-Việt Nam

NDO - FPT sẽ hỗ trợ các công ty Canada phát triển thị trường, khai phá các cơ hội kinh doanh mới. Bên cạnh đó, trong ba năm tới, FPT cũng sẽ kết nối ít nhất 20 công ty Canada với các công ty thành viên của mình để cùng hợp tác và mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam. Export Development Canada (EDC) và FPT vừa ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) trong khuôn...

Trợ lý ảo của Công an Quảng Ninh được công nhận là sáng kiến cải cách hành chính cấp Bộ

Ngày 6/11, Công an tỉnh Quảng Ninh thông tin, Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 8071/QĐ-BCA chính thức công nhận sáng kiến “Trợ lý ảo (AI) trên máy tính hỗ trợ thực hiện dịch vụ...

Cùng chuyên mục

Ra mắt bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng toàn diện cho tổ chức, doanh nghiệp

Công ty cổ phần An ninh mạng SCS vừa công bố bộ nhận diện thương hiệu mới và ra mắt bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng toàn diện cho tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, SafeGate cũng cung cấp các giải pháp kết nối an toàn và sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ các sự cố an ninh mạng 24/7 từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm thực chiến. Cũng...

Đà Nẵng tìm giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho đề án thành phố đổi mới sáng tạo

DNVN - Việc xây dựng Đà Nẵng trở thành TP đổi mới sáng tạo (ĐMST), trung tâm khởi nghiệp ĐMST quốc gia tại miền Trung - Tây Nguyên rất cần sự chung tay của các cơ quan nhà nước, các viện trường, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia và người dân. ...

Liên kết đào tạo với doanh nghiệp ngoại: Đòn bẩy bứt phá ngành bán dẫn

DNVN - Thiếu tướng, GS, TS Trần Xuân Nam - Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự cho rằng, để ngành bán dẫn tại Việt Nam có thể bứt phá mạnh mẽ trong giai đoạn tới, cần đẩy mạnh hơn nữa việc kết nối các trường đại học các doanh nghiệp bán...

Thiết bị đo chất lượng đất không dây loRaWan xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi SCAPA-2024

NDO - Tại vòng chung kết Cuộc thi Smart Campus châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 (SCAPA-2024) diễn ra tại Đại học Đà Nẵng ngày 8/11, nhóm sinh Nguyễn Đại, Trần Lê Xuân Huy đến từ Trường đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng với Ứng dụng Soil Quality Monitoring - Thiết bị đo chất lượng đất 7in1 không dây loRaWan đã xuất sắc giành giải Nhất. Ngày 8/11, Đại học Đà Nẵng phối hợp...

Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng công nghệ, chuyển đổi số uy tín quốc tế

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024. Đây là một trong những giải thưởng thường niên uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại khu vực châu Á - châu Đại dương. Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 không chỉ là sự ghi nhận những thành tựu xuất sắc mà còn là cơ hội để các đơn vị Việt Nam giao lưu, học...

Mới nhất

Mới nhất