Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao chương trình giảm tải, học sinh vẫn đi học thêm?

Vì sao chương trình giảm tải, học sinh vẫn đi học thêm?


Cách đánh giá khiến học sinh phải đi học thêm

Thực tế cho thấy, sau 3 năm triển khai Chương trình GDPT 2018, tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại. Nhiều người thắc mắc phải chăng chương trình mới vẫn còn nặng về kiến thức, điểm số nên buộc học sinh phải học thêm.

Mục tiêu Chương trình GDPT 2018 là phát huy phẩm chất năng lực học sinh, giảm tải nội dung kiến thức so với chương trình cũ (2006). Tuy nhiên, cách đánh giá vẫn gây áp lực cho học sinh về mặt thành tích và điểm số.

Vì sao chương trình giảm tải, học sinh vẫn đi học thêm? - Ảnh 1.

Học sinh rời khỏi một điểm dạy thêm tại TP.HCM

Cụ thể, Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều thông tư hướng dẫn, trong đó có Thông tư 22 năm 2021 quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT. Để được khen thưởng danh hiệu “Học sinh giỏi”, học sinh phải có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức tốt và kết quả học tập tốt.

Học sinh muốn đạt mức tốt thì tất cả môn học đánh giá bằng nhận xét phải ở mức đạt; tất cả môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ (viết tắt là ĐTBmhk), điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) từ 6,5 điểm trở lên. Trong đó, ít nhất 6 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

So với trước đây, học sinh chỉ cần đạt điểm cao 3 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh (một trong 3 môn điểm trung bình từ 8.0 trở lên).

Như vậy, với Thông tư 22, học sinh sẽ phải học thêm 3 môn nữa mới đủ điều kiện để khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi.

Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân góp phần làm gia tăng tình trạng dạy thêm học thêm khó kiểm soát được như hiện nay.

Một số kiến nghị

Là giáo viên nhiều năm công tác trong ngành, tôi có một số ý kiến để chấm dứt dạy thêm, học thêm như sau:

Thứ nhất, cần phải thay đổi từ gốc, tức từ Chương trình GDPT 2018. Chương trình cần gọn nhẹ đảm bảo tính vừa sức (yêu cầu cần đạt) cho học sinh đại trà và việc kiểm tra đánh giá học sinh (giữa kỳ, cuối kỳ) không nặng về mặt điểm số.

Cụ thể, giảm số lần kiểm tra đánh giá bằng điểm số đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số (ít nhất 8 cột điểm/môn/năm hiện nay xuống còn 2 cột – chỉ kiểm tra cuối kỳ); nghiên cứu tăng số môn học đánh giá bằng nhận xét, để học sinh không cần và không phải học thêm vì điểm số, vì danh hiệu thi đua nữa. Có như vậy, việc dạy thêm học thêm tự thoái trào. Nếu không thì áp lực học thêm và tiền học thêm vẫn là gánh nặng với phụ huynh, học sinh.

Thứ hai, “có cung ắt có cầu”, nếu học thêm là nhu cầu thực tế của học sinh tiếp thu chậm hoặc cần được bồi dưỡng để phát huy năng lực thì Bộ GD-ĐT nên chỉ đạo nhà trường thực hiện phụ đạo, bồi dưỡng. Nhà trường xem đây là nhiệm vụ của thầy cô phải thực hiện mà không thu phí học sinh và Bộ GD-ĐT kiến kiến nghị Quốc hội cấp kinh phí tương xứng cho thầy cô thực hiện nhiệm vụ này.

Vì sao chương trình giảm tải, học sinh vẫn đi học thêm? - Ảnh 2.

Học sinh TP.HCM học thêm sau giờ học chính khóa

Thứ ba, đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhằm tạo hành lang pháp lý, quản lý bằng pháp luật để thầy cô có đủ điều kiện tham gia dạy thêm ngoài nhà trường mà không phải lo sợ và tăng thêm thu nhập bằng lao động chính đáng. Đưa dạy thêm học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện là phù hợp thực tế cuộc sống, đúng pháp luật.

Thứ tư, trong trường hợp nếu không công nhận dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì Nhà nước nên có quy định bằng văn bản pháp luật, nghiêm cấm dạy thêm dưới mọi hình thức trên phạm vi cả nước. Bởi lẽ Bộ GD-ĐT đã có Thông tư 17 hướng dẫn nhưng vẫn không kiểm soát ngăn chặn được nạn dạy thêm học thêm tràn lan như hiện nay.

Điều bất cập hiện nay là các trung tâm dạy văn hóa được Nhà nước cấp phép hoạt động. Vậy tại sao thầy cô không được cấp phép mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường như bác sĩ được mở phòng mạch? Điều này cần được xem lại để bảo đảm sự công bằng trong hoạt động dạy thêm học thêm.



Source link

Cùng chủ đề

Con đứng nhất lớp, tuần học thêm 5 buổi mẹ vẫn lo bị tụt lại phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong muốn cùng...

Không phải khóa học thêm nào cũng cần thiết và hiệu quả

(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng việc chi tiền cho giáo dục không trùng khớp với đầu tư và hiệu quả. Trong số 12.428 phụ huynh tham gia khảo sát với báo Dân trí, gần 4.300 người chi tiêu từ 2-5 triệu đồng/tháng cho việc học thêm của 1 con, chiếm tỷ lệ 35%.Điều này đồng nghĩa, nếu có 2 con, số tiền mà 4.300 gia đình phải chi cho học thêm vào khoảng 4-10 triệu đồng/tháng.Mức chi tiêu...

Con thuộc nhóm học thêm ít nhất lớp, mỗi tháng mẹ vẫn mất hơn 13 triệu đồng

(Dân trí) - Trong số 50 phụ huynh tham gia khảo sát, có đến 31 phụ huynh cho biết, nếu có tài chính sẽ cho con học thêm nhiều hơn và chất lượng hơn. Mẹ chi 13 triệu đồng học thêm mỗi tháng vẫn áy náy với conChị Nguyễn Thị Hà nuôi 2 con đang học THCS công lập tại quận Ba Đình. Con lớn lớp 9, con nhỏ lớp 7. Số tiền học thêm hàng tháng của 2 con...

Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc. Mới đây, nhằm chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định ở các trường học trên địa bàn, Phòng GD-ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) yêu cầu các trường rà soát, xử lý, kiểm điểm các trường...

Bố mẹ chi 2,4 tỷ tiền học thêm để con đỗ đại học, liệu có xứng đáng?

TRUNG QUỐC - Kết thúc kỳ thi tuyển sinh đại học, một phụ huynh Trung Quốc cho biết, đã chi 700.000 nhân dân tệ (NDT) trong 3 năm cho con học thêm để đổi lấy 645/750 điểm. Chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc, một phụ huynh nước này cho biết, đã chi 700.000 nhân dân tệ (tương đương 2,4 tỷ đồng) trong 3 năm cho con học thêm để đổi lấy 645/750 điểm tại kỳ thi tuyển sinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Về dinh dưỡng, trứng gà khác trứng cút thế nào?

'Trứng là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào và có nhiều loại khác nhau. Xét về hàm lượng dinh dưỡng thì trứng gà và trứng cút có những điểm mạnh riêng'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe...

Bộ trưởng nhờ đại biểu chỉ giúp ‘lợi ích nhóm’ ở đâu

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong đại biểu chỉ rõ còn những nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp thì 'chỉ giúp xem những nhóm đó ở đâu để phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát bắt mang đi'. ...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Cùng chuyên mục

Tháo gỡ “điểm nghẽn” cho trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và xã hội để tháo gỡ điểm nghẽn cho trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp; đồng thời đề xuất với Chính phủ sửa đổi Nghị định 127 về trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Chiều ngày 4/11, phát biểu giải trình, làm rõ một...

50 giáo viên, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024

Ngày 4-11, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM công bố danh sách 50 giáo viên, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 27 năm 2024. Danh sách nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay có 37 giáo...

Công bố hơn 600 ứng viên chức danh GS, PGS

TPO - Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách các ứng viên được công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024 vừa xét tại Phiên họp lần thứ II của Hội đồng nhiệm kỳ 2024-2029, ngày 2-3/11. TPO - Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách các ứng viên được công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024 vừa xét tại Phiên họp...

Bộ trưởng nhờ đại biểu chỉ giúp ‘lợi ích nhóm’ ở đâu

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong đại biểu chỉ rõ còn những nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp thì 'chỉ giúp xem những nhóm đó ở đâu để phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát bắt mang đi'. ...

Hàn Quốc sẽ cấm điện thoại trong trường học?

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự hiện diện của điện thoại thông minh trong môi trường học tập đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. ...

Mới nhất

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với các cơ quan, đơn vị về quản lý, sử dụng đất quốc phòng kết hợp với...

(Bqp.vn) - Chiều 31/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị Lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với các cơ quan, đơn vị về tình hình, kết quả thực hiện thí điểm một số...

Cầu nối hợp tác kinh tế Việt Nam – Bỉ

(ĐCSVN) - Tối 3/11, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Brussels, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ (VBAB) đã chính thức được thành lập. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Bỉ, đồng thời tạo nền tảng cho cộng đồng doanh nhân Việt tại...

Đơn vị y tế đầu tiên sở hữu dịch vụ xét nghiệm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Ngày 4/11, Dịch vụ Xét nghiệm MEDLATEC chính thức được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại “Lễ công bố sản phẩm đạt thương hiệu Quốc gia năm 2024”, do Cục...

Phút hoảng loạn của 2 vợ chồng già mắc kẹt trong căn nhà bốc cháy

Ông Nguyễn Ngọc Hữu kể: "Lúc ấy, lửa khói bốc lên ngùn ngụt từ tầng 1 khiến tôi và vợ hoảng loạn, chỉ cầu mong sao lực lượng công an sớm tới cứu giúp...". Nhớ lại vụ hỏa hoạn ở nhà mình vào 2h30 cùng ngày, ông Nguyễn Ngọc Hữu (SN 1948, phố Trần Kim Xuyến, phường Yên Hoà, quận...

Tập đoàn TH mang câu chuyện phát triển bền vững đến Ngày hội Việt Nam Xanh

Trong Ngày hội Việt Nam Xanh sẽ khai hội vào ngày 9-11 tại TP.HCM, Tập đoàn TH sẽ mang đến một không gian xanh để kể câu chuyện phát triển bền vững của doanh nghiệp, cũng là cách đồng hành với Chính phủ trong hành trình hướng...

Mới nhất

Xu thế TOD đang lên ngôi