Trang chủNewsThời sựVì sao Chính phủ đặt mục tiêu 2035 'cơ bản hoàn thành'...

Vì sao Chính phủ đặt mục tiêu 2035 ‘cơ bản hoàn thành’ đường sắt tốc độ cao?

Chính phủ đặt mục tiêu ‘cơ bản hoàn thành’ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vào 2035 do dự án này đặc biệt lớn, chưa có tiền lệ nên sẽ có những khó khăn chưa lường trước ảnh hưởng đến tiến độ.

Đại biểu muốn đường sắt cao tốc kéo dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau

Theo dự thảo Nghị quyết về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Chính phủ dự kiến thực hiện dự án từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành năm 2035. 

Vì sao Chính phủ đặt mục tiêu 2035 'cơ bản hoàn thành' đường sắt tốc độ cao?- Ảnh 1.

Chính phủ cho rằng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đặc biệt lớn, chưa có tiền lệ nên sẽ có những khó khăn chưa lường trước ảnh hưởng đến tiến độ

ẢNH: BỘ GTVT

Cho ý kiến về nội dung, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ làm rõ hơn nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục để bảo đảm không xảy ra tình trạng kéo dài thời gian thực hiện, tăng tổng mức đầu tư tương tự như các dự án thời gian qua.

Theo Chính phủ, các dự án trong lĩnh vực đường sắt, đặc biệt là đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM đều chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư do nhiều nguyên nhân.

Cụ thể như giải phóng mặt bằng chậm, phức tạp; xảy ra tình trạng tranh chấp giữa chủ đầu tư và các nhà thầu do hợp đồng chưa chặt chẽ.

Ngoài ra, dự án lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam, am hiểu của cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư, tư vấn… ở trong nước còn lúng túng. Công nghiệp đường sắt trong nước phát triển, tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm cơ khí chưa cao làm tăng giá sản phẩm đầu vào…

Rút kinh nghiệm, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, như triển khai giải phóng mặt bằng từ năm 2026, triển khai xây dựng trước khu tái định cư phục vụ dự án.

Trong quá trình thực hiện, Bộ GTVT thuê tư vấn luật, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát nước ngoài kết hợp với trong nước để triển khai thực hiện; áp dụng chính sách đặc thù về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường…

Đáng chú ý, theo quy định pháp luật hiện không có khái niệm “cơ bản hoàn thành”. Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ xác định rõ thời gian hoàn thành dự án đưa vào vận hành, khai thác để Quốc hội có cơ sở giám sát theo quy định.

Giải trình nội dung này, Chính phủ cho rằng với tính chất đặc thù của vận hành đường sắt, sau khi hoàn thành dự án cần tiếp tục triển khai các công việc như vận hành chạy thử (đơn động, liên động), đánh giá an toàn hệ thống trước khi đưa vào khai thác thương mại. Việc xác định chính xác thời gian vận hành khai thác ở thời điểm hiện tại chỉ mang tính dự kiến.

Cạnh đó, đây là dự án đặc biệt lớn, chưa có tiền lệ, có quy mô, tính chất kỹ thuật phức tạp, tích hợp nhiều chuyên ngành, trong nước triển khai lần đầu, chưa có kinh nghiệm, nhân lực hạn chế và quá trình thực hiện sẽ gặp những khó khăn, vướng mắc “chưa lường hết được”, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án.

Do đó, Chính phủ đã đề xuất khởi công dự án năm 2027, phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035. Trong bước tiếp theo sẽ tiếp tục xác định cụ thể các mốc tiến độ làm cơ sở để Quốc hội giám sát.

Chính phủ cũng cho rằng một số dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội đã cho phép xác định thời gian cơ bản hoàn thành như cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2021 – 2025, đường Vành đai 4 – vùng Thủ đô Hà Nội…

Điều chỉnh một số cơ chế đặc thù

Trong dự thảo nghị quyết Quốc hội, Chính phủ vẫn giữ nguyên 19 cơ chế đặc thù để Quốc hội xem xét thông qua, nhưng điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp.

Theo đó, với công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu EPC (thiết kế, mua sắm, xây dựng), gói thầu tư vấn sử dụng nhà thầu nước ngoài, tổ thẩm định ngoài thành phần theo quy định của pháp luật về đấu thầu phải có sự tham gia của đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước.

Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ tổng mức đầu tư do tư vấn lập cho Kiểm toán Nhà nước để thực hiện kiểm toán đồng thời với quá trình thẩm định dự án của cơ quan có thẩm quyền.

Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm cử đại diện tham gia trong quá trình thẩm định dự án đầu tư theo đề nghị của cơ quan thẩm định dự án.

Lý giải việc điều chỉnh nội dung này, Chính phủ cho rằng đây là dự án lớn, đặc biệt quan trọng, có công nghệ kỹ thuật phức tạp, tổng mức đầu tư rất lớn, thời gian thực hiện dự án dài, với nhiều gói thầu đặc biệt lớn, phức tạp về kỹ thuật, công nghệ.

Vì vậy, việc phê duyệt dự toán cần phải được rà soát từ đầu của các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao tính công khai minh bạch, hạn chế các vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 1,71 triệu tỉ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Tiến độ thực hiện từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành năm 2035.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/vi-sao-chinh-phu-dat-muc-tieu-2035-co-ban-hoan-thanh-duong-sat-toc-do-cao-185241127093621358.htm

Cùng chủ đề

Chuyên gia hiến kế hướng tinh gọn bộ máy để TPHCM bước vào kỷ nguyên mới

(Dân trí) - PGS TS Trương Thị Hiền góp ý, TPHCM cần có một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để bước vào kỷ nguyên mới. Các ban, sở, ngành cần tinh gọn tương ứng với cấp Trung ương, Chính phủ. Sáng 27/11, Học viện Cán bộ TPHCM tổ chức tọa đàm "TPHCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc". Sự kiện là dịp để chuyên gia, nhà khoa...

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Chỉ chở khách hay chở cả hàng?

Không chỉ là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội tranh luận tại nghị trường, việc tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam chỉ chuyên chở hành khách hay khai thác lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa cũng đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận. Tàu cao tốc không phù hợp để chở hàng Báo cáo Quốc hội, Chính phủ đề xuất dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam có tốc độ...

Những lần sắp xếp, sáp nhập bộ ngành qua các thời kỳ

Qua nhiều lần sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giữ ổn định từ năm 2007 đến nay với 30 đầu mối gồm: 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ. Phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 vào ngày 25/11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh quyết tâm hoàn thành việc tổng kết và báo cáo Trung ương về phương án sắp xếp,...

Phát triển TOD thế nào khi làm đường sắt tốc độ cao?

Đường sắt tốc độ cao kỳ vọng sẽ tạo ra khoảng 22 tỷ USD từ dịch vụ, quảng cáo và quỹ đất tại các khu vực phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Tuy nhiên, để biến kỳ vọng thành thực tế vẫn còn rất nhiều việc phải làm. ...

Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Là nhà sản xuất thép Việt Nam duy nhất làm được thép công nghệ cao, Hòa Phát đảm bảo đầu tư thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thép ray. Tự chủ về công nghệ sản xuất thép cho dự án lớn Theo lãnh đạo Hòa Phát, dự án đường sắt tốc độ cao cũng có sử dụng tới nhiều loại thép khác mà Hòa Phát đang sản xuất. Cụ thể,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rộn ràng mùa cuối năm với những kiểu đầm tiệc sang trọng

Tính thời trang trong các thiết kế đầm tiệc không chỉ dừng lại ở sự lộng lẫy, mà...

Thử đa dạng phong cách cùng khăn turban

Khi bạn muốn thử phong cách phóng khoáng và cá tính cho những buổi dạo phố hay cafe,...

Hàng chục người ở Vũng Tàu nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì, xôi

Các bệnh nhân đang nằm điều trị tại Bệnh viện Vũng Tàu cho biết sau khi ăn bánh mì, xôi từ chiều và tối 26.11, đến rạng sáng nay thì bị đau bụng, nôn ói, đi ngoài liên tục, phải nhập viện cấp...

Nhóm ông Trump cân nhắc nối lại đàm phán với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang hướng tới các cuộc đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un với hy vọng các nỗ lực ngoại giao có thể làm giảm nguy cơ xung đột. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

HĐQT LPBank họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên HĐQT và Ban điều hành

Tại cuộc họp đầu tháng 10/2024, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank; mã chứng khoán: LPB) vừa có các quyết định quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự cấp cao, hướng tới mục tiêu tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, phát triển bền vững và thận trọng. Phát biểu tại buổi họp, thay mặt HĐQT, ông Nguyễn Đức Thụy - Chủ tịch HĐQT LPBank bày tỏ lời...

Cảnh báo chiêu lừa chiếm tài khoản Facebook nhiều người mắc tại Việt Nam

(Dân trí) - Một chiêu lừa đã cũ, từng xuất hiện từ cách đây khá lâu, nhưng nhiều người dùng mạng xã hội tại Việt Nam vẫn đang bị mắc bẫy khiến tài khoản Facebook của họ bị kẻ xấu chiếm đoạt. Chiêu lừa nhờ tham gia bình chọn các cuộc thi trên Internet để lấy cắp tài khoản Facebook Ngày càng nhiều cuộc thi trực tuyến mà kết quả dựa vào số lượng bình chọn và chia sẻ của người...

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Đẩy mạnh nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Tiểu dự án 1 của Dự án 3). Nhờ vậy, người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ để phát...

“Trọng tâm sửa luật để tạo ra việc làm đầy đủ, chất lượng cao”

(Dân trí) - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh dự thảo Luật Việc làm sửa đổi tiếp tục được hoàn thiện góp phần xây dựng khung pháp lý để tạo việc làm đầy đủ, chất lượng và tăng năng suất lao động. Nhìn nhận một cách nghiêm túc về những thách thức Giải trình trước những ý kiến của đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khái quát, việc làm chịu tác...

Quảng Ngãi tăng cường nuôi trồng thủy sản đảm bảo kế hoạch tăng trưởng

Để bảo đảm kế hoạch tăng trưởng nuôi trồng thủy sản, phát triển sản xuất ổn định, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các sở, ngành chức năng và địa phương tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan hướng dẫn tiếp tục xuống giống thủy sản tại những vùng chủ động...

Chuyên gia hiến kế hướng tinh gọn bộ máy để TPHCM bước vào kỷ nguyên mới

(Dân trí) - PGS TS Trương Thị Hiền góp ý, TPHCM cần có một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để bước vào kỷ nguyên mới. Các ban, sở, ngành cần tinh gọn tương ứng với cấp Trung ương, Chính phủ. Sáng 27/11, Học viện Cán bộ TPHCM tổ chức tọa đàm "TPHCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc". Sự kiện là dịp để chuyên gia, nhà khoa...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Mới nhất

Chuyên gia hiến kế hướng tinh gọn bộ máy để TPHCM bước vào kỷ nguyên mới

(Dân trí) - PGS TS Trương Thị Hiền góp ý, TPHCM cần có một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để bước vào kỷ nguyên mới. Các ban, sở, ngành cần tinh gọn tương ứng với cấp Trung ương, Chính phủ. Sáng 27/11, Học viện Cán bộ TPHCM tổ chức tọa đàm "TPHCM làm...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt...

Nhiều vũ khí hiện đại từ gần 40 quốc gia trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 27/11, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã tiến hành kiểm tra và tổng duyệt công tác tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 tại Sân bay Gia Lâm. Sáng 27/11, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng...

TP.HCM có gần 800 đơn vị đủ điều kiện mua điện tái tạo qua đường dây riêng

TP.HCM có nhiều doanh nghiệp, đơn vị đủ điều kiện để tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện tái tạo với khách hàng (DPPA), song đến nay chưa có doanh nghiệp nào chính thức đề xuất. ...

Người dân ở Đại Từ (Thái Nguyên) thoát nghèo nhờ cây chè

Sau nhiều năm bén rễ, cây chè đã và đang trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) có thu nhập ổn định, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt...

Mới nhất