Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcƯu tiên dinh dưỡng học đường

Ưu tiên dinh dưỡng học đường


anhbaiduoi.jpg
Học sinh Trường Tiểu học Trần Phú (quận Hoàng Mai, Hà Nội) ăn trưa tại trường. Ảnh: Ngọc Trang.

Thông tin từ Sở GDĐT tỉnh Thanh Hóa cho biết, Sở vừa tổ chức đoàn kiểm tra tại 8 trường Phổ thông Dân tộc nội trú, THCS tại các huyện Cẩm Thủy, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Thường Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, Như Xuân. Quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng tỉnh phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến tổ chức bữa ăn cho học sinh (HS) nội trú. Trong đó, cán bộ quản lý phụ trách việc tổ chức bếp ăn cho HS mới được tập huấn về an toàn thực phẩm mà chưa được đào tạo, tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em; chưa thành lập bộ phận chăm sóc, nuôi dưỡng và xây dựng thực đơn hằng ngày cho HS. Khu vực nhà ăn của một số trường không có bảng nội quy; kho bảo quản thực phẩm sắp xếp lộn xộn. Tại thời điểm kiểm tra, các trường không cung cấp được giấy đăng ký vệ sinh thú y, kiểm dịch thực phẩm mới nhập; nhân viên nấu ăn ở một số trường chưa thực hiện đúng trang phục bảo hộ theo quy định…

Đây không phải là lần đầu tiên các địa phương thực hiện rà soát bữa ăn bán trú, nội trú. Cuối năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ GDĐT chủ trì rà soát bữa ăn bán trú, nội trú của HS miền núi, người dân tộc thiểu số sau sự việc HS trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1, huyện Bắc Hà, Lào Cai “ăn cơm chan mỳ tôm” được phản ánh trên báo chí.

Về chất lượng bữa ăn, báo cáo của nhiều địa phương cho thấy định mức suất ăn cho HS đã được các trường thống nhất với Ban đại diện phụ huynh HS còn thấp, chỉ từ 5.000 – 8.000 đồng/bữa sáng, bữa chính từ 16.000 – 20.000 đồng nên khó đảm bảo về dinh dưỡng. Đối với HS trường công lập, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, nhiều gia đình khó khăn nên không thể đề xuất mức thu cao trong khi giá cả sinh hoạt ngày càng leo thang, nguyên vật liệu nấu ăn đều phải lựa chọn từ nhà cung cấp có uy tín, đầy đủ giấy tờ nên giá cả sẽ cao hơn giá mua ở chợ truyền thống. Với mức đóng thấp, chất lượng dinh dưỡng của bữa ăn cũng khó đạt mức cao.

Vì vậy, theo các chuyên gia cần có chính sách ưu đãi đối với những đơn vị cung cấp bữa ăn bán trú cho HS. Vừa qua, Sở GDĐT TPHCM đã có văn bản trình Cục thuế TPHCM đề nghị xem xét chính sách thuế đối với các đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bởi lo ngại chi phí thuế sẽ ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn bán trú của HS.

Theo PGS. TS Bùi Thị Nhung – Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường (Viện Dinh dưỡng), cần dành sự quan tâm tới các hoạt động dinh dưỡng học đường. Trong đó, từ phía các bộ, ngành liên quan cần tham mưu Chính phủ ban hành chương trình sức khỏe học đường, trong đó có việc xây dựng tiêu chuẩn bữa ăn học đường; các hướng dẫn về tổ chức, quản lý, giám sát chương trình bữa ăn học đường; các chính sách, quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục và trường học; nhân lực chế biến thức ăn… Triển khai thí điểm mô hình bữa ăn học đường từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn trên cơ sở đó rút kinh nghiệm và đề xuất chính sách dinh dưỡng học đường phù hợp với từng địa phương.

Bà Nhung cũng nhấn mạnh để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi học đường, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Trong đó, bữa ăn học đường, giáo dục dinh dưỡng học đường, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường để giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh, có nếp sống năng động là rất quan trọng.

PGS.TS Trần Thành Nam – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần đưa những chương trình giáo dục sức khỏe vào chính khóa tại các trường học, qua đó, có thể giáo dục cho trẻ hiểu hơn về sức khỏe dinh dưỡng. Đồng thời, khi giáo dục HS, ở một mức độ nào đó cũng có thể giáo dục các bậc phụ huynh về các kiến thức của khoa học sức khỏe, từ đó góp phần thay đổi, cải thiện tầm vóc người Việt.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xây hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Xây hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người ViệtTại Hội thảo quốc tế Dinh dưỡng người Việt, các vấn đề về dinh dưỡng học đường tiếp tục được đề cập với các góc nhìn cấp thiết và giải pháp quan trọng, trong đó có việc cần xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường. ...

Thực phẩm bẩn ảnh hưởng thể chất và khả năng học tập của trẻ

Tại hội thảo khoa học về dinh dưỡng học đường, kinh nghiệm thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam do Viện Dinh dưỡng quốc gia, Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản và Viện Dinh dưỡng TH tổ chức, TS Mai cho biết dinh dưỡng không hợp lý, quá nhiều nước ngọt có ga, xiên bẩn, đồ ăn nhanh... không chỉ ảnh...

Dinh dưỡng học đường quyết định nền tảng thể lực và trí lực

Ngày 12/10 Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) phối hợp Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản với sự đồng hành của Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt với chủ đề Dinh dưỡng học đường. Hội thảo có sự tham dự của hơn 300 đại biểu, bao gồm các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà khoa học hàng đầu trong nước và nước ngoài, đại diện từ các cơ quan...

Trao giải Cuộc thi “Sức khỏe học đường vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”

Cuộc thi “Sức khỏe học đường, chất lượng nguồn nhân lực đất nước” được phát động nhằm hưởng ứng tinh thần thực hiện Quyết định số 1660/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02/10/2021 về việc Phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Cùng chuyên mục

Tạm đình chỉ cô giáo đánh học sinh lớp 6 bầm tím chân

Nhà trường đã tạm đình chỉ công tác cô giáo dùng thước đánh học sinh lớp 6 bầm tím hai chân. Lãnh đạo nhà trường cũng thông tin đã làm việc với gia đình, đồng thời đề nghị cô giáo chở em học sinh...

Phụ huynh tặng nghìn like cho hiệu trưởng “đổi hoa lấy quà”

Khi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần, nhiều phụ huynh bày tỏ họ cảm thấy tiếc khi những bó hoa, lẵng hoa có giá vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng chỉ bày trong...

Đánh học sinh lớp 6 bầm tím 2 chân, cô giáo chủ nhiệm bị đình chỉ

Nam sinh lớp 6 ở tỉnh Quảng Nam bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh bầm tím 2 chân, sau khi va chạm với bạn trong tiết Thể dục. Hiện, nhà trường đã ra quyết định đình chỉ công tác 5 ngày đối với cô giáo để làm rõ vụ việc. Tối 13/11, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hữu Sáu, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, đã nắm được vụ việc cô giáo chủ...

Trường tiểu học xuống cấp trầm trọng, nguy cơ đổ sập

Trường tiểu học ở Quảng Ngãi bị xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của hơn 100 học sinh và giáo viên. ...

Nam sinh lớp 6 ở Quảng Nam bị cô giáo đánh bầm tím 2 chân

Tối 13/11, trả lời VTC News, thầy Lê Văn Tám - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), cho biết nhà trường đang chờ kết quả điều tra từ cơ quan công an để có hướng xử lý kỷ luật đối với nữ giáo viên có hành động đánh học sinh.Theo đó, sự việc giáo viên đánh nam sinh lớp 6 xảy ra hôm qua (12/11). Trưa nay (13/11),...

Mới nhất

Hơn 1,1 triệu lượt người dân được khám bệnh qua Hành trình Thầy thuốc trẻ

NDO - Trong khuôn khổ Hành trình "Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng" và Chương trình Careme năm 2024 do Trung ương Hội Thầy Thuốc trẻ Việt Nam phát động, các y, bác sĩ trẻ đã tổ chức gần 2.700 hoạt động, qua đây tư vấn, khám bệnh trực...

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng...

Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan

Gan là một trong những cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng. Khi gan bị tổn thương, chức năng gan bị giảm sút nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Gan là một trong những cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng. Khi gan...

Bà Rịa-Vũng Tàu tổng thu ngân sách đạt 89,99%

(ĐCSVN) - Thông tin từ UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến theo hướng tích cực; 11/12 chỉ tiêu tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch cả năm 2024. ...

Tiếp tục nhận thức sâu sắc tầm nhìn kỷ nguyên mới

(ĐCSVN) - Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, sau 12 lần chỉnh sửa, Báo cáo đã đạt yêu cầu để trình ra Bộ Chính trị và nhấn mạnh, tiếp tục nhận thức sâu sắc tầm nhìn kỷ nguyên mới và quyết tâm thực hiện...

Mới nhất