Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếDinh dưỡng học đường quyết định nền tảng thể lực và trí...

Dinh dưỡng học đường quyết định nền tảng thể lực và trí lực


Ngày 12/10 Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) phối hợp Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản với sự đồng hành của Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt với chủ đề Dinh dưỡng học đường. Hội thảo có sự tham dự của hơn 300 đại biểu, bao gồm các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà khoa học hàng đầu trong nước và nước ngoài, đại diện từ các cơ quan quản lý, tổ chức quốc tế.

Hội thảo chia sẻ góc nhìn toàn diện về thực trạng dinh dưỡng và dinh dưỡng học đường tại Việt Nam, đồng thời cung cấp những bài học kinh nghiệm từ thế giới với những mô hình đã được chứng minh hiệu quả. Các ý kiến thảo luận và khuyến nghị từ hội thảo là nền tảng quan trọng để Việt Nam tiếp tục xây dựng các chính sách và chương trình dinh dưỡng học đường, thực hiện chủ trương, chiến lược phát triển tầm vóc, thể lực, trí lực cho thế hệ tương lai.

Các chuyên gia dinh dưỡng đều khẳng định sức khỏe là vốn quý của đời người, khởi đầu là giai đoạn 1.000 ngày đầu đời và tiếp theo từ 2-12 tuổi. Khoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12 tuổi, đây chính là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người. Chính vì vậy, vấn đề chăm lo dinh dưỡng cho trẻ em ở giai đoạn này, đặc biệt là dinh dưỡng học đường, đã trở nên cấp thiết, cần được nhận thức đầy đủ để có giải pháp thực thi hiệu quả.

Dinh dưỡng học đường quyết định nền tảng thể lực và trí lực ảnh 1

PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng phát biểu tại hội thảo.

PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng: suy dinh dưỡng (chủ yếu là thể thấp còi), thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng. Nếu như vẫn còn 18,2% số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi, thì tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 5-19 tuổi cũng đã lên tới 19%​.

Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030, với những mục tiêu cụ thể nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho toàn dân, là nhóm trẻ em và thanh thiếu niên tuổi học đường. Chiến lược yêu cầu các ngành chức năng tăng cường giáo dục dinh dưỡng trong nhà trường, với mục tiêu 60% trường học ở khu vực thành thị và 40% ở khu vực nông thôn sẽ tổ chức bữa ăn học đường xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị vào năm 2025 và phấn đấu đạt tương ứng 90% và 80% vào năm 2030.

Theo PGS.TS Trần Thanh Dương, để đạt các mục tiêu đề ra, ngoài sự nỗ lực, chủ động của nhà trường và các tổ chức giáo dục, cần có sự tham gia của gia đình, doanh nghiệp và toàn thể cộng đồng. Phụ huynh cần được trang bị kiến thức dinh dưỡng để giúp con em mình duy trì thói quen ăn uống lành mạnh cả ở trường và tại gia đình. Các doanh nghiệp thực phẩm cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng lành mạnh và tham gia vào các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em.

Mô hình điểm bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam (do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai với sự đồng hành của Tập đoàn TH thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước, đại diện cho 5 vùng sinh thái của Việt Nam) đã đem lại kết quả tích cực. Bữa ăn học đường trong mô hình điểm được tiếp cận theo hướng sử dụng thực phẩm hoàn toàn từ tự nhiên, dựa trên lợi thế về nông nghiệp của vùng miền, sữa tươi được đưa vào cấu phần bữa ăn một cách khoa học. Can thiệp chính của Mô hình điểm là 400 thực đơn bữa ăn học đường đa dạng, cân đối, giàu vi chất dinh dưỡng kết hợp giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất giúp học sinh tăng cường sức khỏe và phát triển thể lực.

PGS.TS Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Giáo dục thể chất (Bô Giáo dục và Đào tạo) đề xuất cần nhân rộng mô hình điểm; xây dựng chính sách và tiến tới luật hóa dinh dưỡng học đường, đó sẽ là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý, các nhà trường, doanh nghiệp tham gia chuẩn bị và tuân thủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, quy trình, chuyên môn phục vụ bữa ăn học đường; bảo đảm nguồn nhân lực có chuyên môn về dinh dưỡng trong trường học.

Cùng chung quan điểm, GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng, người đã tham gia triển khai các chương trình, dự án dinh dưỡng từ năm 1995 đến nay cũng cho rằng việc luật hóa dinh dưỡng học đường tại nước ta là vấn đề cấp thiết, để có giải pháp bền vững và đồng bộ. Các hoạt động về dinh dưỡng học đường giúp chuẩn hóa bữa ăn cho học sinh, chuẩn hóa quy trình chế biến, tăng cường nhận thức dinh dưỡng lành mạnh để giúp cho trẻ phát triển toàn diện, giảm nguy cơ mắc các mạn tính liên quan đến dinh dưỡng sau này. Luật cũng là căn cứ để đưa kiến thức dinh dưỡng vào các bài học chính khóa cho học sinh; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh.

Dinh dưỡng học đường quyết định nền tảng thể lực và trí lực ảnh 2

GS. Nakamura Teiji, Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản đã chia sẻ những thành công của chương trình bữa ăn học đường tại Nhật Bản.

Tại Hội thảo, GS. Nakamura Teiji, Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản đã chia sẻ những thành công của chương trình bữa ăn học đường tại Nhật Bản, một mô hình thành công nổi bật trên thế giới. Theo đó, Luật về dinh dưỡng học đường ở Nhật Bản đã ra đời từ sớm và có sự thay đổi theo từng giai đoạn, để phù hợp với tình hình thực tế về tình trạng dinh dưỡng, kinh tế và xã hội. Luật vừa chuẩn hóa bữa ăn học đường vừa chú trọng phát triển giáo dục dinh dưỡng. Nhờ đó, tình trạng suy dinh dưỡng giảm đáng kể, thanh niên Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ về thể chất và trí tuệ, với tầm vóc, chiều cao trung bình tăng trưởng vượt bậc so với thời điểm cách đây 50 năm.

Nhật Bản đã trở thành một ví dụ điển hình về cách một quốc gia có thể sử dụng dinh dưỡng, được quy định bởi một “hành lang pháp lý” chuẩn mực, như một công cụ mạnh mẽ để cải thiện sức khỏe, tầm vóc, chất lượng sống của thế hệ trẻ. Trong đó, dinh dưỡng học đường không chỉ là một giải pháp cải thiện sức khỏe học sinh, mà còn là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Chia sẻ tại hội thảo, Anh hùng Lao động Thái Hương, Nhà Sáng lập – Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH khẳng định, một quốc gia chỉ vững mạnh khi con người được phát triển toàn diện cả thể lực và trí lực, trong đó yếu tố tiên quyết cho sự phát triển này là nguồn dinh dưỡng thiết yếu như ngũ cốc, rau củ, thực phẩm và các sản phẩm từ sữa và cần có một chế độ chăm sóc sức khỏe bền vững.

Dinh dưỡng học đường quyết định nền tảng thể lực và trí lực ảnh 3

Anh hùng Lao động Thái Hương chia sẻ những đóng góp của doanh nghiệp trong xây dựng, triển khai các chương trình dinh dưỡng.

Tại Việt Nam, TH là đơn vị khởi xướng và đồng hành cùng Chính phủ, các cơ quan ban ngành từ những ngày đầu xây dựng, triển khai các chương trình dinh dưỡng quốc gia. TH là đơn vị tiên phong trong Chương trình Quốc gia Sữa học đường, đi đầu trong việc xây dựng mô hình kết hợp với nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm “Sữa tươi tiệt trùng sữa học đường TH true MILK”. Đây là sản phẩm đầu tiên được Bộ Y tế xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em.

TH phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo quốc tế và công bố “Đề án Dinh dưỡng” người Việt với 6 tiểu đề án hướng đến các nhóm đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng đặc thù, trong đó có 2 tiểu đề án triển khai các các hoạt động tổng thể về dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi vàng. Trong 6 năm qua, tập đoàn TH đã đồng hành triển khai nhiều nghiên cứu/thực nghiệm để có các căn cứ khoa học bài bản cho tiếp cận chính sách, tiên phong thực thi trách nhiệm doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm.





Nguồn: https://nhandan.vn/dinh-duong-hoc-duong-quyet-dinh-nen-tang-the-luc-va-tri-luc-post836402.html

Cùng chủ đề

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

NDO - Bộ Y tế cho biết, hiện bộ đang triển khai thực hiện Hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng trong đấu thầu, mua sắm và sẽ hoàn thành vào quý 3/2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7/11/2024, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì buổi làm việc với các bệnh viện tuyến trung ương, Sở Y tế...

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế

DNVN - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thuốc và thiết bị y tế nhằm đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh trên toàn quốc. ...

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước. Ngành y năm nay có 3 tân giáo sư, 68 tân phó giáo sư. Trong đó, chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y. Chị Thường sinh năm 1980, quê huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Chị hiện là Phó cục trưởng...

Bộ Y tế: Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt

DNVN - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt và Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt. ...

Bộ Y tế phê duyệt cho Thành phố Hồ Chí Minh tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi

NDO - Sáng 7/11, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định này được đưa ra trong công văn số 6881/BYT-DP của Bộ Y tế nhằm tăng cường biện pháp phòng dịch trong giai đoạn cao điểm hiện tại. Từ đầu mùa dịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông cáo báo chí số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Sáu, ngày 8/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười sáu (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Một phiên họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH) BUỔI SÁNG * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn...

Tự điều trị thuốc không rõ nguồn gốc, người bệnh nhiễm nấm lan tỏa toàn thân

NDO - Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một người bệnh ban đầu có những tổn thương xuất hiện dát, mảng đỏ hình tròn nhưng tự điều trị tại nhà bằng cách bôi những thuốc bôi không rõ loại, lại thuốc mua trên mạng về dùng (không nhãn mác, không rõ thành phần) dẫn đến tổn thương lan rộng toàn thân. Bệnh nhân nam, 17 tuổi, quê...

Nhóm trẻ mầm non nghi ngộ độc thuốc diệt chuột đã được xuất viện

Sau 3 ngày điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu, với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Bệnh viện Bạch Mai, nhóm trẻ nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã ra viện trong điều kiện sức khỏe bình thường. Chiều 8/11, thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết, sau 3 ngày điều trị tích cực, sức khỏe của 20...

Lắp camera AI để phòng, chống tội phạm ở Phú Quốc

41 camera an ninh được gắn tại nhiều vị trí trọng điểm ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang để thực hiện chức năng giám sát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Ngày 8/11, tại thành phố Phú Quốc, Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp các đơn vị liên quan, địa phương khai trương vận hành thí điểm hệ thống camera AI giám sát an ninh trật tự trên “đảo ngọc” theo Đề...

[Ảnh] Nguy cơ lãng phí cầu gần 400 tỷ đồng hoàn thành không có đường kết nối

NDO - Hiện nay, Dự án xây dựng cầu Vàm Cát Sứt trên tuyến đường Hương lộ 2, bắc qua sông Buông, thuộc địa phận thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã gần hoàn thành. Tuy nhiên, công trình có trị giá gần 400 tỷ đồng, được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước này lại đứng trước nguy cơ không có đường kết nối, khiến việc hoàn thành nhưng không thể đưa vào sử...

Bài đọc nhiều

Tín hiệu cảnh báo cơ thể đang có khối u, cần đi kiểm tra ngay kẻo bệnh trở nặng

Khối u ác tính có sức tàn phá cơ thể rất mạnh, không chỉ xâm lấn cơ quan ban đầu nó xuất hiện mà còn có khả năng di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, đe dọa đến tính mạng. Phát hiện sớm có khả năng điều trị khỏi sớm. ...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bộ Y tế: Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt

DNVN - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt và Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt. ...

Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ tim

Nữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. Tin mới y tế ngày 6/11: Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ timNữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. ...

Cùng chuyên mục

Huyết áp ở mức 160/90 có nguy hiểm?

Tăng huyết áp là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng hiện nay và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy huyết áp 160/90 có cao không, cần điều trị như thế nào? Tăng huyết áp là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng hiện nay và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy huyết áp 160/90 có cao không, cần điều trị như thế nào? ...

Loại rau dân dã bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Rau cần được chứng minh có khả năng thúc đẩy giải phóng insulin, giúp giảm lượng đường trong máu cho người bệnh tiểu đường. ...

Việt Nam phải hành động ngay để bảo vệ giới trẻ khỏi nghiện thuốc lá

Ngày 4/11, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước khu vực ASEAN, lãnh đạo Bộ Y tế tiếp tục khẳng định quan điểm của ngành cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới. Việt Nam phải hành động ngay để bảo vệ giới trẻ khỏi nghiện thuốc láNgày 4/11, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các...

Người bệnh tiểu đường ăn ốc cần biết điều này để ổn định đường huyết

GĐXH - Ăn ốc giúp người bệnh tiểu đường không bị tăng đường huyết, nhưng vẫn cần xây dựng chế độ ăn phù hợp với loại thực phẩm này. ...

Hai bài thuốc từ lá tía tô nấu với gừng ai cũng cần biết

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau...

Mới nhất

Khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối vươn xa”

Tối 8/11, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa”...

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,2 triệu tấn Theo số liệu thống kê sơ...

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Chính quyền Rome quy định, mỗi ngày sẽ chỉ có 20.000 người được vào tham quan khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy.

Hoa hậu Hoàn vũ Panama bị tước vương miện

(Dân trí) - Vài ngày sau khi bị yêu cầu rời khỏi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2024, người đẹp Panama - Italy Johan Mora - đã bị tước danh hiệu Hoa hậu Hoàn vũ Panama 2024. Theo tờ Hola!, tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Panama đã ra thông báo tước bỏ ngôi vị hoa hậu của người...

Mỹ buộc tội công dân Iran âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tehran lập tức lên tiếng

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 8/11 tuyên bố xác nhận nước này đã buộc tội một người đàn ông Iran liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump do Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra lệnh thực hiện, song đã bị ngăn chặn.

Mới nhất