Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếXây hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường để nâng...

Xây hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt


Xây hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Tại Hội thảo quốc tế Dinh dưỡng người Việt, các vấn đề về dinh dưỡng học đường tiếp tục được đề cập với các góc nhìn cấp thiết và giải pháp quan trọng, trong đó có việc cần xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường.

Dinh dưỡng học đường là quan trọng để cải thiện tầm vóc

Hội thảo Dinh dưỡng người Việt lần hai, với chủ đề Dinh dưỡng học đường vừa được Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) và Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản đồng tổ chức, với sự đồng hành của Tập đoàn TH và Viện Dinh dưỡng TH.

Hội thảo đã quy tụ hơn 300 đại biểu, bao gồm các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước, đại diện từ các cơ quan quản lý, các tổ chức quốc tế. Tại Hội thảo, các đại biểu và chuyên gia đều đồng thuận rằng, sức khỏe là vốn quý của đời người, khởi đầu là giai đoạn 1.000 ngày đầu đời và tiếp theo từ 2-12 tuổi.

Đặc biệt, khoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12 tuổi. Đây chính là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người. Chính vì vậy, vấn đề chăm lo dinh dưỡng cho trẻ em ở giai đoạn này – đặc biệt là dinh dưỡng học đường – đã trở nên cấp thiết, cần được nhận thức đầy đủ để có giải pháp thực thi hiệu quả.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS-TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, cho rằng, trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với 3 gánh nặng về dinh dưỡng gồm: suy dinh dưỡng thể thiếu (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi); thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng.





PGS-TS. Trần Thanh Dương phát biểu tại Hội thảo

Theo số liệu điều tra toàn quốc năm 2023, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam là 18,2% (thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em ở dưới mức 20%, là mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới). Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao ở vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (24,8%) và Tây Nguyên (25,9%).

Bên cạnh đó, có sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở tất cả các đối tượng, trong đó tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 5-19 tuổi gia tăng từ 8,5% năm 2010 lên đến 19,0% vào năm 2020 (tăng gấp hơn 2 lần sau 10 năm)​.

Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030, với những mục tiêu cụ thể nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho toàn dân, đặc biệt là nhóm trẻ em và thanh thiếu niên tuổi học đường.

Một số mục tiêu cơ bản của Chiến lược bao gồm: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15% vào năm 2030; Kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em, đặc biệt là ở khu vực thành thị, với mục tiêu giữ tỷ lệ này ở mức dưới 19% cho trẻ từ 5-18 tuổi vào năm 2030; Tăng cường giáo dục dinh dưỡng trong nhà trường, với mục tiêu 60% trường học ở khu vực thành thị và 40% ở khu vực nông thôn sẽ tổ chức bữa ăn học đường xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị vào năm 2025 và phấn đấu đạt tương ứng 90% và 80% vào năm 2030.

“Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi những giải pháp can thiệp mang tính toàn diện, liên tục, liên ngành, trong đó bao gồm sự hoàn thiện về cơ chế, chính sách về dinh dưỡng, để thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện; tăng cường phối hợp liên ngành và vận động xã hội; tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng”, PGS-TS. Trần Thanh Dương nói.

Trong lĩnh vực dinh dưỡng học đường, theo PGS-TS. Trần Thanh Dương, để đạt được các mục tiêu đề ra, ngoài sự nỗ lực, chủ động của nhà trường và các tổ chức giáo dục, cần có sự tham gia của gia đình, doanh nghiệp và toàn thể cộng đồng.

Phụ huynh cần được trang bị kiến thức dinh dưỡng để giúp con em mình duy trì thói quen ăn uống lành mạnh cả ở trường và tại gia đình. Các doanh nghiệp thực phẩm cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng lành mạnh và tham gia vào các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em.

Mô hình điểm và những kinh nghiệm thành công

Chia sẻ tại Hội thảo, PGS-TS. Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục – Đào tạo cho biết, một trong những giải pháp để phát triển dinh dưỡng học đường phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam là mô hình điểm bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam.

Mô hình này do Bộ Giáo dục – Đào tạo triển khai với sự đồng hành của Tập đoàn TH, được thực hiện tại 10 tỉnh, thành trên cả nước, đại diện cho 5 vùng sinh thái của Việt Nam.

Theo đó, sau khi thực hiện đánh giá tình trạng dinh dưỡng và xây dựng thực đơn phù hợp với từng địa phương, bữa ăn học đường trong mô hình điểm được tiếp cận theo hướng sử dụng thực phẩm hoàn toàn từ tự nhiên, dựa trên lợi thế về nông nghiệp của vùng miền, sữa tươi được đưa vào cấu phần bữa ăn một cách khoa học.





PGS-TS. Nguyễn Thanh Đề chia sẻ về mô hình bữa ăn học đường

Can thiệp chính của mô hình điểm là 400 thực đơn bữa ăn học đường đa dạng, cân đối, giàu vi chất dinh dưỡng, bữa phụ chiều sử dụng 1 ly sữa tươi để cải thiện khẩu phần canxi, kết hợp giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất (qua 130 bài tập vận động và 60 trò chơi vận động được biên soạn, phù hợp với từng lứa tuổi) giúp học sinh tăng cường sức khỏe và phát triển thể lực.

Theo PGS-TS. Nguyễn Thanh Đề, kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình điểm đã có hiệu quả tích cực đối với sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường thể lực cho cả 3 đối tượng: học sinh, nhà trường và phụ huynh.

“Cần nhân rộng mô hình điểm; xây dựng chính sách và tiến tới luật hóa dinh dưỡng học đường – đó sẽ là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý, các nhà trường, doanh nghiệp tham gia chuẩn bị và tuân thủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, quy trình, chuyên môn phục vụ bữa ăn học đường. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nguồn nhân lực có chuyên môn về dinh dưỡng trong trường học”, PGS-TS. Nguyễn Thanh Đề bày tỏ.

Trong khi đó, về kinh nghiệm quốc tế, GS. Nakamura Teiji, Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản đã chia sẻ những thành công của chương trình bữa ăn học đường tại Nhật Bản, một mô hình thành công nổi bật trên thế giới.

Sau Thế chiến II, Nhật Bản đối mặt với thiếu hụt về dinh dưỡng nghiêm trọng, trong bối cảnh đất nước khó khăn, Nhật Bản đã đặt ưu tiên và chú trọng đến bữa trưa học đường. Năm 1954, Nhật Bản đã ban hành Luật Bữa trưa học đường. Vào năm 2005, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành “Luật cơ bản về Giáo dục thực phẩm và Dinh dưỡng (Shokuiku Basic Act.).





Tập đoàn TH là một trong những doanh nghiệp tiên phong thí điểm các mô hình về dinh dưỡng học đường

Như vậy, có thể thấy luật về dinh dưỡng học đường ở Nhật Bản đã ra đời từ sớm và có sự thay đổi theo từng giai đoạn, để phù hợp với tình hình thực tế về tình trạng dinh dưỡng, kinh tế và xã hội. Luật vừa chuẩn hóa bữa ăn học đường vừa chú trọng phát triển giáo dục dinh dưỡng. Đến nay, 99% các trường tiểu học và 91,5% các trường trung học cơ sở tại Nhật đã áp dụng chương trình này. Kết quả, tình trạng suy dinh dưỡng giảm đáng kể, thanh niên Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ về thể chất và trí tuệ, với tầm vóc, chiều cao trung bình tăng trưởng vượt bậc so với thời điểm cách đây 50 năm.

Theo kết quả khảo sát mới nhất của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, công bố vào năm 2023, chiều cao trung bình của người Nhật gây ấn tượng mạnh: Nam – 1m72; Nữ – 1m58. Cách đây 50 năm, các con số này lần lượt chỉ là 1m50 và 1m49. Hiện tại, chiều cao trung bình của người Nhật đứng hàng đầu thế giới.

Nhật Bản đã trở thành một ví dụ điển hình về cách một quốc gia có thể sử dụng dinh dưỡng, được quy định bởi một “hành lang pháp lý” chuẩn mực, như một công cụ mạnh mẽ để cải thiện sức khỏe, tầm vóc, chất lượng sống của thế hệ trẻ. Trong đó, dinh dưỡng học đường không chỉ là một giải pháp cải thiện sức khỏe học sinh, mà còn là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Cần xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường

Đề xuất xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường không phải là lần đầu tiên được nhắc tới, và đã một lần nữa được nhấn mạnh tại Hội thảo.

Không chỉ PGS-TS. Nguyễn Thanh Đề đề xuất xây dựng chính sách và tiến tới luật hóa dinh dưỡng học đường, mà GS-TS-BS. Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), Nguyên Chủ tịch Hiệp hội dinh dưỡng Việt Nam, cũng đề xuất rằng, việc luật hóa các quy định về dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết, để có giải pháp bền vững và đồng bộ.

Theo bà Lê Thị Hợp, các hoạt động về dinh dưỡng học đường giúp chuẩn hóa bữa ăn cho học sinh, chuẩn hóa quy trình chế biến, tăng cường nhận thức dinh dưỡng lành mạnh để giúp cho trẻ phát triển toàn diện, giảm nguy cơ mắc các mạn tính liên quan đến dinh dưỡng sau này.

Luật cũng là căn cứ để quy định cho những người làm công tác dinh dưỡng học đường phải được đào tạo bài bản; đưa kiến thức dinh dưỡng vào các bài học chính khóa cho học sinh; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh.

Trong khi đó, Anh hùng Lao động Thái Hương, Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH một lần nữa tiếp tục đề xuất việc cần xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường.





Nữ doanh nhân Thái Hương đề xuất việc phải xây dựng hành lang pháp lý về dinh dưỡng học đường

Trước đó, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp lớn, bà Thái Hương đã đề xuất điều này. Đặc biệt, tại cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân ngày 13/10, bà đã nhấn mạnh việc các doanh nhân phải có tầm, có trí và có tài, đủ bản lĩnh, để lãnh hội, để gánh vác trọng trách cùng đất nước để bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

“Ngoài vươn mình trong kinh tế, văn minh, thì phải vươn mình về tầm vóc, thể lực, chiều cao. Ngoài chính sách hành lang pháp lý, thì các nhà kinh doanh thực phẩm phải xem sứ mệnh nâng cao tầm vóc của dân tộc là của mình, cùng gánh vác trọng trách này”, nữ doanh nhân Thái Hương nói.

Theo bà, Việt Nam đang đứng thứ 15 từ dưới lên trên thế giới về chiều cao. Trong khi đó, khoa học đã chứng minh, 86% chiều cao của đời người phát triển ở độ tuổi vàng 0-12, 14% phát triển trong giai đoạn tới 25 tuổi. Do vậy, trẻ em cần được chăm sóc đầy đủ và để làm được điều đó, cần có những quy định về luật pháp đủ rộng và bao trùm. Cần đưa ra Luật dinh dưỡng học đường mà trong Luật này có cả quy định về hoạt động thể chất, quy định về nhân lực, giáo dục dinh dưỡng…

“Tôi mong muốn truyền cảm hứng để mọi người thúc đẩy sự ra đời của hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường. Tôi sẽ kiên định và bền bỉ với hành trình này. Tôi cũng có ước mơ, khát vọng là làm một nhà sản xuất thực phẩm tử tế trước hết cho chính người dân Việt Nam rồi mới ra quốc tế”, nữ doanh nhân Thái Hương nhấn mạnh.





Nguồn: https://baodautu.vn/xay-hanh-lang-phap-ly-cho-dinh-duong-hoc-duong-de-nang-cao-tam-voc-nguoi-viet-d227334.html

Cùng chủ đề

Thực phẩm bẩn ảnh hưởng thể chất và khả năng học tập của trẻ

Tại hội thảo khoa học về dinh dưỡng học đường, kinh nghiệm thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam do Viện Dinh dưỡng quốc gia, Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản và Viện Dinh dưỡng TH tổ chức, TS Mai cho biết dinh dưỡng không hợp lý, quá nhiều nước ngọt có ga, xiên bẩn, đồ ăn nhanh... không chỉ ảnh...

Dinh dưỡng học đường quyết định nền tảng thể lực và trí lực

Ngày 12/10 Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) phối hợp Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản với sự đồng hành của Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt với chủ đề Dinh dưỡng học đường. Hội thảo có sự tham dự của hơn 300 đại biểu, bao gồm các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà khoa học hàng đầu trong nước và nước ngoài, đại diện từ các cơ quan...

Khát vọng nâng tầm nông nghiệp Việt

Đại diện cho cộng đồng doanh nhân tại sự kiện, Anh hùng Lao động Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH, đã có bài phát biểu sâu sắc, chia sẻ về khát vọng và tầm nhìn chiến lược cho tương lai của...

Trao giải Cuộc thi “Sức khỏe học đường vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”

Cuộc thi “Sức khỏe học đường, chất lượng nguồn nhân lực đất nước” được phát động nhằm hưởng ứng tinh thần thực hiện Quyết định số 1660/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02/10/2021 về việc Phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế

Bộ Y tế có văn bản yêu cầu xác minh thông tin báo chí phản ánh về tình trạng bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Bệnh viện Giao thông vận tải. Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tếBộ Y tế có văn bản yêu cầu xác minh thông tin báo chí phản ánh về tình trạng bát nháo khám...

Xi măng Xuân Sơn sắp hoàn thành, dự kiến vận hành cuối năm 2024

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Xi măng Xuân Sơn tại Hòa Bình, công suất 2,3 triệu tấn/năm hiện đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc, dự kiến vận hành cuối năm 2024. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Xi măng Xuân Sơn tại Hòa Bình, công suất 2,3 triệu tấn/năm hiện đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc, dự kiến vận hành cuối năm 2024. ...

Cổ phiếu nào kéo tụt hiệu suất của quỹ đầu tư PYN Elite?

Tháng 10/2024, hiệu suất của PYN EIite giảm 1,7%. Dù vậy, với sự tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm, hiệu suất 10 tháng của quỹ vẫn đạt 18,54%. Tháng 10/2024, hiệu suất của PYN EIite giảm 1,7%. Dù vậy, với sự tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm, hiệu suất 10 tháng của quỹ vẫn đạt 18,54%. Báo cáo tháng 10/2024 của Quỹ đầu...

Khánh Hòa giao Nha Trang lập quy hoạch chi tiết Khu trung tâm hành chính mới tỉnh

UBND thành phố Nha Trang được giao là cơ quan thực hiện lập quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa. Khánh Hòa giao Nha Trang lập quy hoạch chi tiết Khu trung tâm hành chính mới của tỉnhUBND thành phố Nha Trang được giao là cơ quan thực hiện lập quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa. ...

Đà Lạt bùng nổ với tổ hợp bất động sản ESG đầu tiên tại Việt Nam được quỹ nước ngoài đầu tư

Nằm tại trung tâm thành phố Đà Lạt, một tổ hợp bất động sản ESG đầu tiên tại Việt Nam sắp hình thành. Dự án được đầu tư phát triển bởi The One Destination, tập đoàn đa ngành Terne Holdings Singapore, quỹ đầu tư BTS Bernina cùng loạt thương hiệu hàng đầu thế giới. Đà Lạt bùng nổ với tổ hợp bất động sản ESG đầu tiên tại Việt Nam được quỹ nước ngoài đầu tưNằm tại trung tâm thành...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Hai bài thuốc từ lá tía tô nấu với gừng ai cũng cần biết

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau...

Hai năm, Quảng Ngãi có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên mang thai

Trong hai năm qua, có ít nhất 282 bé gái tuổi vị thành niên ở Quảng Ngãi mang thai. Có trường hợp chưa đến 13 tuổi. Theo thống kê của ngành y tế Quảng Ngãi, năm 2023 và 2024 có ít nhất 282 bé...

Cách nhún vai giảm đau cổ vai gáy

Nhún vai tác động vào cơ thang trên, nhằm tăng cường cơ vai, cải thiện tư thế đồng thời giảm căng thẳng, giảm đau cổ vai gáy, nhất là ở những người phải ngồi nhiều giờ trước màn hình máy tính. ...

Nhập viện do thói quen dùng thuốc nhiều người hay gặp phải

GĐXH – Sau khi tự mua thuốc trên mạng về bôi trị ngứa, bệnh nhân phải nhập viện vì ngứa nhiều, dát và mảng đỏ khắp người. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh nhân bị nhiễm nấm da toàn thân. ...

Cùng chuyên mục

Những thay đổi về nước bọt: Dấu hiệu tình trạng sức khỏe

Nước bọt hóa ra cũng có công dụng, đông y cho rằng nước bọt làm tăng nguyên khí, tăng tân dịch, thông khiếu... và được cho là dấu hiệu tình trạng sức khỏe. Nước bọt trị bệnh, có hay không?Theo dược học cổ truyền,...

Nối cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

Các bác sĩ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối thành công cánh tay bị đứt lìa của nam công nhân do tai nạn lao động. ...

Nối cánh tay nam thanh niên bị đứt lìa do bánh răng ròng rọc

Nam thanh niên bị bánh răng ròng rọc vận chuyển vật liệu xây dựng cuốn vào, cắt đứt lìa cánh tay. Rất may anh đã được bác sĩ nối tay thành công. Nạn nhân P.M.T. (36 tuổi, huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ) được đưa...

Nối thành công cánh tay đứt rời cho bệnh nhân bị ròng rọc cuốn

Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) TP Cần Thơ cho biết các bác sĩ (BS) nhiều chuyên khoa của BV vừa phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối thành công, bảo tồn cánh tay trái đứt rời cho bệnh nhân bị tai nạn lao động. Trước đó, nam bệnh nhân P.M.T (SN 1988, ngụ huyện Cờ Đỏ, TP...

Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế

Bộ Y tế có văn bản yêu cầu xác minh thông tin báo chí phản ánh về tình trạng bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Bệnh viện Giao thông vận tải. Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tếBộ Y tế có văn bản yêu cầu xác minh thông tin báo chí phản ánh về tình trạng bát nháo khám...

Mới nhất

Cô gái ở Hà Nội ngồi cà phê vẫn kiếm… nghìn USD mỗi tháng

(Dân trí) - Đồng hồ điểm 8h, trong khi bạn bè đồng trang lứa phải chen chúc trên đường để kịp đến công ty, Mai Anh (28 tuổi, sống tại Hà Nội) mới bắt đầu thức dậy. Địa điểm làm việc của cô là ở những quán cà phê. Ngồi cà phê làm việc vẫn kiếm hơn 1.000 USD mỗi...

Tuổi trẻ Lâm Đồng thực hiện nhiều hoạt động vì cộng đồng mừng lễ hội lớn

TPO - Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt năm 2024, các cấp bộ Đoàn tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều hoạt động như vệ sinh môi trường, chỉnh trang đô thị, cạo xóa biển quảng cáo sai quy định, trồng mới và chăm sóc cây xanh tạo cảnh quan khu vực đô thị, nông thôn,... ...

Xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ trở thành vùng trọng điểm Nam Trung bộ

Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ là vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch cho tỉnh Ninh Thuận nói riêng và khu vực Nam Trung bộ nói chung, với các tiềm năng du lịch nổi...

Tổng Bí thư làm việc với Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV

Sáng 11.11, Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng - chủ trì phiên họp với các thành viên của Tiểu ban. Phiên họp nhằm cho ý kiến, hoàn chỉnh dự thảo Báo cáo chính trị để trình Bộ Chính trị trong thời gian sắp tới, theo TTXVN. Cùng chủ trì buổi làm...

Mới nhất