Trang chủChính trịNgoại giaoUkraine "góp lửa", loạt quốc gia châu Âu "dính đòn", vì đâu...

Ukraine “góp lửa”, loạt quốc gia châu Âu “dính đòn”, vì đâu Hungary lo lắng?

Trong hai năm rưỡi kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự, luôn có các câu hỏi xoay quanh vấn đề trừng phạt đối với dầu của Moscow. Mới nhất, Kiev đã đưa công ty dầu mỏ Lukoil của Nga vào danh sách đen, buộc công ty này phải ngừng vận chuyển dầu thô qua lãnh thổ Ukraine tới một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Đường ống Druzhba, ảnh năm 1983, đã bơm dầu của Nga vào EU trong nhiều thập niên. (Nguồn: Getty Images)
Đường ống Druzhba đã bơm dầu của Nga vào EU trong nhiều thập niên. (Nguồn: TASS)

Vào cuối tháng 6, Ukraine đã tăng cường các biện pháp trừng phạt hiện có đối với công ty Lukoil, ngăn chặn trung chuyển dầu qua đất nước.

Hungary, Slovakia và Czech vẫn nhận dầu thô của Nga thông qua nhánh phía Nam của đường ống Druzhba – đi qua Ukraine – từ Lukoil và các nhà cung cấp khác.

Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) cho hay, tổng cộng, trong 6 tháng đầu năm 2024, ba nước đã nhập khẩu dầu thô trị giá 2,6 tỷ Euro (tương đương 2,8 tỷ USD) từ Nga.

Ai ảnh hưởng nhiều nhất?

Hungary và Slovakia là những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào dầu Nga thông qua đường ống từ Ukraine.

Ngay sau khi lệnh cấm được ban hành, các quốc gia này liên tục phản ứng và yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) chính thức làm trung gian hòa giải với Ukraine về vấn đề này.

Balazs Ujvari, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho biết, cơ quan này đã liên hệ với chính phủ của cả ba quốc gia để làm rõ tình hình.

Theo quan chức này, các lệnh trừng phạt mà Ukraine áp đặt đối với Lukoil không ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển dầu hiện tại qua đường ống Druzhba vì Lukoil không phải là chủ sở hữu chính thức của nguồn dầu này.

Do đó, Ủy ban châu Âu đã kết luận sơ bộ rằng họ không cần phải tham vấn khẩn cấp vào thời điểm này vì không có dấu hiệu cho thấy nguy cơ khẩn cấp đối với an ninh nguồn cung dầu cho Hungary và Slovakia.

Ông Ujvari cho biết Ủy ban châu Âu vẫn đang chờ đợi thêm thông tin từ Budapest và Bratislava để xác nhận kết luận của họ.

Hungary phụ thuộc vào Nga khoảng 70% lượng dầu nhập khẩu và Lukoil chiếm một nửa con số đó.

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết, các biện pháp của Ukraine đe dọa an ninh năng lượng của đất nước.

Các chuyên gia năng lượng cho rằng, nếu không tìm ra giải pháp, nước này có thể phải đối mặt với tình trạng giá điện tăng vọt và cắt điện trong vòng vài tuần.

Dòng chảy dầu chưa dừng hẳn

Nhập khẩu dầu của Budapest đã giảm đáng kể sau động thái của Kiev.

Vaibhav Raghunandan, nhà phân tích của CREA nhận định, theo dữ liệu có sẵn từ ngày 1-20/7, khối lượng nhập khẩu của Hungary đã giảm 1/3 so với tháng 6.

Các công ty khác của Moscow cũng cung cấp dầu qua đường ống này – như Rosneft và Tatneft – chưa bị trừng phạt và họ vẫn gửi dầu qua đường ống Druzhba.

EU đã cấm vận chuyển dầu thô của Nga bằng đường biển kể từ tháng 12/2022.

Tuy nhiên, khối 27 thành viên cho phép “ngoại lệ tạm thời” đối với việc nhập khẩu dầu thô bằng đường ống vào các quốc gia thành viên. Nguyên nhân bởi tình hình địa lý của các quốc gia này phải chịu sự phụ thuộc cụ thể vào nguồn cung của Moscow và không có lựa chọn thay thế khả thi nào. Các quốc gia đó bao gồm Hungary, Slovakia và Czech.

EU kêu gọi các quốc gia trên tìm nguồn cung thay thế, nhưng thực tế, lượng dầu thô Nga mà họ nhận được qua đường ống đã tăng 2% kể từ nửa đầu năm 2021.

Ông Raghunandan nói rằng, điều này là do Hungary, quốc gia đã tăng nhập khẩu dầu thô của Nga lên 56% kể từ năm 2021.

Tuy nhiên, dù có việc này, tổng lượng nhập khẩu dầu thô của Nga vào EU đã giảm 90% kể từ sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu do các lệnh trừng phạt và các nước thành viên trong khối cắt giảm nhập khẩu.

(Nguồn: RT)
Khí đốt của Nga chưa bao giờ bị EU chính thức trừng phạt. Ảnh minh họa. (Nguồn: RT)

Còn khí đốt thì sao?

Khí đốt của Nga chưa bao giờ bị EU chính thức trừng phạt.

Các quốc gia thành viên EU đã nhập khẩu dầu và khí đốt trị giá 11 tỷ Euro của Nga trong nửa đầu năm 2024, trong đó 3,6 tỷ Euro là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và 4,8 tỷ Euro đến từ khí đốt tự nhiên qua đường ống. Điều đó có nghĩa là khí đốt hiện chiếm 76% lượng hydrocarbon của Moscow vẫn được đưa vào các quốc gia thuộc khối 27 thành viên.

Không thể phủ nhận, khối đã giảm đáng kể lượng khí đốt nhập khẩu của Nga, từ khoảng 40% nguồn cung vào năm 2021 xuống còn 15% vào năm 2024. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên như Áo, Hungary và Slovakia vẫn phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Moscow.

Các quốc gia khác như Hà Lan, Tây Ban Nha và Pháp cũng nhập khẩu số lượng đáng kể LNG của Nga. Nhưng phần lớn lượng LNG này thậm chí không được thị trường châu Âu cần đến và đang được xử lý tại các cảng châu Âu, trước khi tái xuất khẩu sang các nước thứ ba trên toàn thế giới. Kết quả là một số quốc gia và doanh nghiệp EU được hưởng lợi.

Theo CREA, 21% LNG Nga nhập khẩu của EU được tái xuất khẩu trên toàn cầu, một quá trình được gọi là vận chuyển trung chuyển.

Hiện tại, khối tiếp tục khuyến khích mạnh mẽ các quốc gia thành viên giảm mua khí đốt của Moscow, cho dù là mua qua đường ống hay LNG.

Tình hình có thể leo thang…

Sau Kiev, động thái tiếp theo có thể đến từ Brussels. Hungary và Slovakia muốn EU mở các cuộc tham vấn với Kiev về các điều khoản trong thỏa thuận thương mại của Ukraine với khối.

Tuy nhiên, EU tuyên bố cần thêm thời gian để điều tra và xem xét yêu cầu cũng như tình hình pháp lý.

Ukraine có thể tiến tới hạn chế hơn nữa lượng dầu chảy qua đường ống Druzhba, cụ thể là của các công ty khác tại đất nước của Tổng thống Putin đang vận chuyển dầu qua đường ống. Nếu điều đó xảy ra, Hungary có vẻ bị mất nhiều nhất, do nước này vẫn phụ thuộc mạnh vào dầu mỏ của Nga.

Lập trường vững chắc của Ukraine đối với Lukoil có thể chỉ là bước khởi đầu cho những động thái trực tiếp nhằm giải quyết các khoản thu từ dầu khí của Nga.

Nhà phân tích Raghunandan của CREA chỉ ra rằng, hợp đồng trung chuyển khí đốt qua đường ống Nga của Ukraine sẽ hết hạn vào tháng 12/2024 mà không có kế hoạch gia hạn. “Do đó, khí đốt qua đường ống của Moscow sẽ ngừng chảy vào châu Âu qua Ukraine bắt đầu từ tháng 1/2025”, ôngRaghunandan nhấn mạnh.

Điều đó có nghĩa là căng thẳng sẽ leo thang trong những tháng tới.

Áo, Hungary và Slovakia vẫn phụ thuộc nhiều vào tuyến đường này về khí đốt. Tuy nhiên, Hungary có thể vẫn nhập khẩu khí đốt của Nga thông qua đường ống TurkStream. Dòng chảy khí đốt ​​sẽ tiếp tục đi trên tuyến đường đó, không đi qua lãnh thổ Ukraine.





Nguồn: https://baoquocte.vn/trung-phat-dau-nga-ukraine-gop-lua-loat-quoc-gia-chau-au-dinh-don-vi-dau-hungary-lo-lang-281047.html

Cùng chủ đề

Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga “bị thương”; Moscow đang bắt đầu “cuộc chiến” tài chính

Giá dầu thấp hơn và các khoản trợ cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước đã khiến doanh thu dầu mỏ của Nga trong tháng 10/2024 giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ukraine thẳng thừng “cự tuyệt” khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Mới đây, Công ty SPP (thuộc sở hữu nhà nước của Slovakia) thông tin, châu Âu vẫn chưa đạt được thoả thuận thay thế khí đốt Nga qua đường ống bằng khí đốt từ Azerbaijan.

Phương Tây chưa “buông tay” trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc

Trao đổi với Sputnik ngày 4/11, Cựu Giám đốc điều hành Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga Alexei Mozhin nhận định, phương Tây sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga trong tương lai gần.

Hai năm “ngủ yên” dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Những gì còn lại của siêu dự án Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vẫn nằm sâu dưới biển Baltic. Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhiều tình tiết đáng ngờ có phải đã được "nhắm mắt làm ngơ'?

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu hydrocarbon từ Nga vào năm 2027. Nhưng một số quốc gia ở Trung và Đông Âu đang phải vật lộn để thỏa mãn "cơn khát" dầu khí.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa...

Tồn kho ngày càng lớn, giá nhà đất vẫn có xu hướng tăng, giá chung cư tại TPHCM chạm mốc 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất. Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí...

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Ăn trứng vịt lộn sao cho đúng cách?

Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể tăng trưởng, tuy nhiên, cần lưu ý 3 vấn đề cần tránh khi sử dụng thực phẩm này.

Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times (FT), nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama nhận định Ukraine sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các nhân tố quốc tế khác khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo Mỹ.

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Bài đọc nhiều

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Khoảng 5.000 đại biểu sẽ tham dự Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 (SEMIExpo Viet Nam 2024) với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu” sẽ diễn ra trong hai ngày 7-8/11, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Ông Trump đắc cử Tổng thống, giá dầu trượt nhẹ; chiều nay, xăng trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 7/11, kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, giá dầu trượt nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc giữa sự bật tăng của đồng USD so với khả năng các kế hoạch chính sách đối ngoại của Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump có thể làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu. Trong nước, nhiều khả năng nối dài đà tăng của lần điều chỉnh trước.

Cùng chuyên mục

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Mới nhất

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương,...

Bản tin Mặt trận sáng 9/11

Bản tin Mặt trận sáng 9/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Mở rộng các chương trình hợp tác hiệu quả, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam- Trung Quốc; Trao yêu thương, ấm tình đoàn kết; Ra mắt cuốn sách Tiếp tục xây dựng và...

cát nạo vét sông Cỏ Cò dùng để đắp đập ngăn mặn

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn thống nhất chủ trương sử dụng cát nạo vét từ Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò để thi công công trình đập thời vụ ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện năm 2025. UBND thị xã Điện Bàn và Ban Quản lý...

Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro

Khi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất yếu, song để người dân mua được thuốc chất lượng thì cần quản lý minh bạch. Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi roKhi cuộc cách mạng chuyển...

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật...

Mới nhất