HÆ¡n má»t nÄm trÆ°á»c, Thuá»· Há»ng từng khóc ròng vì bá» mẹ ngÄn cản Äi du há»c, giá» Äây, cô tá»t nghiá»p thạc sÄ© loại giá»i ngà nh tiếng Anh tại Äại há»c Nottingham Trent, Anh.
Nguyễn Thuỷ Hồng sinh năm 1995, là cựu học sinh lớp chuyên Anh, trường THPT chuyên Hạ Long (Quảng Ninh). Tháng 4/2017, Hồng tốt nghiệp cử nhân Luật học tại trường Đại học Luật Hà Nội.
Ra trường, Hồng làm việc hơn 5 tháng tại Viện Kiểm sát nhưng nhận thấy môi trường không thực sự phù hợp với tính cách của bản thân nên quyết định chuyển lĩnh vực. Về làm giáo viên tiếng Anh, Hồng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phụ huynh và học sinh, đạt các giải thưởng giáo viên xuất sắc.
Cùng đó, Hồng tham gia tình nguyện giảng dạy tiếng Anh cho học sinh thiểu số ở vùng núi tỉnh Đắk Lắk và nhận giải giáo viên tình nguyện cống hiến năm 2023 do tổ chức phi lợi nhuận Nhịp cầu sinh ngữ Việt Nam trao tặng.
Càng tham gia giảng dạy ngoại ngữ, Hồng càng nhận ra đây đúng là lý tưởng sống của bản thân. 5 năm dạy học, Hồng tham gia nhiều khóa học để trau dồi năng lực giảng dạy hơn. Tuy nhiên, cô giáo trẻ vẫn còn nhiều ấp ủ từ việc được đào tạo bài bản ở nước ngoài.
Thời điểm quyết định du học Anh, Hồng đã lập gia đình và có con nhỏ. “Đi học không xấu nhưng có lẽ thời điểm một năm về trước là thách thức lớn với mình và gia đình”, Hồng nhớ lại.
“Con bé như thế mà dám bỏ con để đi học xa, mẹ không hiểu nổi mày, không biết thương con!”, “Con đi học xa thế không giữ được gia đình đâu. Tìm phương án đi học trong nước đi, bố không đồng ý”, Hồng nhớ như in lời mẹ đẻ và bố chồng phản ứng sau khi thông báo quyết định du học. Chồng là người duy nhất ủng hộ quyết định du học của cô vì hiểu việc này cần thiết nếu vợ muốn phát triển sự nghiệp.
Khi bạn còn trẻ dường như việc đi học là bắt buộc thậm chí gia đình sẽ ủng hộ nếu bạn muốn theo đuổi bậc học cao hơn, nhưng với Hồng, mẹ của em bé 3 tuổi, có chồng và gia đình chồng, mọi thứ không còn đơn giản nữa. Tất cả những điều Hồng làm là âm thầm cố gắng để minh chứng được rằng không phải ở cạnh chồng, con hàng ngày thì mới là thương, người mẹ có nhiều cách để thể hiện yêu thương và trách nhiệm.
Tháng 7/2023, Thuỷ Hồng nộp đơn thành công vào chương trình thạc sĩ ngành TESOL của Đại học Nottingham Trent. Đây là chương trình đặc quyền của trường với Viện nghiên cứu và đào tạo Việt – Anh (chương trình phối hợp giữa Việt Nam và Anh nên sinh viên được mức đặc quyền giảm 50% học phí).
Trước khi vào Đại học Nottingham Trent, Hồng nhận được thư mời 30% từ trường Đại học Huddersfield, Sheffield Hallam. Để trúng tuyển thạc sĩ, 9X đáp ứng năng lực ngôn ngữ (IELTS trên 6.5, không kĩ năng nào dưới 6.0), GPA đạt 7.0 trở lên và có kinh nghiệm dạy.
Theo cô giáo trẻ, khó nhất để chinh phục trường là viết thư động lực (Statement of Purpose) chứng minh cho Hội đồng tuyển chọn biết mục đích học tập của bản thân cũng như khả năng ứng dụng kiến thức sau khóa học. Quá trình này cô thấy mình cần tự vấn bản thân rất nhiều để biết mục tiêu, con đường mình muốn đi.
Nhận hỗ trợ học phí 50% từ trường, Hồng nỗ lực chuẩn bị tài chính 50% còn lại, bao gồm: học phí, ăn ở và đi lại khi đi du học mà không cần hỗ trợ từ gia đình. Không chạm đến tài sản tiết kiệm chung của hai vợ chồng, phần lớn tài chính Hồng có được cho việc sang Anh học thạc sĩ nhờ cô sáng lập các lớp học tiếng Anh với định hướng theo tiêu chuẩn kì thi Cambridge và hỗ trợ học sinh cấp THCS.
Trước đó, Hồng làm việc tại một trung tâm tiếng Anh 3 năm. Trong 2 năm, cô duy trì kỉ luật tiết kiệm 50% thu nhập, đầu tư vào cổ phiếu và vàng để tích luỹ thêm phần lợi nhuận. Tháng 9/2023, Hồng sang Anh du học, chọn sống và học tập ở thành phố Notting ham, nơi chi phí không quá đắt đỏ.
Để đạt được thành quả thạc sĩ loại giỏi tại Anh là quá trình dài nỗ lực, tuy nhiên Hồng lại thấy không quá áp lực vì cô rất tận hưởng hành trình này.
“Mình hào hứng với các giờ thảo luận trên lớp cùng thầy cô và các bạn. Bên cạnh đó thư viện được mở 24/7 quả là điều tuyệt vời để giúp tôi có thể tập trung tối đa nhất có thể”, Hồng kể. Những ngày cần tập trung nhất, Hồng bắt đầu học từ 7h sáng đến gần 12h đêm.
Ở Anh, mọi người thường tự chuẩn bị bình nước cá nhân trong cặp, vì chẳng may quên thì rất khó uống được nước. Hôm đó Hồng sơ ý vặn không chặt nên bình nước đổ ra và chiếc laptop ngấm nước hoàn toàn. Đó cũng là giai đoạn 4 tuần cao điểm chuẩn bị nộp bài luận cho 3 môn cuối khóa vào tháng 5/2024. Vô cùng hoảng loạn vì dữ liệu không thể lấy được, tiệm sửa bên Anh báo mất chi phí 9 triệu để sửa máy.
“Là sinh viên nghèo, tôi đắn đo rồi quyết định mang laptop về Việt Nam sửa để tiết kiệm chi phí”, Hồng kể. Cô bình tĩnh sắp xếp thời gian khoa học, tăng tốc làm lại tất cả những gì đã viết bị mất. Vậy là gần 1 tháng, chiếc máy tính bàn của thư viện trường đã cùng cô gái Việt hoàn thành thật tốt các môn học. Trong đó, 1 môn được xếp loại xuất sắc, 2 môn còn lại xếp loại giỏi.
Theo Hồng, ở bậc thạc sĩ khối lượng đọc các nghiên cứu, sách báo, tài liệu trước mỗi giờ lên lớp rất lớn. Ứng viên nên xác định rõ mục tiêu khi đọc văn bản tài liệu để giải quyết câu hỏi gì. Ngoài ra các kĩ năng đọc bài báo khoa học cũng được nhiều anh chị đi trước chia sẻ trên youtube.
Vì thời gian học thạc sĩ tại Anh chỉ có 1 năm với 180 tín chỉ nên cường độ học và hạn nộp bài vô cùng căng thẳng. Vậy nên, sinh viên cần có kĩ năng lên kế hoạch, sắp xếp thời gian cân bằng giữa học và chơi.
Ngoài việc học, Hồng cân đối thời gian cho việc khám phá văn hóa và du lịch. “May mắn được trải nghiệm cuộc sống tại các nước phát triển Pháp, Ý, Thụy Sĩ giúp cô nàng gốc Quảng Ninh ngày càng có động lực học tập và phấn đấu cố gắng hơn”, Hồng tâm sự.
Về mặt tinh thần, Hồng luyện cách tự tin vào chính mình, tìm cảm hứng trong học tập nghiên cứu, tập trung vào công việc quan trọng nhất của bản thân thay vì suy nghĩ viển vông không hồi kết. Đặc biệt, dù không đam mê thể thao, Hồng vẫn cố rèn luyện thể chất bằng cách đi bộ nhiều nhất có thể, tự nấu các bữa ăn nhiều rau xanh và chất dinh dưỡng để có sức khoẻ tốt phục vụ học tập ở xứ sở sương mù.
“Làm việc với Thuỷ Hồng, tôi ấn tượng với tính cách mạnh mẽ, năng động và luôn hướng về phía trước. Hồng đủ trí tuệ, kỹ năng và ý chí mạnh mẽ để tiến xa hơn trong lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ”, tiến sĩ Lê Thị Giang, giảng viên Đại học Luật Hà Nội, viết trong thư giới thiệu.
Sắp tới, Hồng dự định về Việt Nam phát triển chương trình giảng dạy tiếng Anh tại các lớp học của cô bài bản hơn. Hồng cũng mong muốn được đào tạo giáo viên có kĩ năng về giảng dạy và ngôn ngữ để cùng đồng hành với phụ huynh, học sinh hiệu quả hơn.
Nguồn: https://vtcnews.vn/tung-bi-cam-du-hoc-ba-me-mot-con-tot-nghiep-thac-si-loai-gioi-tai-anh-ar917453.html