Tục lạ Quảng Bình, tiết xuân lai rai, trai gái xúm vào đập thủng mặt trống, dắt nhau vô rừng làm gì?

Báo Dân ViệtBáo Dân Việt15/02/2025

Đây là tục lạ ở một nơi của Quảng Bình. Khi màn đêm buông xuống trên vùng rừng núi Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), một âm thanh vang dội giữa đại ngàn như lời mời gọi thần linh. Đó là tiếng trống dồn dập của người Ma Coong – tộc người thiểu số với lễ hội đập trống huyền bí, có tuổi đời hàng trăm năm.


Từ tiếng trống xua bầy khỉ không phá hoại mùa màng đến khúc ca của bản làng

Hàng năm, cứ vào tối 16 tháng Giêng âm lịch, người Ma Coong lại tổ chức lễ hội Đập trống. Tiếng trống vang vọng giữa đại ngàn không chỉ là âm thanh của nghi lễ, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết và sức mạnh của người Ma Coong (thuộc dân tộc Bru - Vân Kiều).

Clip: Trai, gái người Ma Coong ở xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) xúm vào đập thủng mặt trống

Ông Đinh Hợp (ở bản Cà Ròong 1, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết: "Người Ma Coong chúng tôi thường chuyền tai nhau về câu chuyện, xưa kia vùng đất này từng bị một bầy khỉ đến phá hoại mùa màng, gây ra nạn đói và khiến dân làng sống trong sợ hãi.

Để cầu cứu thần linh, già làng tổ chức lễ cúng và đánh trống suốt đêm. Kỳ diệu thay, khi tiếng trống vang lên, con thú dữ bỏ chạy và từ đó không quay lại.

Từ đó, lễ hội Đập Trống ra đời như một nghi thức quan trọng để cầu bình an và bảo vệ cuộc sống của người dân".

Quảng Bình: Trai, gái xúm vào đập thủng mặt trống rồi dắt nhau vào rừng

Ngay từ sáng 16 tháng Giêng âm lịch, người Ma Coong ở xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã làm một cái trống bằng da trâu.

Quảng Bình: Trai, gái xúm vào đập thủng mặt trống rồi dắt nhau vào rừng

Già làng của người Ma Coong ở xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) tổ chức lễ cúng với rượu cần, xôi, cá khe...

Ngày nay, đến dịp rằm tháng Giêng, khi trăng tròn soi sáng núi rừng. Trước khi đập trống, người Ma Coong tổ chức lễ cúng với rượu cần, xôi, cá khe... Khi nghi thức cúng tế kết thúc, dân làng chính thức bước vào cuộc vui.

Chiếc trống lớn được đặt ở trung tâm bãi đất trống, xung quanh là hàng trăm người hò reo. Những thanh niên trai tráng thay nhau dùng dùi gỗ đập thật mạnh vào mặt trống. Điều đặc biệt là trống chỉ ngừng vang lên khi bị đập vỡ toang!

Quảng Bình: Trai, gái xúm vào đập thủng mặt trống rồi dắt nhau vào rừng

Người Ma Coong quan niệm rằng, tiếng trống càng vang xa, năm đó càng nhiều may mắn. Vì vậy, ai cũng cố gắng đập thật mạnh để trống vỡ nhanh nhất. Khi trống vỡ, lễ hội chuyển sang phần hội với những điệu múa, bài hát truyền thống và bữa tiệc linh đình kéo dài đến sáng.

Cuộc "thả cửa tình yêu" có một không hai

Lễ hội Đập Trống không chỉ là dịp cầu an mà còn là lễ hội tình yêu. Trong không khí rộn ràng, trai gái Ma Coong tự do tìm hiểu nhau. Nếu một đôi nam nữ cảm mến nhau, họ có thể tự do đưa nhau vào rừng chuyện trò thâu đêm.

Nếu sáng hôm sau vẫn còn bên nhau, họ sẽ được già làng làm chứng, công nhận là vợ chồng mà không cần sính lễ.

Quảng Bình: Trai, gái xúm vào đập thủng mặt trống rồi dắt nhau vào rừng

Người Ma Coong ở xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) giao lưu ché rượu cần với khách phương xa khi đến lễ hội Đập trống.

Tục lệ này không chỉ thể hiện sự phóng khoáng của người Ma Coong mà còn là cách để các đôi trẻ tự tìm thấy nhân duyên theo ý nguyện của mình.

Ông Đỗ Mạnh Tài – Bí thư Đảng ủy xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), chia sẻ: "Ngày nay, lễ hội Đập Trống không chỉ là nghi thức của người Ma Coong mà còn trở thành nét văn hóa độc đáo thu hút du khách. Tuy nhiên, trước sự phát triển của xã hội hiện đại, nhiều tập tục dần mai một. Chính quyền địa phương và các nhà nghiên cứu văn hóa đang nỗ lực gìn giữ và quảng bá lễ hội để bảo vệ bản sắc dân tộc".



Nguồn: https://danviet.vn/tuc-la-quang-binh-tiet-xuan-lai-rai-trai-gai-xum-vao-dap-thung-mat-trong-dat-nhau-vo-rung-lam-gi-20250214083912442.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available