Trang chủNewsNhân quyềnTử vong do đuối nước trẻ em đã giảm mỗi năm trung...

Tử vong do đuối nước trẻ em đã giảm mỗi năm trung bình 3-5%


Việt Nam là một trong hai quốc gia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận trong 5 thành tựu về phòng, chống đuối nước trẻ em năm 2022. Tử vong do đuối nước trẻ em đã giảm mỗi năm trung bình 3-5%, tương đương giảm 100 trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước mỗi năm. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo đối tác Chương trình Phòng, chống đuối nước cho trẻ em ngày 19/7 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp với Quỹ từ thiện Bloomberg tổ chức.

Đây là lần đầu tiên Hội thảo này được tổ chức tại Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình hợp tác về phòng, chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam giữa Bộ LĐ-TB&XH với Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Chiến dịch vì trẻ em không thuốc lá / Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu (CTFK/GHAI).

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Hội thảo đối tác Chương trình Phòng, chống đuối nước cho trẻ em

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Hội thảo đối tác Chương trình Phòng, chống đuối nước cho trẻ em

Bà Nguyễn Thị Mai Thoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết, Hội thảo là cơ hội để trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm từ các nước và những hành động, những nỗ lực của Chính phủ trong công tác phòng, chống đuối nước trẻ em…

Tai nạn, thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em và người chưa thành niên ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và người chưa thành niên do tai nạn thương tích tại Việt Nam. Chính vì vậy, công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em (PCTNTTTE), đặc biệt là phòng, chống đuối nước cho trẻ em (PCĐNTE) luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, của các cấp, các ngành, địa phương tại Việt Nam. Luật trẻ em đã quy định trách nhiệm của Nhà nước đảm bảo thực hiện các biện pháp PCTNTTTE. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1248/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 với can thiệp toàn diện, đa ngành về PCTNTTTE. Trong đó đặc biệt là mục tiêu giảm tử vong do đuối nước ở trẻ em, dạy các kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em và tạo một môi trường an toàn cho trẻ em.

Các đại biểu quốc tế chia sẻ tại hội thảo

Các đại biểu quốc tế chia sẻ tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể triển khai tích cực các hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng PCĐNTE, các chiến dịch truyền thông triển khai trên toàn quốc đã tác động tích cực đến sự quan tâm, nhận thức của xã hội đối với việc PCĐNTE; các nguy cơ gây đuối nước trẻ em tại gia đình, trường học, cộng đồng được loại bỏ; việc dạy bơi và dạy kỹ năng an toàn cho trẻ được triển khai tại nhiều địa phương; Chính quyền các cấp đã nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc triển  khai và bố trí nguồn lực thực hiện công tác này; Tử vong do đuối nước trẻ em đã giảm mỗi năm trung bình 3-5%, tương đương giảm 100 trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước mỗi năm; nhằm tiếp tục phát huy sức mạnh liên ngành trong PCĐNTE, Bộ LĐ-TB&XH đã cùng với 9 Bộ, ngành, đoàn thể tiếp tục ký kết Kế hoạch liên ngành về phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2022-2030.

Chương trình hợp tác về PCĐNTE giữa Bộ LĐ-TB&XH và Quỹ từ thiện Bloomberg với sự quản lý trực tiếp của Tổ chức Chiến dịch vì trẻ em không thuốc lá / Tổ chức Vận động Chính sách y tế toàn cầu, sự hỗ trợ kỹ thuật của WHO trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: 30.000 trẻ em từ 6-15 tuổi đã được dạy bơi an toàn và 54.000 trẻ em từ 6-15 tuổi được dạy các kỹ năng an toàn trong môi trường nước; đã đào tạo được 915 hướng dẫn viên dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước; 14 bể bơi di động được lắp đặt tại các địa bàn triển khai dự án. Dự án đã góp phần tăng cường kiến thức về an toàn trong môi trường nước trẻ em và cho người chăm sóc trẻ; Tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện công tác PCĐNTE; Hỗ trợ triển khai và hoàn thiện văn bản, chính sách pháp luật về PCTNTTE; Hỗ trợ việc chuẩn hóa các tài liệu hướng dẫn dạy bơi an toàn, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em phù hợp Việt Nam và khuyến nghị của WHO, can thiệp Dự án phù hợp với mục tiêu, giải pháp của chiến lược, chương trình PCTNTTTE, PCĐNTE của Việt Nam, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cơ sở để chúng ta tiếp tục chỉ đạo việc duy trì và chia sẻ bài học kinh nghiệm để nhân rộng các can thiệp trên toàn quốc. – Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà khẳng định.

Dự án đã góp phần làm giảm đuối nước trẻ em, đặc biệt tại các địa phương triển khai dự án và Việt Nam là một trong hai quốc gia được WHO ghi nhận trong 5 thành tựu về phòng, chống đuối nước trẻ em năm 2022.

Các đại biểu chup ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Các đại biểu chup ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà bày tỏ lời cảm ơn chân thành và đánh giá cao Quỹ Từ thiện Bloomberg đã lựa chọn Việt Nam để tổ chức Hội thảo quan trọng này vào thời điểm hướng đến các hoạt động thiết thực của Ngày Thế giới Phòng, chống đuối nước (25/7) năm 2023 với chủ đề là “Ai cũng có thể bị đuối nước, nhưng hoàn toàn có thể tránh”, trong đó có mục đích nhằm đảm bảo quyền sống còn của trẻ em. Hội thảo này cũng là cơ hội để chúng ta cùng nhau chia sẻ bài học kinh nghiệm, các can thiệp hiệu quả trong PCĐNTE, xác định kế hoạch trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của các bạn bè quốc tế, các đối tác của Quỹ Từ thiện Bloomberg và tăng cường hơn nữa sự hợp tác, hỗ trợ, phối hợp của các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội đối với công tác PCĐNTE.

Hội thảo tiếp tục thảo luận tới ngày 20/7 với nhiều nội dung: Thực trạng đuối nước và Hướng dẫn toàn cầu của WHO; Hướng dẫn bơi an toàn: Tác động và Duy trì bền vững của can thiệp; Truyền thông nhằm tạo tác động các chiến dịch truyền thông hưởng ứng Ngày thế giới Phòng chống đuối nước; Bài học kinh nghiệm: vận động chính sách về Xây dựng chương trình và chính sách Phòng, chống đuối nước; Tăng cường hợp tác và chia sẻ kiến thức… Các đại biểu sẽ tham quan thực địa tại Huyện Quốc Oai, Hà Nội vào ngày 21/7. Và sự kiện Ngày hội gia đình Phòng chống đuối nước sẽ diễn ra 9h-11h ngày 22/7 tại Công viên Thống nhất, Hà Nội.

Việt Cường



Source link

Cùng chủ đề

Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu chương trình “Quảng Ninh

Sáng 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch "Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa". ...

Quảng Ninh xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên sang Trung Quốc

Sáng 20/11, qua lối thông quan cầu Bắc Luân II (Móng Cái, Quảng Ninh), một doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đã mở tờ khai xuất khẩu lô hàng tổ yến sang thị trường Trung Quốc. ...

Quảng Ninh tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 đã diễn ra trong sáng 9/11 tại TP Hạ Long, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của trên 162 nghìn đồng bào các dân tộc trên địa bàn. ...

Quảng Ninh chính thức có thành phố thứ 5 trực thuộc tỉnh

Sáng 1/11, tỉnh Quảng Ninh đã công bố quyết định về thành lập TP Đông Triều trên cơ sở nâng cấp thị xã Đông Triều và công bố quyết định sáp nhập 4 địa phương cấp xã. ...

Một người chết não hiến tạng cứu 4 người

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, một trường hợp người bệnh chết não mới đây đã được gia đình nhất trí để ngành Y tế sử dụng tạng hiến để cứu sống 4 bệnh nhân khác. Tin mới y tế ngày 29/10: Một người chết não hiến tạng cứu 4 ngườiTheo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, một trường hợp người bệnh chết não mới đây đã được gia đình nhất trí để ngành Y tế sử...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tục hành chính: Rào cản vô hình “bó chân” doanh nghiệp

(LĐXH) - Nhiều thủ tục hành chính (TTHC) đã được giảm bớt, thời gian tiếp cận cũng nhanh hơn song người dân và doanh nghiệp vẫn kỳ vọng vào sự quyết tâm mạnh mẽ trong tháo gỡ các rào cản về giấy phép. Bên cạnh đó còn có tháo gỡ rào cản về điều kiện kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp vươn lên, đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.38% doanh nghiệp vẫn...

Tiêu chuẩn danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến từ năm 2024

Có hiệu lực từ ngày 1/1 năm nay, Luật Thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn xét tặng một số danh hiệu thi đua. Cụ thể gồm: Chiến sĩ thi đua toàn quốc; chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh; chiến sĩ thi đua cơ sở; lao động tiên tiến; chiến sĩ tiên tiến.Tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” để tặng cho cá...

Xúc động lá thư gửi người thầy không bao giờ quên của cô giáo Hà thành

Những lời động viên của chị như những tia nắng ấm áp, nhẹ nhàng xoa dịu những lúc em cảm thấy bơ vơ, mất phương hướng nhất, cảm ơn chị, người chị - người thầy không bao giờ quên… Đó là những dòng tâm tình nhẹ nhàng, lắng đọng, tình cảm của Cô giáo Nguyễn Thị Hoa - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mai Dịch (Hà Nội) - gửi tới Nhà giáo ưu tú (NGƯT) Nguyễn Thị Phương Lan...

Phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới

Trong thời gian qua, Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành, tạo ra sự thay đổi về nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi. Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giớiThời gian tới, Nghệ An sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và...

Người lao động có thể nghỉ phép gộp 3 năm một lần

Theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động được phép gộp ngày phép để nghỉ một lần, tối 3 năm một lần. Liên quan đến quyền lợi nghỉ phép của người lao động, tại khoản 4 Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 quy định như sau:Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao...

Bài đọc nhiều

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, đạo tạo là quốc sách hàng đầu; là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới

Trong thời gian qua, Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đồng hành, tạo ra sự thay đổi về nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi. Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giớiThời gian tới, Nghệ An sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và...

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Nỗ lực của Việt Nam nhằm thực thi hiệu quả Công ước ICCPR về quyền dân sự và chính trị

Ngày 19/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền (gọi tắt là Quyết định 1252) tại tỉnh...

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn “tà đạo, đạo lạ”, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Công tác đấu tranh xóa bỏ các loại hình tà đạo, đạo lạ tại tỉnh Tuyên Quang được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Đặc biệt đến ngày 14/6/2024 đã xóa bỏ hoàn toàn 12/12 loại hình tà đạo, đạo lạ trên địa bàn tỉnh, hoàn thành xong trước 76 ngày so với kế hoạch đề ra, được cấp ủy, chính quyền địa phương và Bộ Công an ghi nhận, đánh giá cao. Ngày 19/11,...

Cùng chuyên mục

Thủ tục hành chính: Rào cản vô hình “bó chân” doanh nghiệp

(LĐXH) - Nhiều thủ tục hành chính (TTHC) đã được giảm bớt, thời gian tiếp cận cũng nhanh hơn song người dân và doanh nghiệp vẫn kỳ vọng vào sự quyết tâm mạnh mẽ trong tháo gỡ các rào cản về giấy phép. Bên cạnh đó còn có tháo gỡ rào cản về điều kiện kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp vươn lên, đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.38% doanh nghiệp vẫn...

Giữ rừng đầu nguồn bảo vệ dòng sông Bé

Sông Bé có chiều dài 350km, bắt nguồn từ Đắk Nông rồi chảy về các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai. Nhiều năm qua, rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt đã điều tiết nguồn nước cho các nhà máy thuỷ điện; đồng thời, tạo nguồn thuỷ sản phong phú và đánh thức nhiều tài nguyên du lịch sinh thái của địa phương.Chúng tôi về thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vào...

“Gieo chữ” ở vùng cao Phú Mỡ

Chúng tôi về thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vào một buổi sớm mai giữa tháng 11, cơn mưa phùn lất phất làm cho tiết trời thêm se lạnh. Nhiều người lớn vẫn đang quây quần bên bếp lửa chờ nắng lên để ra nương rẫy, thì tại các điểm trường, học sinh đã đến lớp đầy đủ. Để tạo được nề nếp học tập như này ở những điểm trường vùng cao, là...

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ ngày 19-21/11, đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh tại Bangkok, Thái Lan.

Mới nhất

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm...

Đại tướng Phan Văn Giang dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 18

(Bqp.vn) - Nhận lời mời của Đại tướng Chansamone Chanyalath, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp...

Hoàn thiện công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Ngày 20/11, tại Hà Nội, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng ban Thường trực Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 chủ trì Hội nghị nghe báo cáo công tác triển khai khu triển lãm thành tựu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền...

Dự án Aqua City của Novaland được gỡ vướng đến đâu?

Tập đoàn Novaland cho hay việc UBND tỉnh Đồng Nai chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000 là bước pháp lý quan trọng, mở đường cho việc hoàn tất điều chỉnh quy hoạch phân khu C4 và quy hoạch chi tiết 1/500...

Trao tặng hơn 100 xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hội Phụ nữ Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa cùng mạnh thường quân và bà con Tổ dân...

Mới nhất