Trang chủDestinationsCà MauTừ Trường Dục Thanh đến Bến Nhà Rồng

Từ Trường Dục Thanh đến Bến Nhà Rồng


Sau phần giới thiệu, thầy giáo bắt đầu giọng đọc:

“Ðất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre

Ðêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương”.

Cả lớp lặng im trong xúc động, bùi ngùi.

Thầy giáo là bộ đội xuất ngũ, từng vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu. Có lẽ vì thế mà tình yêu thương, kính trọng Bác càng đặc biệt. Giọng thầy trầm ấm, mạch cảm xúc được diễn tiến theo từng cung bậc cho đến hết bài thơ. Càng nghe thầy phân tích từng chữ từng câu, càng thấm thía hơn tình yêu thương cao cả, vì nước, vì dân của Bác.

Sau này, có dịp đến Bến Nhà Rồng, nơi Bác rời chân “tìm đường đi cho dân tộc theo đi” vào ngày 5/6/1911, những câu thơ của Nhà thơ Chế Lan Viên một lần nữa bừng sống dậy.

Hôm ấy, không biết từ đâu vang lên câu hát “Từ thành phố này người đã ra đi. Bao năm ước mơ đón Bác trở về…” (của Nhạc sĩ Cao Việt Bách), làm lòng tôi thêm bồi hồi khó tả. Cảm thấy một điều gì đó quá đỗi thiêng liêng… Cảm thấy tự hào vì được đến tận nơi trở thành mốc son lịch sử.

Những ngày tháng Tư lịch sử, lại may mắn được đến Trường Dục Thanh (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), nơi Bác từng ở và dạy học trước khi vào Sài Gòn để “ra đi tìm chân lý cứu nước non”.





Trường Dục Thanh (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), nơi Bác Hồ từng ở và dạy học trước khi vào Sài Gòn để ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh: Thanh Chi

Lặng lòng trước bao nhiêu hiện vật lưu dấu tích Bác Hồ. Ðó là phòng học với 3 dãy bàn ghế, 2 tấm bảng đen Bác từng đứng lớp. Nhà Ngư, nơi nội trú của thầy giáo và học trò ở xa đến dạy và học, trong đó có Bác. Vẫn còn đó bộ ván gõ 3 tấm, nơi Bác ngủ hàng đêm; bộ bàn, bộ trường kỷ, cầu thang gỗ, chiếc tủ gỗ, khay và ly uống nước… Bác từng dùng. Cây khế trong sân trường được Bác hàng ngày chăm sóc đến nay đã hơn 100 tuổi, dù thân chính chết đi nhưng lại ra nhiều nhánh phụ, phát triển tốt tươi và hàng năm đều đều ra hoa, kết trái.

Theo các tài liệu, khi tới trường, Bác 20 tuổi, là thầy giáo trẻ nhất. Tại đây, Bác dạy chữ Quốc ngữ, chữ Hán và cả thể dục, thể thao. Bác còn dạy tiếng Pháp khi giáo viên bộ môn này vắng mặt.

Tháng 2/1911, sau 6 tháng lưu lại nơi đây, Bác đã rời trường để vào Sài Gòn. Tuy thời gian dạy học ở trường không dài nhưng Bác đã để lại trong lòng học trò những ký ức khó quên về sự thương yêu, gần gũi với học sinh; đức tính chịu khó, khiêm nhường; tinh thần ham đọc sách, tìm tòi học hỏi; sự quan tâm, hoà đồng với cuộc sống người lao động…

Có một điều thú vị là, khi tìm hiểu thêm về Trường Dục Thanh, được biết, đây là ngôi trường do các sĩ phu yêu nước thành lập, hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng. Các sĩ phu khi ấy đứng ra thành lập 3 tổ chức gồm: Dục Thanh Học Hiệu (Trường Dục Thanh) để dạy chữ cho con em những người yêu nước và lao động nghèo; Liên Thành Thư Xã: truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước; Liên Thành Thương Quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân. Trong các ngành nghề của Liên Thành Thương Quán có việc sản xuất nước mắm với thương hiệu Liên Thành và thương hiệu ấy tồn tại cho đến ngày nay (hơn 100 năm).





Phòng học, nơi Bác từng đứng lớp ở Trường Dục Thanh.

Chính Liên Thành Thương Quán đã giúp đỡ Bác về tài chính và làm giấy thông hành tên Văn Ba cho Bác khi vào Sài Gòn; đồng thời bố trí Bác ở lại chi nhánh của Liên Thành tại Chợ Lớn. Ngôi nhà này nay là Di tích Lịch sử Nguyễn Tất Thành, số 5, Châu Văn Liêm, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.

Thật xúc động, tự hào, bởi những nơi Bác từng đến đều để lại dấu ấn đẹp và giờ đây đều trở thành những khu di tích, không ít nơi xây dựng bảo tàng; trong đó có Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Bình Thuận được xây dựng cạnh Trường Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh ở TP Hồ Chí Minh tại Bến Nhà Rồng, trưng bày rất nhiều sách báo, hình ảnh, tư liệu, hiện vật về Bác.

Có người bảo, riêng chuyện hy sinh tất cả để ra đi “tìm hình của nước”, tìm thế đứng cho dân tộc, mang lại áo ấm cơm no, tự do độc lập, hạnh phúc cho đồng bào, đã cho thấy một nhân cách lớn, một tư tưởng vĩ đại của Bác. Nhưng cái vĩ đại của Người không chỉ ở chuyện lớn lao, mà còn hiện hữu ngay những sinh hoạt đời thường. Tất cả đã trở thành mẫu mực, là những bài học quý báu để lại cho đời. Ðã có hàng ngàn bài báo, hàng trăm mẩu chuyện kể về những cái đời thường mà vĩ đại của Bác, hàng ngàn tấm gương điển hình học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.

Học Bác, làm theo Bác, bày tỏ lòng yêu kính Bác ở mỗi người, mỗi nơi đều có những cách riêng. Tôi có một người bà con, là dân lao động bình thường. Bỗng một ngày ông quyết định “dấn thân” làm công tác khuyến học. Ông tâm sự rằng, có lần tình cờ đọc được bài báo, trong đó có nói về ham muốn tột bậc của Bác Hồ là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Nước nhà được độc lập rồi, nhưng vẫn còn rất nhiều trẻ em hoàn cảnh khó khăn mà dở dang chuyện đến lớp, ông muốn góp một phần công sức của mình thực hiện tâm nguyện của Bác Hồ. Vậy là bền bỉ mấy chục năm qua, ông vẫn miệt mài chăm lo công tác khuyến học, giúp đỡ rất nhiều học sinh có thêm điều kiện và động lực học tập.

Ðã từ lâu lắm rồi, mỗi khi Tết về, người dân phường Tân Thành, xã Tân Thành (TP Cà Mau) đều lập bàn thờ thắp nhang tưởng nhớ Bác. Cứ độ 25 Tết là bà con đã chú ý tới chuyện làm bàn thờ. Người có điều kiện thì làm quy mô, trang hoàng lộng lẫy; người eo hẹp thì chỉ cái bàn trải khăn, 2 trái dưa hấu, bình bông, chính giữa là hình của Bác. Với họ, thờ Bác đơn giản là để bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn, bởi nhờ Bác mà có cơm ăn áo mặc, được sống trong hoà bình. Việc lập bàn thờ thờ Bác vào những ngày xuân còn được nhiều bà con ở các huyện Ðầm Dơi, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển… nhiều năm qua thực hiện.

Tháng Năm về với nhiều cảm xúc. Ðây đó trên đường, cờ hoa rợp bóng chào mừng sinh nhật Bác. Trong công sở, cơ quan, trường học, điểm sinh hoạt cộng đồng… nhiều hoạt động tri ân, học tập tấm gương Người. Và trong lòng hàng triệu trái tim Việt Nam, Bác vẫn luôn là điểm tựa, là niềm tin, là ánh đuốc soi đường trong hành trình dựng xây đất nước./.

 

Huyền Anh

 



Source link

Cùng chủ đề

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Số lượng đường cong trên toàn tuyến còn rất nhiều

Đơn vị tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Hội đồng thẩm định Nhà nước thuê đã đưa ra nhận định, số lượng đường cong trên tuyến vẫn còn rất nhiều, chiếm trên 35% chiều dài của tuyến là quá lớn. Bộ GTVT khẳng định đã tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước và sẽ xem xét điều chỉnh hướng tuyến,...

Vị trí, giải phẫu hình thể phía trong và phía ngoài

Phổi là cơ quan đảm nhận chức năng cung cấp Oxy, duy trì sự sống cho cơ thể. Vậy cấu tạo phổi có gì đặc biệt? MEDLATEC sẽ cùng bạn đọc phân tích trong bài tổng hợp sau. ...

Loạt xe phân khối lớn đổ bộ Việt Nam, nhiều mẫu đắt hơn cả ô tô

(Dân trí) - Triển lãm Ô tô Việt Nam (VMS 2024) đánh dấu sự trở lại của nhiều thương hiệu xe máy và mô tô, thu hút sự quan tâm của đông đảo người đam mê tốc độ. Thiếu vắng nhiều thương hiệu ô tô hạng sang, triển lãm Ô tô Việt Nam (VMS) 2024 vẫn có nhiều điểm thú vị, thu hút đông đảo khách tham quan. Bên cạnh hàng loạt sản phẩm mới được ra mắt trong khuôn khổ triển...

Ngôi làng gần 400 năm tuổi như ốc đảo cô đơn ở Khánh Hòa

Khánh Hoà - Ngay gần thành phố Nha Trang, làng Hà Liên được ví như “ốc đảo” cô đơn vì nằm tách biệt hoàn toàn với phố thị. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/kham-pha/ngoi-lang-gan-400-nam-tuoi-nhu-oc-dao-co-don-o-khanh-hoa-1414962.html

Băn khoăn cứu người trong đám cháy phải đăng ký với công an

  Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi trường hợp người tình nguyện cứu nạn, cứu hộ và tham gia phòng cháy, chữa cháy khẩn cấp có phải đăng ký với công an hay không? Sáng 1.11, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) Phát biểu ý kiến, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc) cho biết, tại khoản 2, Điều 39 quy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Số hoá” y tế cơ sở

Bác sĩ Phạm Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, cho biết: “Phú Tân nằm cách xa trung tâm tỉnh, điều kiện giao thông không thuận lợi, người dân bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ y tế. Cùng với đó, do mặt bằng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong Nhân dân vẫn còn khá thấp, ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng cung cấp cũng như tiếp nhận các...

Người nuôi tôm chờ… giá

Nếu như trước đây về Lâm Hải nghe bà con kể chuyện làm giàu, khấm khá lên nhờ con tôm, con cua, thì vài năm trở lại đây, giá bán tôm, cua bấp bênh, tăng lên vài ngày rồi lại xuống, bà con nông dân “không biết đâu mà lần”. Ghé tham quan mô hình nuôi tôm, cua dưới tán rừng của hộ chị Ngô Ngọc Lượm, ấp Trại Lưới B, hỏi thăm về tình hình nuôi tôm, cua...

Ðảng viên đi trước…

Ðảng viên Nguyễn Việt Khái không chỉ gương mẫu, năng nổ và trách nhiệm trong công tác, mà còn là hạt nhân tiêu biểu lan toả, nhân rộng tinh thần khởi nghiệp của người trẻ, làm giàu cho bản thân và quê hương. Chăm lo xây dựng Ðảng Với 26 chi bộ, 459 đảng viên, Ðảng bộ xã Trần Hợi luôn là điểm sáng của toàn huyện Trần Văn Thời về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ...

“Nóng” sản xuất lúa gạo và IUU

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1% so cùng kỳ. Đáng quan ngại nhất là dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng hơn cùng kỳ, nhưng kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực này chỉ đạt 4,95 tỷ USD, giảm đến 25,4% so cùng kỳ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá phiên chất...

Văn hoá tâm linh đất Thới Bình

Vì vậy, trong đời sống văn hoá tâm linh của các bậc tiền nhân luôn có một đức tin mãnh liệt vào tín ngưỡng dân gian. Ðiều này được thể hiện thông qua việc lập miếu, đình, chùa để thờ tự, gửi gắm niềm tin, và theo dòng thời gian, những nơi ấy đã đánh dấu, khẳng định lịch sử chủ quyền của đất nước ta buổi ban đầu được các bậc tiền nhân mở cõi trời Nam...

Bài đọc nhiều

Hành động để tuyên truyền thuyết phục hơn

Tiếp nhận nhiều phản ánh của người dân và qua khảo sát thực tế, các bạn trẻ trong CLB Chú Ve Xanh và ÐVTN các phường của TP Cà Mau nhận thấy tuyến bờ kè và bờ sông tại khu vực chợ Nông sản Phường 7 và khu vực bờ kè trên địa bàn Phường 8 rất ô nhiễm. Lượng rác tấp vô hai bên bờ kè rất nhiều, khi nước rút, rác tích tụ bốc mùi hôi...

Tự hào truyền thống, tiếp bước cha anh

Tinh thần ấy cũng chính là khẩu hiệu được khắc ghi trên Bia tưởng niệm Khu đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Tây Nam Bộ (nay là Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh), được xây dựng và hoàn thành ngày 26/3/2006, đặt tại đầu kênh Công Ðiền - Hương Mai, xã Khánh Tiến, huyện U Minh. Ðây là công trình di tích để vinh danh, ngợi ca công lao to lớn của các thế hệ Khu đoàn Tây...

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

Xử lý nghiêm sai phạm trong quản lý đất đai, xây dựng

Sau khi được thành lập, Tổ công tác 45 chia làm 3 tổ nhỏ, gồm: tổ tuyên truyền, vận động và hỗ trợ; tổ tuần tra, kiểm soát, xử lý; tổ tổng hợp. Nhiệm vụ của Tổ tuyên truyền, vận động và hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn...

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thế mạnh

Trong những năm đầu thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xác định mô hình “con tôm ôm cây lúa” là mô hình canh tác chủ lực, là giải pháp hiệu quả cải thiện sinh kế cho nông dân, ngành nông nghiệp huyện Thới Bình đã tập trung nhiều nguồn lực, nổi bật là nguồn lực về khoa học - công nghệ để phát triển mô hình lúa - tôm, trong đó bao gồm mô...

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

“Số hoá” y tế cơ sở

Bác sĩ Phạm Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, cho biết: “Phú Tân nằm cách xa trung tâm tỉnh, điều kiện giao thông không thuận lợi, người dân bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ y tế. Cùng với đó, do mặt bằng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong Nhân dân vẫn còn khá thấp, ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng cung cấp cũng như tiếp nhận các...

Người nuôi tôm chờ… giá

Nếu như trước đây về Lâm Hải nghe bà con kể chuyện làm giàu, khấm khá lên nhờ con tôm, con cua, thì vài năm trở lại đây, giá bán tôm, cua bấp bênh, tăng lên vài ngày rồi lại xuống, bà con nông dân “không biết đâu mà lần”. Ghé tham quan mô hình nuôi tôm, cua dưới tán rừng của hộ chị Ngô Ngọc Lượm, ấp Trại Lưới B, hỏi thăm về tình hình nuôi tôm, cua...

Ðảng viên đi trước…

Ðảng viên Nguyễn Việt Khái không chỉ gương mẫu, năng nổ và trách nhiệm trong công tác, mà còn là hạt nhân tiêu biểu lan toả, nhân rộng tinh thần khởi nghiệp của người trẻ, làm giàu cho bản thân và quê hương. Chăm lo xây dựng Ðảng Với 26 chi bộ, 459 đảng viên, Ðảng bộ xã Trần Hợi luôn là điểm sáng của toàn huyện Trần Văn Thời về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ...

“Nóng” sản xuất lúa gạo và IUU

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1% so cùng kỳ. Đáng quan ngại nhất là dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng hơn cùng kỳ, nhưng kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực này chỉ đạt 4,95 tỷ USD, giảm đến 25,4% so cùng kỳ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá phiên chất...

Mới nhất

7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đó là: Về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng; Về tăng cường...

Thông cáo báo chí số 11 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 1/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục ngày làm việc thứ mười một tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng: Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Số lượng đường cong trên toàn tuyến còn rất nhiều

Đơn vị tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Hội đồng thẩm định Nhà nước thuê đã đưa ra nhận định, số lượng đường cong trên tuyến vẫn còn rất nhiều, chiếm trên 35% chiều dài của tuyến là quá lớn. Bộ GTVT khẳng định...

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ

Ngày 1/11, tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ tới chào xã giao nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác. Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung...

Chàng trai Việt nghỉ việc đi du lịch, 60 ngày tiêu hết 120 triệu đồng

(Dân trí) - Kết thúc hành trình 8.000km vào đúng ngày sinh nhật, An Linh thấy vừa vui, vừa tiếc. Anh dự tính mỗi ngày tiêu hết 1 triệu đồng nhưng đã tiêu lên gần gấp đôi.   Mười ngày sau khi nghỉ việc, cùng với chiếc mô tô cũ, Nguyễn Diệp An Linh (SN 1997, Hòa Bình) lên đường khám...

Mới nhất