Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTừ tấm gương của cha, tôi luôn phấn đấu trở thành một...

Từ tấm gương của cha, tôi luôn phấn đấu trở thành một nhà giáo giỏi chuyên môn, gương mẫu trong đời sống


GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng cho rằng, từ tấm gương của cha, ông luôn phấn đấu để trở thành một thầy giáo giỏi chuyên môn, gương mẫu trong đời sống và tận tụy với sinh viên.

GS. NGND Nguyễn Lân Dũng
GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng cho rằng, ở thời đại nào, vai trò của người thầy cũng quan trọng. (Ảnh: NVCC)

Sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học, Giáo sư có thể chia sẻ thêm về những kỷ niệm đáng nhớ về thời thơ ấu và ảnh hưởng của gia đình đối với con đường trở thành nhà giáo của mình?

Cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả 8 anh chị em tôi nhưng có lẽ ảnh hưởng lớn nhất là sự gương mẫu trong đời sống về tư cách, lối sống và quan hệ xã hội. Cha tôi là nhà giáo lão thành nhưng xuất thân từ một gia đình rất nghèo ở nông thôn Hưng Yên. Ông có nhiều học trò cũ thành đạt như nhà thơ Tố Hữu, nhà thơ Huy Cận…

Sự yêu quý của học trò cũ đối với cha là niềm động viên nhắc nhở chúng tôi phải học hỏi ở cha mình – một thầy giáo luôn tận tình và gương mẫu. Cha tôi rất nghiêm khắc trong giáo dục con cái nhưng không phải qua đòn roi mà bằng sự gương mẫu, lòng thương yêu và những lời khuyên bảo nhẹ nhàng. Mẹ tôi xuất thân từ gia đình giàu có nhưng luôn sống giản dị và chịu đựng gian khổ qua những cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc. Sự gương mẫu của cha mẹ có tác dụng giáo dục trực tiếp đối với chúng tôi và khiến cả 8 anh chị em tôi đều học tập khá giỏi và nghiêm túc trong cuộc sống.

Chúng tôi tiếp tục noi theo tấm gương của cha mẹ trong việc dạy dỗ con cháu mình. Đó là sự nêu gương của ông bà, cha mẹ, sự nghiêm khắc nhưng chỉ khuyên bảo nhẹ nhàng chứ không đánh mắng nặng nề. Sự tôn trọng các thế hệ học sinh cũ của cha tôi khiến tôi có quan hệ đúng mức với thế hệ các sinh viên của mình. Uy tín của cha với các thế hệ học sinh cũ nhắc nhở tôi luôn phấn đấu để trở thành thầy giáo giỏi chuyên môn, gương mẫu trong đời sống và tận tụy với các sinh viên của mình.

Tôi bắt đầu giảng dạy bậc đại học khi mới 18 tuổi (từ năm 1956) với một môn học mình chưa được đào tạo (Vi sinh vật học), cho nên tôi phải cố gắng rất nhiều để tự nâng cao trình độ và vượt khó trong quá trình giảng dạy. Cha tôi đã tự mình xây dựng một bộ môn mới (Giáo dục học), là tấm gương rất lớn đối với tôi trong việc xây dựng chương trình (lý thuyết, thực hành) và viết sách giáo khoa. Mẹ tôi không có nhiều ảnh hưởng về chuyên môn nhưng là tấm gương cho anh em chúng tôi về tinh thần vượt khó trong cuộc sống và tấm lòng nhân ái trong quan hệ đối với mọi người.

Theo Giáo sư, người thầy có vai trò thế nào trong hình thành nhân cách và phát triển của mỗi cá nhân, đặc biệt là người trẻ hiện nay?

Có thể nói, người thầy luôn là tấm gương cho học trò. Tôi may mắn được học ngay từ bậc phổ thông ở Khu học xá trung ương, nơi hội tụ những thầy giáo tài năng của cả nước (từ cấp hai chúng tôi đã được học các thầy Hoàng Tụy, Lê Bá Thảo, Hoàng Như Mai, Dương Trọng Bái, Trần Văn Khang…). Con trai tôi cũng nhận ảnh hưởng rất lớn từ các thầy cô khi được học phổ thông ở Trường thực nghiệm. Tôi tâm đắc với vai trò của người thầy với các thế hệ học sinh nên luôn phấn đấu để dạy tốt và gương mẫu trong cuộc sống để tạo dựng sự tin cậy đối với sinh viên.

Ở bất kỳ thời đại nào, vai trò của thầy cô giáo đều hết sức quan trọng. Tôi thấy rõ vai trò của thầy cô giáo khi cháu nội đỗ vào Đại học Harvard, cháu ngoại nhận Huy chương vàng trong kỳ thi quốc tế ở khu vực. Thầy cô giáo không chỉ là những người truyền thụ kiến thức mà còn là những tấm gương về nghị lực và gương mẫu trong đời sống. Tục ngữ xưa có câu “Không thầy đố mày làm nên” thật rất xác đáng. Có thể nói, tương lai của đất nước gắn liền với vai trò của các thầy cô giáo ở mọi trường học trong cả nước.

Trong quá trình nuôi dạy con, Giáo sư thường áp dụng những phương pháp giáo dục nào? Ông có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm cụ thể?

Là người gần gũi với mẹ nhiều và cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nếp sống của bà, tôi nhận thấy chính tình thương vô hạn của gia đình, sự tận tâm của người mẹ, sự thủ thỉ hiền dịu, đặc biệt không bao giờ mắng con, đã khiến các con không thể sao nhãng chuyện học hành. Anh em chúng tôi luôn nhìn gương mẹ để sống và làm việc cũng như ứng xử với gia đình, bạn bè, xã hội. Tôi vẫn nhớ trong thời kỳ khó khăn, mỗi tối, anh em tôi phải ngồi học với cây đèn dầu tự tạo bằng hộp kem đánh răng GIBB đã dùng hết… Gian khổ lắm nhưng ai nấy đều tự giác, bảo ban nhau hăng hái học tập.

Về phương pháp giáo dục, tôi cứ làm theo tấm gương của cha mẹ mình, đó là thật lòng thương yêu con cái, chăm lo cho sức khỏe của con, gương mẫu trong đời sống và luôn nhắc nhở con cháu về những tấm gương người tốt, việc tốt; khuyến khích con cháu lập những thành tích cụ thể trong quá trình học tập, phấn đấu. Tôi không dùng biện pháp đánh mắng con cháu mà thay bằng sự khen thưởng kịp thời trước các thành tích dù nhỏ của con cháu.

Một điều không kém quan trọng là theo dõi và khuyến khích con cháu có những người bạn thân xứng đáng và lâu dài. Cần đáp ứng cho con cháu những phương tiện tốt nhất trong học tập (sách vở, giấy bút, máy tính…). Không quên việc chăm lo đến sức khỏe của con cháu (về dinh dưỡng, tiêm chủng, thể dục, thể thao…). Xây dựng Tủ sách gia đình và khuyến khích con cháu có thói quen thường xuyên đọc sách, học ngoại ngữ và làm gương về khả năng sử dụng ngoại ngữ.

Đọc sách luôn được xem là thói quen tốt. Ông có thể chia sẻ về tầm quan trọng của việc đọc sách đối với sự phát triển trí tuệ và nhân cách mỗi người, đặc biệt là đối với giới trẻ?

Chúng tôi luôn chăm lo xây dựng Tủ sách gia đình và khuyến khích con cháu đọc sách cũng như thường xuyên học ngoại ngữ. Chúng tôi may mắn có hai con đều có học vị Tiến sĩ và được đào tạo ở nước ngoài, nhờ đó việc đào tạo các cháu nội ngoại đều rất thuận lợi. Các cháu được học tiếng Anh từ nhỏ và có hứng thú đọc các truyện bằng tiếng Anh do bố mẹ các cháu tìm mua cho.

Chúng tôi khuyến khích con cháu tận dụng thành quả của công nghệ thông tin nhưng khuyến cáo các cháu nhỏ nên sử dụng mạng một cách thông minh. Bản thân tôi làm gương cho con cháu bằng việc thường xuyên viết sách và hiện nay tôi đã in được trên 50 đầu sách. Tôi coi đó là gia tài của mình và luôn cố gắng để có thêm những cuốn sách mới giúp ích cho nền giáo dục của nước nhà.

Với kinh nghiệm của mình, ông kỳ vọng gì về tương lai của giáo dục Việt Namchúng ta cần làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà?

Với những thành tích của sự nghiệp đổi mới trong giáo dục, tôi hoàn toàn tin tưởng về chất lượng ngày càng tăng của nền giáo dục nước nhà. Vì đã làm việc tại nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển, tôi luôn nghĩ cần liên tục đổi mới để sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam theo kịp đà phát triển của giáo dục thế giới.

Thanh thiếu niên Việt Nam có sự phát triển trí tuệ không thua kém các nước khác, vì vậy một nền giáo dục tiên tiến sẽ giúp thế hệ trẻ nước ta phát triển kịp với thời đại. Tôi thường mong có một bộ sách giáo khoa tiến bộ trên thế giới được phát hành trên mạng để các thầy cô giáo trong cả nước có điều kiện tham khảo. Tôi cho rằng, nếu cố gắng thực hiện thì thực ra điều ấy đâu có quá khó trong điều kiện hiện nay. Một điều quan trọng là cần đổi mới cách dạy ngoại ngữ để mọi học sinh trước khi vào đại học đã có thể sử dụng thông thạo một ngoại ngữ.

Trước đây, tôi đã dành hẳn một năm để theo học một lớp chuyên tu Anh ngữ, nhờ đó thuận lợi cho công việc suốt thời gian sau này. Bên cạnh đó, việc đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào giáo dục cũng rất quan trọng. Ngày nay, với sự phát triển của AI, mọi người có thể bổ sung kiến thức một cách dễ dàng.

Xin cảm ơn Giáo sư!





Nguồn

Cùng chủ đề

Văn Lãng (Lạng Sơn): Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm cho đồng bào...

Nhằm thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, những năm qua, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm xuất khẩu lao động. Nhờ đó, đã nâng cao trình độ dân trí, tạo thuận lợi cho đồng bào DTTS có việc làm, tổ chức các mô hình...

TP.HCM kiến nghị để địa phương chủ động tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10

TP.HCM kiến nghị trao quyền chủ động cho các sở giáo dục và đào tạo trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngày 16-12, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh mầm non, THPT, học viên hệ giáo dục thường xuyên từ năm học 2025 - 2026. + Nhóm 1: Học sinh học tại các trường ở TP Thủ Đức...

Trường ĐH Trà Vinh đứng thứ 2 Việt Nam về trường ĐH xanh, phát triển bền vững

Trường ĐH Trà Vinh ghi dấu ấn trong bảng xếp hạng UI GreenMetric World University Rankings 2024 và giữ vững vị trí top 200 ĐH xanh, phát triển bền vững hàng đầu thế giới. ...

Trung Quốc dạy về AI cho học sinh ngay từ tiểu học và trung học

Trung Quốc thúc đẩy giáo dục trí tuệ nhân tạo (AI) ở cấp tiểu học và trung học giữa bối cảnh "chiến tranh công nghệ" diễn biến phức tạp và nhu cầu nhân tài AI tăng cao. Trung Quốc đang kêu gọi các trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Ukraine thừa nhận điều cay đắng, Quốc vương Campuchia đến Trung Quốc, Mỹ sẽ đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật ở...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Vai trò của lãnh đạo và văn hóa số quyết định sự thành công của chuyển đổi số

Ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, sự quyết tâm và dẫn dắt từ các cấp lãnh đạo là yếu tố tiên quyết trong chuyển đổi số. Toàn cảnh Hội thảo "Định hướng chuyển đổi số của Liên hiệp Hội Việt Nam đến 2025, tầm nhìn 2030". (Ảnh: Lê Hồng) ...

Một công ty Mỹ bị Nga đưa vào danh sách các tổ chức “không mong muốn”

Ngày 18/12, Văn phòng Tổng công tố Nga cho biết đã đưa công ty an ninh mạng tư nhân của Mỹ Recorded Future (RF) vào danh sách các tổ chức "không mong muốn".

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Nam sinh lớp 10 bị đánh gục ở sân trường, công an vào cuộc

Công an TP Thanh Hóa đang vào cuộc làm rõ vụ một nam sinh lớp 10 của Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa bị đánh gục ở sân trường. Sáng 18-12, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video clip ghi lại...

Ra mắt Vườn ươm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia Hà Nội

(ĐCSVN) - Vườn ươm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ là địa chỉ tin cậy, nơi các nhà khoa học, sinh viên chia sẻ những dự án, ý tưởng, cầu nối ủng hộ tinh thần dám nghĩ dám làm, nắm bắt những cơ hội học hỏi, xây dựng chiến lược, đưa sản phẩm khoa học phục vụ cộng đồng. Ngày 18/12, tại Hà Nội, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và...

Nhiều trường đại học hàng đầu của Mỹ bị kiện vì lạm thu

Đại học Pennsylvania, Đại học Georgetown, Đại học Notre Dame... bị kiện với cáo buộc lạm thu số tiền lên tới 685 triệu USD. Tờ The Washington Post ngày 17-12 đưa tin nhiều trường đại học hàng đầu tại Mỹ đã bị kiện với...

Những trường đại học có số ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ dài nhất

TPO - Hiện có khoảng 60 trường đại học đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, phần lớn các trường nghỉ 2 tuần, có trường nghỉ nhiều lên tới 40 ngày. TPO - Hiện có khoảng 60 trường đại học đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, phần lớn các trường nghỉ 2 tuần, có trường nghỉ nhiều lên tới 40 ngày. Hầu hết...

Truyền lửa cho thế hệ trẻ, học bổng Sharing the dream ghi dấu ấn trong cộng đồng

Gia nhập “ngôi nhà” SCG Sharing The Dream, sinh viên được hỗ trợ thực hiện dự án cộng đồng, tham quan nhà máy, tập huấn chuyên đề, kỹ năng mềm để phát triển bản thân và cả cơ hội góp mặt tại sự kiện quốc tế. Nổi bật nhất có thể kể đến các chương trình về ESG (Môi trường, Xã...

Mới nhất

Thủ tướng: Học viện Kỹ thuật Quân sự cần đẩy mạnh đào tạo lưỡng dụng

Thủ tướng chỉ đạo Học viện Kỹ thuật Quân sự cần tập trung xây dựng các chương trình đào tạo, hướng nghiên cứu vào vấn đề mới như AI, công nghệ bán dẫn, Internet vạn vật, cơ sở dữ liệu, dữ liệu lớn… Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày...

Ra mắt sản phẩm dịch vụ văn hoá Đế đô khảo cổ ký

(CLO) “Đế Đô khảo cổ ký” là dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản, mở ra một mô hình khai thác bản quyền di sản...

Giá vàng hôm nay 18/12 biến động thế nào?

Giá vàng nhẫn trong nước hôm nay (18/12) ghi nhận phiên tăng khá mạnh tại Công ty SJC khi tăng tới gần 500 nghìn đồng ở chiều mua, trong khi các thương hiệu khác bất động. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) hôm nay điều chỉnh tăng giá vàng nhẫn. Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ...

UAV của Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhiều thiết bị bay không người lái (UAV) do Việt Nam sản xuất, đã được đưa vào biên chế chiến đấu của các đơn vị quân đội. Tiên phong, đi đầu và các sản phẩm mang đậm dấu ấn trí tuệ "Made in Việt Nam" trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo, sản xuất thiết bị bay không người lái...

Phát huy vai trò của nhà lãnh đạo, nhà quản lý thúc đẩy công tác hiến máu tình nguyện

NDO - Chiều 18/12, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức Chương trình gặp mặt nhà lãnh đạo, nhà quản lý và Lễ trao Giải thưởng “Giọt hồng” năm 2024. Theo PGS,TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Huyết học-Truyền máu Trung ương, Chương trình gặp mặt nhà lãnh đạo, nhà quản lý và trao Giải...

Mới nhất