Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Các chuyên gia giải thích và cảnh báo về dư chấn, Ấn Độ lập tức triển khai "Chiến dịch Brahma"

Báo Quốc TếBáo Quốc Tế29/03/2025

Sau trận động đất có độ lớn 7,7 độ Richter xảy ra chiều 28/3 tại Myanmar, các chuyên gia dự báo rằng dư chấn có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng tới.


Cầu Ava bắc qua sông Irrawaddy, Myanmar bị hư hỏng sau trận động đất. (Nguồn: Mạng xã hội X)
Cầu Ava bắc qua sông Irrawaddy, Myanmar bị hư hỏng sau trận động đất có độ lớn 7,7 độ Richter xảy ra chiều 28/3 tại Myanmar. (Nguồn: Mạng xã hội X)

Theo số liệu mới nhất, trận động đất đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người và làm bị thương hơn 2.300 người ở Myanmar.

Các dư chấn này là hậu quả của những thay đổi áp lực trong lòng đất sau cú sốc chính.

Nhà địa chấn học Will Yeck làm việc tại Cơ quan Khảo sát địa chấn Mỹ (USGS) cho biết: "Sau trận động đất lớn đầu tiên, chúng tôi dự đoán sẽ có nhiều dư chấn diễn ra trong khu vực lân cận".

Trận động đất có tâm chấn gần thành phố Mandalay (Myanmar) đã gây ra sự tàn phá khủng khiếp, lan rộng đến tận thủ đô Bangkok của Thái Lan - cách đó khoảng 1.300 km.

Theo USGS, trận động đất xảy ra dọc theo đới đứt gãy Sagaing, gần bề mặt Trái Đất, khiến lực địa chấn trở nên dữ dội hơn. Ước tính sơ bộ cho thấy khoảng 800.000 người tại Myanmar có thể nằm trong vùng chịu tác động mạnh nhất của trận động đất. Số người thiệt mạng có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí cao hơn nữa.

Lớp vỏ Trái Đất do nhiều mảng kiến tạo kết lại như một bức tranh ghép hình. Các mảng này chủ yếu ổn định, nhưng ở rìa của chúng luôn có sự dịch chuyển. Nhà địa vật lý Michael Steckler làm việc tại Đại học Columbia giải thích: "Áp lực tích tụ khi các mảng kiến tạo trượt qua nhau nhưng bị kẹt lại, tăng dần trong hàng chục hoặc hàng trăm năm. Khi đạt đến giới hạn, các mảng kiến tạo đột ngột di chuyển và gây ra động đất".

Hầu hết các trận động đất xảy ra dọc theo ranh giới giữa các mảng kiến tạo. Tuy nhiên, ngay cả khi tâm chấn nằm ở ngoài đại dương, tác động của chúng vẫn có thể lan rộng đến các khu vực đông dân cư, gây ra thương vong và thiệt hại nặng nề, đặc biệt là khi các tòa nhà không được xây dựng theo tiêu chuẩn chống động đất.

Các nhà khoa học có thể xác định khu vực nào có khả năng xảy ra động đất, nhưng vẫn chưa thể dự đoán chính xác thời điểm cơn địa chấn sẽ diễn ra.

Ngay sau trận động đất kinh hoàng tại Myanmar, Ấn Độ đã lập tức triển khai “Chiến dịch Brahma” để hỗ trợ các vùng bị ảnh hưởng nạng nề.

Máy bay C-130J của Không quân Ấn Độ chở khoảng 15 tấn hàng cứu trợ, bao gồm lều, chăn, túi ngủ, gói thực phẩm, bộ vệ sinh, máy phát điện và thuốc thiết yếu, đã hạ cánh xuống Yangon vào sáng 29/3. Một đội tìm kiếm, cứu hộ và y tế đã cùng đi trên chuyến bay này.

Trong một bài đăng trên X, người phát ngôn Bộ Ngoại giao (MEA) Randhir Jaiswal viết: "Với Chiến dịch Brahma - Ấn Độ đóng vai trò là Người ứng cứu đầu tiên để hỗ trợ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi trận động đất lớn hôm qua (28/3). Đợt hàng đầu tiên gồm 15 tấn vật liệu cứu trợ”.

Trong khi đó, Đại sứ quán Ấn Độ tại Myanmar tuyên bố rằng họ đang phối hợp chuyển giao nhanh chóng các vật dụng cứu trợ và hỗ trợ từ Ấn Độ cho chính quyền Myanmar.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bày tỏ lo ngại về thảm họa động đất cùng xảy ra ở Myanmar và Thái Lan. Trong một bài đăng trên mạng xã hội, ông Modi đã cầu nguyện cho sự an toàn và hạnh phúc của người dân cả hai nước. Ông khẳng định rằng Ấn Độ sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ có thể và yêu cầu Bộ Ngoại giao giữ liên lạc với chính phủ Myanmar và Thái Lan.



Nguồn: https://baoquocte.vn/cap-nhat-tin-dong-dat-o-myanmar-cac-chuyen-gia-giai-thich-va-canh-bao-ve-du-chan-an-do-lap-tuc-trien-khai-chien-dich-brahma-309254.html

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng
Hình ảnh Việt Nam "Bling Bling" sau 50 năm thống nhất đất nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm