Trang chủDestinationsBình ThuậnTừ dự trữ nước đến cắt giảm lũ sông Cà Ty

Từ dự trữ nước đến cắt giảm lũ sông Cà Ty


Không chỉ Nhà nước tìm mọi cách xây dựng những “kho nước” cho Hàm Thuận Nam mà ngay những người dân ở huyện, tùy vào sức mình, điều kiện nhà mình cũng xây dựng những “kho nước” trong vườn nhà.

Kho nước trong vườn

Cứ vào tháng 3, người dân ở địa bàn huyện Hàm Thuận Nam lại bước vào đợt nạo vét ao hiện có, khoan giếng, đào ao trong vườn nhà để trữ nước mùa mưa. Năm nay cũng thế, lại rơi đúng thời điểm thanh long có giá trong khi hệ thống hồ, sông suối trên địa bàn đã báo hiệu cạn nước sớm nên tình hình đào ao trữ nước nhộn nhịp hơn ở tất cả các xã. Nhờ vậy, đến giờ, những cơn mưa đầu mùa đã giúp bao ao hồ trên địa bàn có thêm nước, giải được khát cho những vườn thanh long. Chuyện đào ao trữ nước ở đây đã thành thường xuyên từ nhiều năm nay, nhất là những khi giá thanh long tăng. Nổi bật là khi hồ Ba Bàu được xây dựng, tuyến kênh chuyển nước đi qua các xã Mương Mán, Hàm Thạnh… hình thành đã kích thích người dân ở các vùng này đào ao trữ nước như phong trào. Tiếp đó, khi tuyến kênh chuyển nước Sông Móng – Đu Đủ – Tân Lập đang thi công thì đến phiên người dân ở các xã Hàm Thạnh, Hàm Kiệm, Hàm Cường, Hàm Minh cũng hối hả đào ao để trữ nước trong vườn để chủ động tưới cho thanh long.

dsc_8506.jpg
Hồ Đu Đủ. Ảnh: Đ.Hòa

Trong khi đó, các xã phía biển như Tân Thuận, Tân Thành và Thuận Quý, khu vực chưa có công trình thủy lợi lớn nên ngoài nạo vét, đào ao tại nhà với hy vọng cất nước trời mưa, người dân còn lụy vào nước ở sông Phan chảy ra biển. Đó là lý do từ nhiều năm trước, chính quyền và nhân dân xã Tân Thuận đã nghĩ ra cách đắp cản trên sông Phan để giữ nước ngọt cũng như ngăn xâm nhập mặn bằng nguồn vốn xã hội hóa. Nhưng hiện tại, trên sông này chỉ có 2 cản được đắp, trong khi bình thường có đến 7 cản, vì phải tưới đến 1.400 ha thanh long. Chả là tháng 11 năm rồi, thời điểm người dân ở đây góp tiền đắp cản, giữ nước ngọt thì giá thanh long không cao nên dân không đóng góp. Sau tết giá thanh long tăng trở lại đã khiến nhiều nhà cho rằng bỏ lỡ cơ hội. Tuy nhiên, nếu tính toán sẽ thấy đó là bài toán có nhiều chi phí. Bởi ngay cả nước tưới, mỗi năm dân nơi đây phải đắp 6-7 cản, kinh phí mỗi cản khoảng từ 20 đến 40 triệu đồng; riêng cản cuối cùng (cản gần cầu Quang) có kinh phí đắp gần 150 triệu đồng. Nhưng tất cả sẽ không còn tác dụng nữa trong mùa mưa. Qua tháng 11, đầu mùa khô, dân lại bắt đầu góp tiền rồi đắp cản lại.

Theo lãnh đạo UBND xã Tân Thuận, kinh phí đắp cản rất lớn, nhưng nếu không đắp cản kịp thời thì việc xâm ngập mặn gây thiệt hại kinh tế còn lớn hơn. Thế nhưng, khi mưa bão hoặc áp thấp nhiệt đới diễn ra, nước sông Phan đổ về thì các cản này đều bị vỡ, cũng bị thiệt hại. Thành ra, xã đã đề nghị huyện cần xây đập ngăn mặn trên sông Phan. Và năm 2021, công trình Đập ngăn mặn sông Phan này đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi với tổng kinh phí hơn 19 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh nên không triển khai kịp. Đồng thời sau khi phân tích hiệu quả công trình thì vốn đầu tư đã bị đội lên khoảng 44 tỷ đồng nên các ngành chức năng đang tính toán lại.

Giữ nước lại Hàm Thuận Nam

Địa hình sông suối của Hàm Thuận Nam không hẳn của vùng hạn, vì nơi đây có nhiều lưu vực sông. Tuy nhiên, để tích được lượng nước này cần vốn lớn mới có thể chuyển nước đến vùng hạn dưới đồng bằng. Và điều đó càng gần về sau này mới thực hiện được. Đến thời điểm này, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi – chi nhánh Hàm Thuận Nam quản lý đến hơn 30 hệ thống công trình thủy lợi, trong đó chỉ có 6 hồ chứa nước quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Nhưng trong 6 công trình đó, đến thời điểm này chỉ có hồ Sông Móng với dung tích 34 triệu m3 là lớn nhất, đã tiếp nước về hồ Đu Đủ và hồ Tân Lập, giúp 1 vùng đất rộng khác có nước sản xuất. Việc chặn tích nước trên lưu vực Sông Móng, được xem là 1 nhánh đổ vào lưu vực sông Cà Ty xuôi về TP. Phan Thiết trước khi đổ ra cửa biển, hồ Sông Móng đã góp phần quyết định giảm lũ trên sông Cà Ty. Bằng chứng, từ năm 2011 đến nay, các phố phường của TP.Phan Thiết nằm ven sông Cà Ty không còn cảnh ngập lụt bất ngờ như trước. Đó là kết quả có sự góp phần của hồ Ba Bàu, công trình được hình thành nhờ lấy nguồn nước trên lưu vực sông Ka Pét và Sông Móng. Tất cả đều đổ vào sông Cà Ty.

dsc_0418.jpg
Chăm sóc thanh long. Ảnh: Đ.Hòa

Sắp tới, khi công trình hồ chứa nước Ka Pét chính thức khởi công thì việc cắt giảm lũ trên sông Cà Ty càng bền vững hơn. Cụ thể như dự án nêu là trung chuyển nước từ hồ La Ngà 3 sang lưu vực sông Cà Ty với lưu lượng 8,3m3/s, khi có hồ La Ngà 3; cắt giảm đỉnh lũ trên sông Cà Ty và điều tiết nước cho vùng hạ du gồm huyện Hàm Thuận Nam và TP. Phan Thiết, đồng thời cải thiện môi trường sinh thái. Vì hồ Ka Pét này có dung tích hữu ích thiết kế khoảng 50 triệu m3, là kho nước rất lớn với địa bàn huyện Hàm Thuận Nam có nhiệm vụ cấp nước tưới cho hơn 7.760 ha, cho khu vực các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện là Hàm Cần, Mỹ Thạnh. Không chỉ thế, còn bổ sung nước tưới cho khu tưới 745ha của kênh Sông Linh – Cẩm Hang; điều tiết bổ sung nước cho diện tích 1.000 ha thuộc khu tưới của hồ Ba Bàu; tiếp nước để tưới mở rộng cho khu tưới của hồ Sông Móng gồm: Khu tưới kênh Sông Móng – Đu Đủ – Tân Lập với diện tích 2.500 ha và khu tưới kênh Đu Đủ -Tân Thành (dự án ADB8) diện tích 1.960 ha. Ngoài ra, còn cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam cho biết, hồ Ka Pét với dung tích 50 triệu m3 là bằng dung tích của tất cả các hồ thủy lợi cộng lại hiện có trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam. Mấy năm qua, huyện hay bị thiếu nước, hụt nước vào tháng 4,5 nên khi có công trình này sẽ bảo đảm không còn thiếu nước. Qua sự hình thành các công trình thủy lợi trên địa bàn cho thấy, đó là hành trình giữ lại nước để tưới cho địa bàn Hàm Thuận Nam, đồng thời cũng cắt giảm lũ trên sông Cà Ty nên lợi cả đôi đường.

40 năm qua kể từ khi thành lập huyện, vùng hạn Hàm Thuận Nam có cách giữ nước đặc biệt là người dân thi nhau đào ao trữ nước trong vườn nhà, để tưới và cũng để chôn nước, 1 cách cải tạo để đất màu mỡ hơn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bàn giao 4 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo

Được biết, các hộ được bàn giao nhà Đại đoàn kết lần này là những hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở tại địa phương. Được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã quan tâm,...

Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận bàn giao công trình văn hóa, thể thao

BTO-Sáng 15/8, Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận phối hợp Chi hội Tin Lành Mũi Né khánh thành và bàn giao công trình văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời trong khuôn viên Nhà thờ Tin Lành Mũi Né. Công trình gồm các hạng mục, công cụ, thiết bị hỗ trợ...

Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng, tạo điều kiện thu hút dự án vào các KCN

Trên địa bàn Bình Thuận có 8 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư còn hiệu lực với tổng diện tích sử dụng đất hơn 2.463 ha. Trong số này hiện có 6 KCN đã đầu tư hạ tầng cơ bản hoàn chỉnh, còn lại 2 KCN đang tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng và thực hiện các...

Nhiều mô hình người cao tuổi làm kinh tế giỏi

Thời gian gần đây, phong trào người cao tuổi thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi do Hội Người cao tuổi phát động hàng năm đã được các địa phương, các ngành liên quan và đông đảo người cao tuổi ở huyện Hàm Thuận Nam hưởng ứng mạnh mẽ... Đa...

Nông dân lo thiếu nước, sấm sét vì… cao tốc

Nhà vườn thanh long dọc cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo - Dầu Giây, đoạn qua xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam bất an nhiều vấn đề do làm đường cao tốc, trong đó nước sản xuất và sấm sét vào mùa mưa. Cao tốc Bắc – Nam qua...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàm Thuận Nam: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

BTO-Ngày 29/11, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Hàm Thuận Nam tổ chức họp đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2024, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam Nguyễn Văn Phúc chủ trì cuộc họp. UBND huyện Hàm Thuận Nam đã tiến hành đánh giá, phân hạng 5 sản phẩm. Trong đó, có 3 sản phẩm mới là dưa lưới của chủ thể Thanh Tùng Farm ở thôn Phú Sung, xã Hàm Cường;...

Khi điểm du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm OCOP

1 trong số 4 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Bình vừa được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện thẩm định, công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024 đó là Du lịch Bàu Trắng U&ME. Đây là một trong những sản phẩm thuộc nhóm văn hóa đầu tiên của huyện Bắc Bình được công nhận, với sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… Khi...

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. Thách thức với sản phẩm...

Phan Thiết: Công nhận thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

UBND TP. Phan Thiết vừa tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm OCOP xếp hạng 3 sao trên địa bàn thành phố. Theo đó, lãnh đạo Phòng Kinh tế đã công bố quyết định công nhận của UBND thành phố về 7 sản phẩm (OCOP) đạt 3 sao của 3 chủ thể, gồm: Nước mắm lú Bà Hai MS40A và COOP SELECT nước mắm lú - Công ty TNHH...

Đức Linh:Có thêm 10 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

BTO-Huyện Đức Linh vừa công nhận thêm 10 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện đợt 1 năm 2024. Căn cứ kết quả Hội đồng đánh giá, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đức Linh vừa tổ chức, có thêm 10 sản phẩm được UBND huyện công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024 (đợt 1) gồm có: Gốm sứ gia dụng Tuhu của Công ty TNHH Tuhu; Bánh tráng Đỗ Gia...

Bài đọc nhiều

2 tháng, phát hiện 117 ca bệnh tim sau khám sàng lọc

Trong tháng 4, 5/2023, 2 đoàn gồm chương trình “Trái tim cho em” do quỹ Tấm lòng Việt phối hợp cùng đoàn bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM và đoàn Liên chi hội Tim mạch nhi và Tim bẩm sinh (TP. HCM) đến Bình Thuận khám sàng lọc tim cho trẻ em dưới 16 tuổi, phát hiện 117 ca bệnh tim. ...

Những sải bơi ra đảo Hòn Bà!

Từ nhu cầu thể dục, tắm biển hàng ngày mà hình thành Câu lạc bộ (CLB) Bơi - Lội La Gi qua 24 năm nay. Cũng có một phần bởi sức quyến rũ lạ lùng của bãi biển Đồi Dương (thuộc phường Bình Tân, thị xã La Gi). Một bãi biển đẹp nhất khu vực, với bãi cát mịn màng chạy dài đến ngảnh Tam Tân khoảng 7 cây số. Ngoài biển, không xa mấy vẫn thấy lồng...

Em Nguyễn Thanh Hòa – Vượt lên số phận

BTO-Nguyễn Thanh Hòa (SN 2010), sinh ra trong gia đình nghèo ở phường Phú Tài, thành phố Phan Thiết, nhưng không may mắn như các bạn cùng trang lứa. Từ nhỏ lúc mới bước vào tiểu học, cha mẹ của Hòa không thuận nhau nên chia tay mỗi người một ngã để lo cuộc sống riêng. ...

500 người được khám, phẫu thuật mắt miễn phí

Sáng 4/6, đoàn bác sĩ Nhân Ái TP.Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Bình Thuận cùng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận tổ chức khám, phẫu thuật mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại Bình Thuận. Chương trình có...

Tặng 2 căn nhà cho hộ cận nghèo

Thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân vừa bàn giao căn nhà đại đoàn kết cho gia đình bà Mang Thị Thơm, thường trú tại khu phố 2. Gia đình bà Thơm là hộ cận nghèo, khó khăn về nhà ở tại địa phương, dân tộc Rai, sống trong căn...

Cùng chuyên mục

Bắt Nguyễn Thị Chuyền để điều tra hành vi lừa đảo

Ngày 16/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tánh Linh đã thi hành lệnh bắt bị can đối với Nguyễn Thị Chuyền (SN 1990, ngụ thôn 2 xã Đồng Kho, Tánh Linh) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, Công an huyện...

Xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Nửa nhiệm kỳ 2020 – 2025, tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn, tinh gọn, sắp xếp giảm đầu mối bên trong của từng tổ chức, giảm tối đa cấp trung gian bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả. ...

Tắm biển, một người bị đuối nước thương tâm

Khoảng 5 giờ 15 phút sáng nay (17/8), ông N.Đ.Đ.N ( SN 1966, trú thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc) trong lúc tắm biển tại khu vực bãi đá Ông địa, thuộc phường Phú Hài, TP. Phan Thiết thì bị đuối nước. Phát hiện sự việc, người dân đang tắm biển ở đây đã lao ra  cứu đưa nạn nhân lên bờ thực hiện các biện pháp sơ cứu. Tuy nhiên nạn nhân đã tử vong...

Khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh tay chân miệng

Tình hình dịch bệnh tay chân miệng (TCM) tại Bình Thuận hiện nay đang gia tăng. Trong đó, số ca tử vong nghi do bệnh này tại La Gi cao nhất tỉnh. Bởi cộng đồng đang tồn tại nhiều trường hợp người lành mang vi rút gây bệnh TCM. Bệnh tay...

Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận bàn giao công trình văn hóa, thể thao

BTO-Sáng 15/8, Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận phối hợp Chi hội Tin Lành Mũi Né khánh thành và bàn giao công trình văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời trong khuôn viên Nhà thờ Tin Lành Mũi Né. Công trình gồm các hạng mục, công cụ, thiết bị hỗ trợ...

Mới nhất

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam: Bước khởi đầu đầy hứa hẹn

Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn. Trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam hiện...

Ngân hàng có mua bán USD phải dán thông báo để người dân nhận diện

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng có hoạt động mua bán ngoại tệ phải dán thông báo và siết việc bán USD trái phép tại các bàn thu đổi ngoại tệ. ...

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

(NLĐO) - Chung sức đồng lòng đưa đất nước cất cánh; Đi lại dịp Tết đã "nóng" lên; Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?... là những bài viết đáng chú ý ...

Sàn giao dịch công nghệ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển giao công nghệ

DNVN - Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học...

Lửa suýt lan đến pho tượng Phật khổng lồ, may mắn đã dập được lửa

Trao đổi với Dân Việt lúc 23 giờ, ông Nguyễn Đại Đồng - Chủ tịch UBND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cho biết, hiện tại đám cháy rừng phòng hộ...

Mới nhất