Trang chủDi sảnTruyền thống - Văn hiến: Mạch dẫn không gian sáng tạo đương...

Truyền thống – Văn hiến: Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại


VHO – Ngày 7.11 tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Truyền thống – Văn hiến – Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại”. Với những góc nhìn và chia sẻ thú vị, tọa đàm khẳng định những giá trị độc đáo của văn hóa Hà Nội, làm sáng tỏ sự chuyển dịch của dòng chảy văn hóa Hà Nội cùng những yếu tố tác động đến sự chuyển dịch này.

Truyền thống - Văn hiến: Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại - ảnh 1
Tọa đàm “Truyền thống – Văn hiến – Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại” đưa ra nhiều góc nhìn thú vị

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các khách mời: TS. Nguyễn Quang, KTS, nhà quy hoạch và quản lý đô thị với hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc trong các lĩnh vực; Ths. Phạm Minh Quân, nhà nghiên cứu nghệ thuật, giảng viên Khoa Nghệ thuật và Thiết kế, Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Viện trưởng Viện Nhân học Văn hóa; Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà; GS.Viện sĩ, họa sĩ Ngô Xuân Bính.

Các diễn giả đã phân tích, đánh giá về những thay đổi cơ bản về định hướng văn hóa Thủ đô khi tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Đồng thời, bàn luận về những yếu tố truyền thống trong không gian sáng tạo và nhận thức của người trẻ; vị thế của Bảo tàng Hà Nội trong các hoạt động sáng tạo. 

Những chia sẻ cho thấy nhiều giá trị văn hoá truyền thống của Hà Nội đang thực sự được làm sống dậy qua các không gian sáng tạo, nhờ sự kết hợp giữa những giá trị truyền thống và yếu tố hiện đại. Trong đó, Bảo tàng Hà Nội là một trong những địa chỉ khơi nguồn cảm hứng, là mạch dẫn sáng tạo, nơi gắn kết, lan tỏa các giá trị truyền thống và hiện đại; nơi tạo dựng không gian sáng tạo, chắp cánh cho những ý tưởng sáng tạo đến gần với đời sống.

Truyền thống - Văn hiến: Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại - ảnh 2
Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà phát biểu tại Tọa đàm

Các diễn giả cũng chỉ ra rằng, bên cạnh vai trò quan trọng trong việc duy trì, phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô, Bảo tàng Hà Nội cũng còn phải đối diện với những thách thức để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo, thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ. 

TS. Nguyễn Quang nhấn mạnh, văn hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Đối với Hà Nội, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển. 

Hiếm có một thành phố nào có một bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa với những nguồn tài nguyên văn hóa phong phú như Thủ đô Hà Nội. Văn hóa, con người Hà Nội chính là nguồn lực, tiềm năng bất tận, nếu biết khai thác sẽ tạo nên động lực vô cùng to lớn cho sự phát triển.

Truyền thống - Văn hiến: Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại - ảnh 3
Các đại biểu, diễn giả, khách mời tham gia tọa đàm

Đề cập tới những nỗ lực của Hà Nội trong việc phát huy vai trò của văn hóa, không gian sáng tạo, các khách mời cũng đưa ra những minh chứng cho thấy giá trị độc đáo của văn hóa Hà Nội qua mạng lưới không gian sáng tạo đang được triển khai.

Trong sự phát triển đó, không khó để nhận thấy sự chuyển dịch của dòng chảy văn hóa Hà Nội và những yếu tố có tác động lớn nhất đến sự chuyển dịch này.

Các diễn giả cũng đã tập trung phân tích, đánh giá về những thay đổi cơ bản về định hướng văn hóa Thủ đô sau khi triển khai Kế hoạch số 266/KH-UBND của UBND TP. Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động  tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2024-2025. Đồng thời, bàn luận về những yếu tố truyền thống trong không gian sáng tạo và nhận thức của người trẻ.

Truyền thống - Văn hiến: Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại - ảnh 4
Giám đốc Bảo tàng tặng hoa các diễn giả tham gia tọa đàm

Nhiều góc nhìn cũng cho khán giả hình dung việc phải làm thế nào để thế hệ trẻ có thể kết nối với văn hóa truyền thống của Hà Nội thông qua các hoạt động sáng tạo; làm thế nào để các hoạt động trong không gian sáng tạo của bảo tàng thu hút đông đảo công chúng, góp phần duy trì và phát huy và lan tỏa giá trị văn hóa Thủ đô.

Đặc biệt, nhiều ý kiến lưu ý làm sao để giữ được nét truyền thống trong không gian sáng tạo mà không bị “hòa tan” bởi các yếu tố hiện đại trong bối cảnh Hà Nội ngày càng phát triển.

Truyền thống - Văn hiến: Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại - ảnh 5
Triển lãm “Hiện linh” của họa sĩ Ngô Xuân Bính giới thiệu gần 200 tác phẩm gốm điêu khắc

Nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở VHTT Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo, ngày 10.11.2024 sẽ diễn ra Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của hoạ sĩ Ngô Xuân Bính tại không gian sáng tạo ngoài sân vườn của Bảo tàng Hà Nội.

Triển lãm giới thiệu gần 200 tác phẩm gốm điêu khắc lần đầu được ra mắt của GS.VS. Họa sĩ Ngô Xuân Bính với những cách thể hiện, công nghệ mới chưa xuất hiện tại bất kỳ một cuộc triển lãm nào tại Việt Nam. Đây được coi là một trong những sự kiện tiêu biểu nhất trong chuỗi các hoạt động tại không gian sáng tạo của Bảo tàng Hà Nội.

Triển lãm nhận được sự bảo trợ và đồng hành của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Sở VHTT Hà Nội và được các nhà chuyên môn, nghệ sĩ tên tuổi đánh giá cao, như NĐK Tạ Quang Bạo, họa sĩ lão thành Lê Ngọc Hân…

Truyền thống - Văn hiến: Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại - ảnh 6
GS.VS. Họa sĩ Ngô Xuân Bính

Hoạt động lao động sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt với các tác phẩm gốm điêu khắc lần này của GS.VS. Họa sĩ Ngô Xuân Bính cũng chính mạch nguồn không ngừng nghỉ mà họa sĩ muốn gửi gắm trong suốt nhiều năm qua, nhằm góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển lâu đời của gốm Việt; nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của cha ông ngàn đời xưa; gắn kết, lan tỏa các giá trị truyền thống và hiện đại; tạo dựng không gian sáng tạo mới, đưa mỹ thuật đến gần với đời sống.

Những tác phẩm cũng thể hiện thái độ, tinh thần trách nhiệm lao động sáng tạo của một nghệ sĩ, công dân của Thủ đô, người con đất Việt với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nền mỹ thuật Việt Nam tiên tiến, nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc.

Triển lãm gốm “Hiện linh” diễn ra từ 10.11.2024 đến hết ngày 31.12.2025 tại Bảo tàng Hà Nội. Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội với những hoạt động quy mô, ấn tượng như triển lãm “Hiện linh” hi vọng sẽ đáp ứng nhu cầu của khách tham quan trong và ngoài nước, của người yêu nghệ thuật khi đến với Thủ đô, đặc biệt được kỳ vọng sẽ thu hút đông đảo bạn trẻ, để những giá trị văn hoá truyền thống được nối dài thông qua những không gian sáng tạo đương đại.

Ngày 12.9.2024, UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch 266/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động Hà Nội tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2024-2025. 

Ngày 15.10.2024, Sở VHTT Hà Nội ban hành văn bản số 734/KH-SVHTT về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Những động thái tích cực này cho thấy sự chuyển mình của thành phố đối với việc xây dựng và phát triển các không gian văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của Thủ đô.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/truyen-thong-van-hien-mach-dan-khong-gian-sang-tao-duong-dai-110940.html

Cùng chủ đề

Thách thức và cơ hội’

Chiều nay 9/12, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ‘Thị trường Carbon: Thách thức và cơ hội’. Triển khai các chủ trương phát triển kinh tế xanh, bền vững cũng như thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 theo Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn thương, tổn thất...

Được gì sau 8 năm điều chỉnh luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh Hà Nội?

Sau 8 năm triển khai điều chỉnh, sắp xếp luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh Hà Nội, đến nay, theo cơ quan quản lý, các chuyên gia, hoạt động của các doanh nghiệp vận tải cơ bản đã ổn định. ...

Trực tiếp: Tọa đàm “Quy định luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh Hà Nội: Giữ hay bỏ?”

Sáng 6/12, Báo Giao thông tổ chức tọa đàm "Quy định luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh Hà Nội: Giữ hay bỏ?" với sự tham gia của cơ quan quản lý, hiệp hội vận tải và chuyên gia. UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận kiến...

Tìm giải pháp đưa TPHCM bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TPO - Ngày 27/11, Học viện Cán bộ TPHCM tổ chức tọa đàm “TPHCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” nhằm lắng nghe các chuyên gia, nhà khoa học hiến kế, góp ý cho thành phố phát triển trong kỷ nguyên mới. TPO - Ngày 27/11, Học viện Cán bộ TPHCM tổ chức tọa đàm “TPHCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” nhằm lắng nghe...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự chương trình Dự...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024) đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM với nhiều hoạt động. Triển lãm và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM Chương trình do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

30 năm Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: Phát triển xứng tầm Di sản

30 năm qua, Vịnh Hạ Long đã đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là "bước chân" đầu tiên, mở đường cho những danh hiệu nổi bật mà Vịnh Hạ...

30 năm vịnh Hạ Long được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới

Lễ kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới vừa được tổ chức long trọng, ý nghĩa.   Các đại biểu dự buổi lễ - Ảnh: Báo Quảng Ninh Tối 14-12, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024). Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường...

Họa sĩ kể chuyện bảo tồn di sản, văn hóa Huế qua tranh

Họa sĩ Võ Thành Thân vẽ các tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, giá trị truyền thống của Cố đô Huế, qua đó kêu gọi người trẻ gìn giữ giá trị bản sắc, hồn cốt của dân tộc. Triển lãm Mộng ảnh của họa sĩ Võ Thành Thân vừa được khai mạc tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San, TPHCM. Chia sẻ với VietNamNet, Võ Thành Thân cho biết dành thời gian 3 năm thực hiện các tác phẩm,...

Cùng chuyên mục

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch...

30 năm Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: Phát triển xứng tầm Di sản

30 năm qua, Vịnh Hạ Long đã đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là "bước chân" đầu tiên, mở đường cho những danh hiệu nổi bật mà Vịnh Hạ...

Huế: Tăng vốn trùng tu Quốc Tử Giám và Văn Miếu thời nhà Nguyễn

HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt điều chỉnh mức đầu tư đối với 2 dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Ngày 14.12, tin từ HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết vừa quyết định điều chỉnh mức đầu tư tu bổ, tôn tạo và phục hồi 2 di tích Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Cụ thể, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã điều chỉnh...

30 năm vịnh Hạ Long được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới

Lễ kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới vừa được tổ chức long trọng, ý nghĩa.   Các đại biểu dự buổi lễ - Ảnh: Báo Quảng Ninh Tối 14-12, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024). Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường...

Video Art ‘Thăng Đường Nhập Thất’: Dấu Ấn Văn Hóa Qua Nghệ Thuật

Triển lãm video art "Thăng Đường Nhập Thất," diễn ra tại giảng đường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mang đến một làn gió mới, thổi bừng sức sống cho kiệt tác mỹ thuật Đông Dương. Lấy cảm hứng từ bức tranh kinh điển của Victor Tardieu, tác phẩm không chỉ tái hiện quá khứ mà còn dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá sâu sắc về lịch sử và văn...

Mới nhất

Kinh thành cổ Lam Kinh ở Thanh Hóa có 5 bia đá Bảo vật quốc gia, 3 cây cổ thụ nổi tiếng về sự...

Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến...

Khúc quân hành trên thành phố di sản

Ngày 18/12, TP. Hạ Long tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng ôn lại truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam nói chung và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh và...

Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Với lợi thế đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp, cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê là một trong những hướng đi mới đang được ngành chức năng huyện Hướng Hóa...

Nhà báo Cuba bày tỏ ấn tượng trước sự trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam được coi là một trong những đội quân lớn nhất và siêu việt nhất trên thế giới. Đây là khẳng định mà nhà báo, nhà văn Cuba Luis Manuel Arce Isaac, phóng viên chiến trường tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Nicaragua đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên...

Bộ Công an – Bộ Quốc phòng gặp mặt nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 17/12/2024, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức buổi gặp mặt chúc mừng Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Dự buổi gặp mặt có...

Mới nhất