Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTrung Quốc - từ vô danh đến siêu cường vũ trụ

Trung Quốc – từ vô danh đến siêu cường vũ trụ


Từng vắng bóng trên “sân chơi” vũ trụ, Trung Quốc hiện là một trong số ít quốc gia đưa được người lên không gian và phóng tàu tới hành tinh khác.





Robot Chúc Dung và trạm đổ bộ của Trung Quốc trên sao Hỏa. Ảnh: CNSA

Robot Chúc Dung và trạm đổ bộ của Trung Quốc trên sao Hỏa. Ảnh: CNSA

Năm 1957, Liên Xô gây chấn động toàn thế giới khi phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên lên vũ trụ, Sputnik 1. Khi đó, cố chủ tịch nước Trung Quốc Mao Trạch Đông được cho là đã than thở: Trung Quốc thậm chí không thể đưa một củ khoai tây lên không gian. Thời đó, không gian hoàn toàn vắng bóng Trung Quốc.

Năm 2023, trải qua hơn 6 thập kỷ theo đuổi “giấc mơ vũ trụ”, Trung Quốc khiến thế giới thán phục khi không chỉ phóng thành công nhiều vệ tinh, tự xây trạm vũ trụ, đưa người lên quỹ đạo Trái Đất, mà còn đưa robot hạ cánh xuống những thiên thể khác như Mặt Trăng và sao Hỏa. Ngày nay, Trung Quốc luôn là cái tên không thể thiếu khi nhắc đến những cường quốc vũ trụ trên thế giới.

Sự phát triển của chương trình không gian Trung Quốc

Năm 1957, Mao Trạch Đông tuyên bố Trung Quốc cũng sẽ phóng vệ tinh của riêng mình. Với sự hỗ trợ của công nghệ Liên Xô và các nhà khoa học như Qian Xuesen, người từng học và làm việc ở Mỹ, nước này đã xây dựng một chương trình không gian đầy tham vọng.

Cột mốc quan trọng đầu tiên xảy ra vào năm 1970, khi Trung Quốc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên, Đông Phương Hồng 1, từ trung tâm phóng Tửu Tuyền ở tỉnh Cam Túc. Dù không có công nghệ phức tạp, vệ tinh này vẫn giúp Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 5 đưa vệ tinh lên quỹ đạo sau Liên Xô, Mỹ, Pháp và Nhật Bản.

Phấn khích trước thành công của Đông Phương Hồng 1, Trung Quốc công bố kế hoạch đưa hai phi hành gia lên không gian vào năm 1973. Kế hoạch mang tên Dự án 714, chính thức thông qua năm 1971. Tuy nhiên, dự án bị hủy bỏ do những bất ổn chính trị trong thời kỳ đó.





Vệ tinh Đông Phương Hồng 1. Ảnh: Xinhua

Vệ tinh Đông Phương Hồng 1. Ảnh: Xinhua

Đến những năm 1980, Trung Quốc bắt đầu phóng vệ tinh đều đặn và tham gia thị trường thương mại, cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh lên vũ trụ cho các công ty và quốc gia khác với giá rẻ.

Năm 1992, Trung Quốc thông báo về Dự án 921 nhằm phóng tàu chở người lên không gian rồi trở về Trái Đất. Mục tiêu này đạt được vào năm 2003, đưa Trung Quốc trở thành nước thứ ba sau Mỹ và Liên Xô sử dụng tên lửa của mình để đưa người vào vũ trụ. Khi đó, phi hành gia Yang Liwei đã có chuyến du hành không gian khoảng 21 tiếng trên tàu Thần Châu 5.

Những năm tiếp theo, khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh, chính phủ nước này bắt đầu đầu tư mạnh cho chương trình không gian. Theo SCMP, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển tàu vũ trụ tăng từ 22,6 triệu USD năm 2000 lên 433,4 triệu USD năm 2014.

Khoảng một thập kỷ trở lại đây, Trung Quốc liên tục gặt hái thành công, gây chú ý lớn trên toàn thế giới. Năm 2013, robot Thỏ Ngọc của tàu Hằng Nga 3 hạ cánh xuống Mặt Trăng, trở thành robot đầu tiên của Trung Quốc làm được điều này, đồng thời là robot đầu tiên trên thế giới đáp xuống Mặt Trăng sau trong gần 4 thập kỷ. Năm 2018, Trung Quốc phóng tàu Hằng Nga 4, mang theo robot tự hành Thỏ Ngọc 2. Đến năm 2019, Thỏ Ngọc 2 hạ cánh thành công xuống vùng tối Mặt Trăng, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử làm được điều này.

Năm 2020 đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng trong công cuộc khám phá không gian của Trung Quốc. Tháng 12, tàu Hằng Nga 5 đáp xuống Mặt Trăng và lấy mẫu đất đá mang về Trái Đất. Đây là lần đầu tiên sau 44 năm mẫu vật Mặt Trăng được mang về thành công (lần lấy mẫu vật trước đó thuộc về tàu Luna-24 của Liên Xô, diễn ra vào năm 1976). Tháng 7, Trung Quốc phóng Thiên Vấn 1, tàu vũ trụ đầu tiên của nước này bay tới một hành tinh khác. Con tàu đáp xuống sao Hỏa tháng 5/2021, đưa Trung Quốc trở thành nước thứ hai làm được như vậy, chỉ sau Mỹ.

Năm 2022, Trung Quốc hoàn thành Thiên Cung, trạm vũ trụ mà nước này bắt đầu phát triển từ năm 2011. Trạm vũ trụ hiện gồm 3 module và do các phi hành đoàn 3 người luân phiên tới vận hành. Khi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) dừng hoạt động, dự kiến vào năm 2030, Thiên Cung có thể trở thành trạm vũ trụ duy nhất trên quỹ đạo phục vụ cho nghiên cứu khoa học.





Mô phỏng trạm vũ trụ Thiên Cung hoạt động trên quỹ đạo Trái Đất. Ảnh: CMSEO

Mô phỏng trạm vũ trụ Thiên Cung hoạt động trên quỹ đạo Trái Đất. Ảnh: CMSEO

Kế hoạch khám phá không gian của Trung Quốc trong tương lai

Một trong những dự án vũ trụ nổi bật nhất của Trung Quốc là đưa người lên Mặt Trăng trước cuối năm 2030. “Dự án cũng sẽ hướng tới việc sinh sống trên bề mặt Mặt Trăng trong thời gian ngắn, thu thập mẫu vật và tiến hành nghiên cứu”, Lin Xiqiang, phó giám đốc Cơ quan Vũ trụ có Phi hành đoàn của Trung Quốc, cho biết sau vụ phóng tàu chở người Thần Châu 16 hồi tháng 5 năm nay.

Một dự án quan trọng khác là hợp tác với Nga xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng. Theo phó giáo sư Svetla Ben-Itzhak tại Đại học Air (bang Alabama, Mỹ), Trạm nghiên cứu Mặt Trăng Quốc tế (ILRS) sẽ nằm ở cực nam Mặt Trăng hoặc gần đó. Các nhiệm vụ có phi hành đoàn, cả dài hạn lẫn ngắn hạn, liên quan đến căn cứ dự kiến triển khai vào đầu những năm 2030.

“Một số mục tiêu của Trung Quốc bao gồm thám hiểm Mặt Trăng để nghiên cứu triển vọng khai thác những nguồn năng lượng và vật liệu trên Mặt Trăng, đào tạo con người cách rời khỏi Trái Đất, thiết lập các trạm nghiên cứu dài hạn, phát triển các sản phẩm và ngành công nghiệp ở vùng không gian ngoài Trái Đất, lập nên vùng đất tự cung tự cấp ngoài hành tinh”, Ben-Itzhak nói với tờ Indian Express.

Các sứ mệnh khác trong tương lai bao gồm mở rộng trạm vũ trụ Thiên Cung, phóng tàu vũ trụ khác tới sao Hỏa, hướng đến phóng tàu tới sao Mộc và sao Thổ.

Ảnh hưởng của chương trình không gian Trung Quốc đến thế giới

Những thành tựu không gian ngoạn mục của Trung Quốc thực chất mang lại lợi ích cho cả nhân loại, Dumitru Prunariu, phi hành gia người Romania đầu tiên và duy nhất bay vào vũ trụ, phát biểu tại hội nghị quốc tế Asia’s Century diễn ra vào tháng 7/2022.

Năm 2021, Trung Quốc chi tới 16 tỷ USD cho chương trình không gian, chỉ đứng sau Mỹ với ngân sách 60 tỷ USD, một con số ấn tượng. Trong khi đó, Ấn Độ nằm trong số 7 quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho không gian. “Động lực an ninh khu vực, năng lực mới của Trung Quốc trong lĩnh vực không gian có thể thúc đẩy Ấn Độ tiến xa hơn nữa trong việc phát triển năng lực không gian của chính mình”, Ben-Itzhak chia sẻ trên Indian Express.

Khi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) “nghỉ hưu” trong vài năm tới, Thiên Cung có thể trở thành trạm duy nhất còn hoạt động. Theo dự kiến, trạm Thiên Cung sẽ là nơi diễn ra hơn 1.000 thí nghiệm khoa học trong suốt thời gian hoạt động, bao gồm dự án quốc tế giữa CMSA và Văn phòng Liên Hợp Quốc về Hoạt động Vũ trụ (UNOOSA). Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) tỏ ra sẵn sàng hợp tác quốc tế và cho phép các phi hành gia không phải người Trung Quốc tham gia nhiệm vụ trên trạm trong tương lai. Ngoài chào đón phi hành gia nước ngoài, trạm thậm chí có thể mở cửa với các du khách vào cuối thập kỷ này.

Trung Quốc cũng đang hợp tác với Nga để xây dựng ILRS – căn cứ của con người trên Mặt Trăng. CNSA và Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos đã mời các nước khác cùng tham gia chương trình. Nếu thành công, ILRS sẽ là cột mốc quan trọng trong hành trình chinh phục các thiên thể khác của nhân loại.

Thu Thảo (Tổng hợp)




Source link

Cùng chủ đề

Giải mã tín hiệu giống người ngoài hành tinh từ năm 2023

(CLO) Các nhà khoa học đã giải mã được thông điệp giống như của người ngoài hành tinh nhờ dữ liệu thô từ ba đài quan sát trên Trái đất. ...

Tỷ phú Musk đến gần giấc mơ đưa con người lên sao Hỏa sau chiến thắng của ông Trump

DNVN - Theo một số nguồn tin của hãng Reuters (Anh), kế hoạch đưa con người lên sao Hỏa của tỷ phú Elon Musk có thể sẽ trở thành ưu tiên quốc gia lớn hơn khi ông Donald Trump đảm nhận vai trò tổng thống. ...

Tàu vũ trụ Thần Châu-18 của Trung Quốc đưa ba phi hành gia trở lại Trái Đất

DNVN - Vào lúc 15h12 chiều 3/11 theo giờ Việt Nam, tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-18 (Shenzhou-18) từ Trung Quốc đã tách khỏi trạm vũ trụ Thiên Cung, đưa ba phi hành gia về lại Trái Đất. ...

Voyager 1 thức dậy sau khi im lặng cách xa 15 tỷ dặm

(CLO) Tàu vũ trụ 47 năm tuổi Voyager 1, đã kết nối lại được với NASA sau sự cố kỹ thuật gây ra tình trạng mất liên lạc. ...

Từ bên ngoài Hệ Mặt Trời, tàu Voyager 1 vẫn gửi dữ liệu về Trái đất

(Dân trí) - Sau 47 năm kể từ ngày phóng, tàu Voyager 1 vẫn tiếp tục mang về dữ liệu quan trọng từ bên ngoài Hệ Mặt Trời. Trong một thông báo mới đây của NASA, tàu thám hiểm Voyager 1 đã phải sử dụng tới máy phát vô tuyến dự phòng, vốn ngừng hoạt động kể từ năm 1981.Nguyên nhân là bởi tàu đã gặp phải những sự cố liên lạc thời gian gần đây và tự đặt mình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long ​

 Tham dự tọa đàm có đồng chí Vũ Hải Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP Cần Thơ cùng nhiều lãnh đạo các viện, trường, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân, Đồng bằng...

Mận cành Tây Bắc về Hà Nội sớm, 150.000 đồng/bó

TPO - Mặc dù còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng ở Hà Nội đã bắt đầu có sự xuất hiện của những loài hoa đặc trưng cho Tết như hoa đào, hoa mận. Sự xuất hiện của những cành đào, cành mận trên phố vào mùa này không chỉ là điểm nhấn mà còn thu hút được nhiều khách hàng yêu hoa mua sắm.  11/11/2024 | 12:59...

Chiến lược Blockchain Quốc gia và “cơ hội chia đều” cho mọi nền kinh tế

NDO - “Nếu như Trí tuệ Nhân tạo (AI) là cuộc chạy đua về chi phí đầu tư và nền tảng công nghệ vượt trội chỉ dành cho các cường quốc kinh tế thì blockchain được coi là “cơ hội chia đều” cho mọi quốc gia. Chúng ta đang đứng trước cơ hội lớn đó khi Chiến lược Blockchain Quốc gia chính thức được ban hành”. Ngày 22/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định...

Phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo

(ĐCSVN) - Kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân, hỗ trợ hoạch định chính sách, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số cũng như đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 11/11, Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Bộ KH&CN) và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật...

Nhận diện thách thức trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

NDO - Ngày 12/11, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn. Sự kiện nằm trong khuôn khổ hội thảo thường niên về phát triển bền vững, nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bền vững, qua đó lan tỏa nguồn cảm hứng đổi mới sáng tạo để phát triển xanh hơn, bền vững...

Cùng chuyên mục

‘Đầu tư’ trên mạng, một phụ nữ Nhật bị lừa số tiền kỷ lục hơn 5 triệu USD

Wen Zhuolin, 34 tuổi, tự xưng là giám đốc công ty ở Tokyo, lừa người phụ nữ Nhật Bản tham gia chương trình đầu tư trên ứng dụng nhắn tin Line. Ngày 12-11, lực lượng chức năng Nhật Bản đã bắt giữ 1 người...

“Bảo mật danh tính” cùng Cuộc thi Capture-the-Flag

(ĐCSVN) - Sự kiện bao gồm Hội thảo An ninh mạng và Cuộc thi Capture-the-Flag giúp sinh viên hiểu rõ hơn về hệ sinh thái an ninh mạng. Chủ đề năm nay, “Bảo mật Danh tính”, tập trung vào tầm quan trọng của việc bảo mật danh tính cá nhân và số trong thế giới kết nối ngày nay. ...

Viettel công bố triển khai thương mại mạng 5G Open RAN ‘Made by Viettel’

Ngày 13-11, Viettel đã công bố triển khai thương mại diện rộng trạm phát sóng 5G Open RAN 'Make in Vietnam, Made by Viettel', trạm phát sóng 5G Open RAN đầu tiên trên thế giới do Viettel và Qualcomm đồng nghiên cứu phát triển. ...

Triển khai thương mại trạm phát sóng 5G Open RAN “Make in Vietnam, Made by Viettel”

(ĐCSVN) – Viettel vừa công bố triển khai thương mại diện rộng trạm phát sóng 5G Open RAN “Make in Vietnam, Made by Viettel. Đây là trạm phát sóng 5G Open RAN đầu tiên trên thế giới sử dụng chipset Qualcomm, do Viettel và Qualcomm đồng nghiên cứu phát triển. ...

Ở tuổi 90, chủ nhân Giải thưởng VinFuture vẫn truyền lửa cho các nhà khoa học trẻ

NDO - Một năm sau khi được vinh danh trên sân khấu của VinFuture, Giáo sư Khush vẫn tiếp tục cống hiến cho khoa học với những hỗ trợ ý nghĩa cho người trẻ trong nghiên cứu về lúa gạo.  NDO - Một năm sau khi được vinh danh trên sân khấu của VinFuture, Giáo sư Khush vẫn tiếp tục cống hiến cho khoa học với những hỗ trợ ý nghĩa cho người trẻ trong...

Mới nhất

Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm?

Ngồi nhiều ở nơi làm việc sẽ gây áp lực lên cột sống. Tình trạng này duy trì trong thời gian dài sẽ...

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó Ban Dân tộc,...

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa được Bộ Giao thông - Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Các nội dung liên quan đến Dự án...

Hoàng Thùy gợi cảm, MC Hoàng Oanh cao 1,68m tự tin diễn thời trang

Show thời trang SR Celebrating Local Pride mùa thứ 8 quy tụ dàn sao gồm người mẫu Hoàng Thùy, Miss Cosmo 2024 Ketut Permata Juliastrid, á hậu Karnruethai Tassabut... Chi Pu sắc sảo, thanh lịch khi làm 'giám đốc'Tại buổi diễn thời trang "SR Celebrating Local Pride" lần thứ 7, ca sĩ Chi Pu gây ấn tượng với vẻ đẹp...

Nên đi khám trầm cảm ở đâu để được chẩn đoán đúng?

Trầm cảm là một rối loạn tâm lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi và sức khỏe. Để được chẩn đoán đúng từ đó có quy trình điều trị tích cực,...

Mới nhất