Trang chủVăn hóa - Xã hộiDi sảnTriển Lãm Vẻ Đẹp Linh Thiêng: Hình Tượng Rồng Trên Bia Tiến...

Triển Lãm Vẻ Đẹp Linh Thiêng: Hình Tượng Rồng Trên Bia Tiến Sĩ

Nằm trong chuỗi hoạt động nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải Phóng Thủ Đô (10/10/1954 – 10/10/2024), chiều ngày 31/07/2024 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Trung Tâm hoạt động Văn Hoá Khoa Học Văn Miếu- Quốc Tử Giám đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trên bia tiến sĩ”.

Nhìn lại năm 1484, chính tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, dưới triều đại của vua Lê Thánh Tông, bia tiến sĩ đầu tiên được xây dựng và khắc tên những người đỗ tiến sĩ vào năm bấy giờ. Sau 540 năm trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện vẫn bảo tồn được 82 tấm bia tiến sĩ, ghi danh 1.304 vị tiến sĩ xuất sắc. Những bia tiến sĩ này không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật và văn hóa, một trong số đó là hình tượng rồng chạm khắc trên bia.

Rồng Vân Du. Ảnh: Hoàng Anh

Trong số các hoa văn và hoạ tiết đã được sử dụng để trang trí trên trán bia và diềm bia Tiến sĩ, hình tượng rồng luôn được dành một vị trí hết sức trang trọng. Vốn là linh vật đứng đầu trong danh sách tứ linh (long, ly, quy, phượng), từ trước đến nay, rồng luôn được coi là đại diện thiêng liêng, cao quý và chỉ dành cho các bậc quân vương, và thường được thể hiện theo bố cục một đôi rồng chầu vào mặt trời có mây lửa bao quanh.

Hội Ngộ Với Rồng. Ảnh: Hoàng Anh

Hình tượng rồng trên các bia tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những đặc điểm nổi bật và độc đáo. Nếu như đợt dựng bia năm 1653 thể hiện hình rồng theo hướng tả thực thì kể từ đợt dựng bia năm 1717 trở đi, hầu hết các hình tượng rồng đều được các nghệ nhân tạo tác theo những cách thể hiện hết sức đa dạng, thoát ly hoàn toàn khỏi những khuôn mẫu thông thường.

Dưới đặc điểm chính trị ở triều đại phong kiến giai đoạn vua Lê, chúa Trịnh thế kỉ 18, việc sử dụng hình ảnh khuôn mẫu rồng không còn phù hợp. Từ đây những phiên bản rồng hóa mây, rồng hoá lửa hay rồng hoá cây lá lần lượt được ra đời dưới đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân thời bấy giờ, không chỉ thể hiện yếu tố văn hoá thẩm mỹ mà còn mang trong mình dấu ấn về một thời kì hết sức đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Long Môn 8 : Hoa Văn trên bia tiến sĩ khoa thi 1775 được dựng năm 1776. Ảnh: Hoàng Anh

Đã nhiều thế kỷ đã trôi qua, mỗi tấm bia đều phải hứng chịu tác động bất lợi của thời tiết như nắng, mưa, sương, gió khiến cho mặt bia bị bào mòn khá nhiều, các họa tiết đều ít nhiều bị che phủ sau lớp bụi của thời gian. Song nhờ có kỹ thuật rập thác bản, các nhà nghiên cứu tìm lại được không chỉ những bài văn bia chứa đựng nhiều thông tin hữu ích mà còn phát hiện hàng loạt hoa văn, họa tiết hết sức tinh xảo.

Rồng Giữa Thiên Hà. Ảnh: Hoàng Anh

Các tác phẩm được giới thiệu tại trưng bày với 4 khu vực chính gồm : Rồng Vân Du, 8 cổng –  Long Môn, Hội Ngộ Với Rồng và Rồng Giữa Thiên Hà. Tôn trọng những đường nét nguyên bản trên bia tiến sĩ kết hợp với ngôn ngữ hình hoạ, buổi triển lãm đã mang đến cho toàn thể khách mời những trải nghiệm sâu sắc về lịch sử cũng như giúp người xem hình dung rõ hơn về sự tài hoa và điêu luyện của những nghệ nhân chế tác đá đã dành trọn tâm huyết tạo nên những tác phẩm điêu khắc thực sự ấn tượng.

Theo ông Trương Quốc Toàn, người chịu trách nhiệm thiết kế trưng bày “Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ” chia sẻ điều đặc biệt mà Ban tổ chức muốn nhấn mạnh trong thiết kế trưng bày này là để giúp cho mọi người khi đến đây tham quan có thể khám phá ra nét đẹp của các hoa văn họa tiết trên bia Tiến sĩ nói chung và hoa văn họa tiết rồng trên bia Tiến sĩ nói riêng. Triển lãm cũng được trình bày với lối tiếp cận hiện đại, gần gũi với giới trẻ như tinh thần chung của các hoạt động tại Văn Miếu trong thời gian gần đây.

Trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ” diễn ra đến hết ngày 26/8/2024 tại Nhà Thái học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Hoàng Anh.

Cùng chủ đề

Chàng trai gen Z ‘quyến rũ’ dân mạng với loạt tranh bằng bút bi

(VTC News) - Ngắm vẻ sống động, có hồn của những bức chân dung, phong cảnh do Luận thực hiện, nhiều người ngỡ ngàng khi biết chúng được vẽ bằng bút bi, vốn rất hạn chế về màu. Nguyễn Văn Luận năm nay 26 tuổi, sống tại Hà Nội và mới vào nghề vẽ khoảng 6 năm. Loạt bức vẽ anh chia sẻ trên mạng gần đây luôn nhận được hàng nghìn lượt yêu thích và bình luận. Những bức chân...

Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh trống khai giảng năm học mới

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều nỗ lực đổi mới, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng, hiệu quả công tác. Tính đến hết năm 2024, quận có 44/49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 90%, trong đó có 21 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 chiếm tỷ lệ 43%. Chất lượng giáo dục học sinh đại trà, giáo dục...

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi

(Dân trí) - Thông tin "siêu bão" giảm xuống thành "bão" vào giờ chót không khiến cho Yagi bớt hung dữ. Người dân bước ra khỏi nhà trong sáng 8/9, ngỡ ngàng vì cây đổ, mái tốc và nước chảy trên đường cuồn cuộn...   Khi bình minh 7/9 vừa ló rạng, người dân các tỉnh ven biển miền Bắc đã chuẩn bị tinh thần đối mặt với cơn bão mạnh nhất trong 3 thập kỷ - Yagi. Xuất phát từ Biển Đông,...

Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và chuẩn bị ứng phó với thiên tai

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra và chuẩn bị ứng phó với các đợt mưa lũ có thể xảy ra trong thời gian tới.   Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thị sát công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Tối 8/9, Chủ...

Căng mình dọn dẹp sau bão

TPO - Sau siêu bão, Hà Nội đối mặt với lượng rác khổng lồ, khắp nơi là lá cây, rác thải chất đống trên các tuyến đường khiến công việc của công nhân môi trường trở nên quá tải. Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều cây xanh trên địa bàn thành phố đã bị đổ gẫy, gẫy cành… gây ảnh hưởng đến trật tự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám Phá Các Địa Điểm Du Lịch Di Sản Ít Được Biết Đến – Kỳ 1

Giữa vô số di sản văn hóa đã trở thành biểu tượng quen thuộc trên bản đồ du lịch Việt Nam, vẫn có những địa điểm ít được biết đến, mang trong mình vẻ đẹp tiềm ẩn, chưa được khai thác hết. Những điểm đến ấy, không chỉ giữ trong lòng những giá trị văn hóa và lịch sử quý báu, mà còn tiềm tàng khả năng phát triển du lịch bền vững. Thành cổ Quảng Trị và làng...

Công Nghệ Số Trong Bảo Tồn Di Sản: Giải Pháp Tối Ưu Cho Tương Lai?

Công nghệ số ngày nay đã thâm nhập và mang đến những bước tiến trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Việc bảo tồn di sản cũng không nằm ngoài xu hướng này. Với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ, việc bảo tồn di sản hiện nay đã mở rộng ranh giới ra ngoài nhiệm vụ của các bảo tàng, nhà nghiên cứu. Nó đã trở thành một quá trình tương tác và hoà...

Hương Sắc Văn Hóa Phi Vật Thể Tại Lễ Hội Chùa Hương: Bảo Tồn Tinh Hoa Giữa Lòng Thời Gian

Mỗi độ xuân về, khi hoa mơ trắng tinh khôi nở rộ khắp núi rừng Hương Sơn, hàng nghìn Phật tử từ khắp mọi miền đất nước lại náo nức trẩy hội Chùa Hương, nơi linh thiêng và đầy ắp hương sắc văn hóa. Đây không chỉ là dịp để cầu nguyện cho một năm mới an lành, mà còn là hành trình tâm linh trở về cội nguồn, nơi lưu giữ và phát huy những giá trị văn...

Cồng Chiêng Tây Nguyên: Giai Điệu Linh Thiêng Giữa Đất Trời Đại Ngàn

Cồng chiêng Tây Nguyên từ lâu đã trở thành một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa và tâm linh của các dân tộc thiểu số nơi đây. Những âm thanh vang vọng giữa núi rừng không chỉ mang đến sức mạnh thiêng liêng, mà còn là tiếng nói của tổ tiên, của trời đất, được truyền lại qua nhiều thế hệ. Cồng chiêng vừa là một nhạc cụ, vừa là biểu tượng của quyền lực,...

Khám phá biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo sau khi trùng tu

Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu xuân, vào ngày 26/01/2024, biệt thự Pháp cổ tọa lạc tại số 49 Trần Hưng Đạo – 46 Hàng Bài, Hà Nội, chính thức mở cửa đón khách tham quan sau hai năm được trùng tu tỉ mỉ và công phu. Đây là một trong những dự án trọng điểm nằm trong Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị của Thành ủy Hà Nội, được thực hiện với...

Bài đọc nhiều

Khám Phá Các Địa Điểm Du Lịch Di Sản Ít Được Biết Đến – Kỳ 1

Giữa vô số di sản văn hóa đã trở thành biểu tượng quen thuộc trên bản đồ du lịch Việt Nam, vẫn có những địa điểm ít được biết đến, mang trong mình vẻ đẹp tiềm ẩn, chưa được khai thác hết. Những điểm đến ấy, không chỉ giữ trong lòng những giá trị văn hóa và lịch sử quý báu, mà còn tiềm tàng khả năng phát triển du lịch bền vững. Thành cổ Quảng Trị và làng...

Cùng chuyên mục

Khám Phá Các Địa Điểm Du Lịch Di Sản Ít Được Biết Đến – Kỳ 1

Giữa vô số di sản văn hóa đã trở thành biểu tượng quen thuộc trên bản đồ du lịch Việt Nam, vẫn có những địa điểm ít được biết đến, mang trong mình vẻ đẹp tiềm ẩn, chưa được khai thác hết. Những điểm đến ấy, không chỉ giữ trong lòng những giá trị văn hóa và lịch sử quý báu, mà còn tiềm tàng khả năng phát triển du lịch bền vững. Thành cổ Quảng Trị và làng...

Công Nghệ Số Trong Bảo Tồn Di Sản: Giải Pháp Tối Ưu Cho Tương Lai?

Công nghệ số ngày nay đã thâm nhập và mang đến những bước tiến trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Việc bảo tồn di sản cũng không nằm ngoài xu hướng này. Với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ, việc bảo tồn di sản hiện nay đã mở rộng ranh giới ra ngoài nhiệm vụ của các bảo tàng, nhà nghiên cứu. Nó đã trở thành một quá trình tương tác và hoà...

Hương Sắc Văn Hóa Phi Vật Thể Tại Lễ Hội Chùa Hương: Bảo Tồn Tinh Hoa Giữa Lòng Thời Gian

Mỗi độ xuân về, khi hoa mơ trắng tinh khôi nở rộ khắp núi rừng Hương Sơn, hàng nghìn Phật tử từ khắp mọi miền đất nước lại náo nức trẩy hội Chùa Hương, nơi linh thiêng và đầy ắp hương sắc văn hóa. Đây không chỉ là dịp để cầu nguyện cho một năm mới an lành, mà còn là hành trình tâm linh trở về cội nguồn, nơi lưu giữ và phát huy những giá trị văn...

Cồng Chiêng Tây Nguyên: Giai Điệu Linh Thiêng Giữa Đất Trời Đại Ngàn

Cồng chiêng Tây Nguyên từ lâu đã trở thành một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa và tâm linh của các dân tộc thiểu số nơi đây. Những âm thanh vang vọng giữa núi rừng không chỉ mang đến sức mạnh thiêng liêng, mà còn là tiếng nói của tổ tiên, của trời đất, được truyền lại qua nhiều thế hệ. Cồng chiêng vừa là một nhạc cụ, vừa là biểu tượng của quyền lực,...

Khám phá biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo sau khi trùng tu

Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu xuân, vào ngày 26/01/2024, biệt thự Pháp cổ tọa lạc tại số 49 Trần Hưng Đạo – 46 Hàng Bài, Hà Nội, chính thức mở cửa đón khách tham quan sau hai năm được trùng tu tỉ mỉ và công phu. Đây là một trong những dự án trọng điểm nằm trong Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị của Thành ủy Hà Nội, được thực hiện với...

Mới nhất

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang cây đổ, người dân ‘vượt ải’ ùn tắc đến công sở

09/09/2024 | 09:16 TPO - Ngày đầu tuần sau cơn bão số 3, nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc do cây xanh gãy đổ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Mozambique

(Chinhphu.vn) - Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/9.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng thống Mozambique...

Khó khăn chờ đón ông Trump và bà Harris trong cuộc tranh luận trực tiếp

Trong khi ông Trump phải đối mặt với đối thủ hoàn toàn khác so với Tổng thống Biden, bà Harris cũng gặp phải nhiều khó khăn bởi luật lệ của cuộc tranh luận sắp tới. Theo The Hill, cả Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đều coi cuộc tranh luận ngày 10/9 là thời...

Cổ đông Vinhomes thông qua phương án mua cổ phiếu quỹ

Ước tính, theo giá trị thị trường đóng cửa ngày 5/9 (43.750 đồng/cổ phiếu), Vinhomes sẽ chi ra 16.188 tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ. Vinhomes sẽ sớm triển khai phương án mua cổ phiếu quỹ sau khi được ĐHĐCĐ thông qua. Công ty cổ phần...

Mới nhất