Trang chủDestinationsNinh BìnhTriển lãm gốm về linh thú của Trần Nam Tước

Triển lãm gốm về linh thú của Trần Nam Tước



Hơn 30 tác phẩm điêu khắc gốm như lân sư, cá rồng, long ngư được trưng bày trong triển lãm “Linh thú ngày nay” của nghệ nhân Trần Nam Tước.

Sự kiện diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 10 đến 20/8, đánh dấu 32 năm Trần Nam Tước theo đuổi nghề gốm và đề tài linh thú. Tác giả giới thiệu phần lớn tác phẩm anh thực hiện trong quãng thời gian làm nghề, với nhiều hình tượng như kỳ lân, ngựa chầu, linh kê, lân sư.

Một trong những tác phẩm Trần Nam Tước tâm đắc nhất là Linh kê. Tác giả cho biết dựa trên hình ảnh con vịt uyên ương, anh thêm vào phần mào của gà, đặt tên là “kê”. Phần thân được khắc thêm dàn hoa mẫu đơn, khác so với việc để trơn như anh tìm hiểu trong văn hóa xưa.

 

Triển lãm gốm về linh thú của Trần Nam Tước
Tác phẩm “Linh kê” của Trần Nam Tước. Ảnh: Phương Linh

 

Theo nghệ nhân, tính linh hoạt của chất liệu gốm giúp anh tạo được nhiều hình dáng. Cái khó là làm sao những tác phẩm ấy có linh hồn, đại diện cho phong cách và năng lực của bản thân. Anh sử dụng chất liệu men truyền thống, sáng tạo bằng việc biến đổi bằng màu sắc, kiểu dáng phù hợp với thời nay.

Để làm nên một sản phẩm, tác giả trải qua ít nhất bảy công đoạn. Đầu tiên, anh phác thảo hình hài dựa vào những điển tích, ca dao. Sau đó, Trần Nam Tước vẽ thiết kế, dựng hình, tạo khuôn, sản xuất, vào men màu và cuối cùng là nung đốt.

Trần Nam Tước trải qua những cảm xúc đặc biệt với gốm. Đôi khi, anh òa lên sung sướng vì sản phẩm ra lò như ý, nhưng cũng có lúc chịu thất bại khi nung gốm bị nổ hay màu men không giống kỳ vọng. Anh nói đây là nghề “đóng cửa đốt nhà”, bởi không phải lúc nào cũng có thể hoàn thiện ngay một sản phẩm đạt chuẩn.

Khi điêu khắc linh thú, Trần Nam Tước không quan tâm tới việc đúng – sai, đẹp – xấu. “Tôi chỉ làm để mọi người nhìn thấy tính dân tộc trong những sản phẩm ấy”, nghệ nhân cho biết.

Anh mong muốn mang sản phẩm đến gần hơn với nhiều thế hệ người Việt, đặc biệt là giới trẻ. Nghệ nhân nói linh thú thời xưa thường đặt trong các đình, đền, miếu, chùa với dáng dấp khá đáng sợ, uy nghiêm. Nhưng ngày nay, chúng đã mang dáng vẻ hiền hòa, có tính ứng dụng hơn. Trần Nam Tước xúc động khi thấy những em nhỏ, từ độ tuổi chập chững biết đi cho đến lớp 2, lớp 3 đều thích thú ngắm nhìn, thậm chí vẽ theo linh thú tại triển lãm.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn nhận định triển lãm của Trần Nam Tước là “hướng đi xuất sắc, thể hiện những di sản vẫn được tiếp tục phát triển trong cuộc sống đương đại sôi động, cũng như mỹ thuật đương đại Việt Nam”.

Ông Lương Xuân Đoàn ghi nhận nỗ lực của nghệ nhân, khẳng định tài năng của anh trong việc sáng tạo những tác phẩm điêu khắc gốm về linh thú. Từng ngôn ngữ tạo hình, màu men được Trần Nam Tước xử lý hiệu quả, tạo yếu tố thị giác thú vị cho người xem, đưa họ trở về với những giá trị xưa cũ.

 

Triển lãm gốm về linh thú của Trần Nam Tước
Nghệ nhân Trần Nam Tước gắn bó hơn nửa đời người ở Bát Tràng. Ảnh: Nhân vật cung cấp

 

Trần Nam Tước tên thật là Trần Xuân Triều, 49 tuổi, lớn lên từ “quê lúa” Thái Bình. Anh có 30 năm gắn bó với làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Quá trình trưởng thành cùng những cánh đồng lúa, chùa chiền, miếu, phủ đã hình thành trong Trần Nam Tước một tình yêu với mỹ cảnh, kiến trúc Việt Nam. Tình cảm ấy được anh gửi gắm vào những sản phẩm gốm sứ thuần Việt.

Năm 1996, khi mới về Bát Tràng, Trần Nam Tước làm thợ giúp việc trong các lò gốm. Không phải “con nhà nòi” hay được đào tạo bài bản, Trần Nam Tước gây dựng sự nghiệp từ những trải nghiệm tích lũy ở “trường đời”. Ngoài năng khiếu bẩm sinh, anh dành mọi tâm huyết để nghiên cứu, học hỏi về nghề gốm.

32 năm làm nghề, Trần Nam Tước chưa bao giờ tự tạo áp lực cho mình. Anh luôn coi bản thân là “thợ mới” và không muốn làm thầy của bất kỳ ai. Là người duy nhất không sinh ra ở Bát Tràng được phong Nghệ nhân Ưu tú, nhưng Trần Nam Tước cho biết chưa bao giờ tự mãn về danh hiệu này. Anh tâm niệm có thể mình ưu tú với nghề gốm nhưng với những nghề khác thì chưa là gì, tất cả sẽ được thể hiện qua sản phẩm và đánh giá của người xem.

Một số sản phẩm nổi bật của nghệ nhân Trần Nam Tước gồm: Bộ Lân Nghê đoạt giải Sản phẩm tiêu biểu Cúp Thăng Long 2010, Đầu Rồng được chọn làm quà tặng Tổng thống Mỹ Barack Obama vào năm 2016, bộ cửa Trung Hiếu Môn thắng giải nhất Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm 2019.

(Theo vnexpress.net)





Source link

Cùng chủ đề

Tìm hiểu văn hóa lịch sử từ những bảo tàng nổi tiếng tại thủ đô Hà Nội

Bảo tàng Văn học Việt Nam Bảo tàng Văn học Việt Nam là nơi lưu giữ và trưng...

Làng gốm Bát Tràng: Sức sống của nghệ thuật truyền thống với nền kinh tế du lịch hiện đại

Làng gốm Bát Tràng, nằm ven sông Hồng, đã tồn tại và phát triển suốt hơn 700 năm. Trước đây, các sản phẩm độc đáo tinh xảo của Bát Tràng không chỉ được sử dụng trong triều đình mà còn được các thuyền buôn mang đi giao dịch ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á… Ngày nay, sản phẩm của Bát Tràng ngày càng phát triển về trình độ kĩ thuật và thẩm mỹ. Làng gốm không chỉ...

Thanh long quả to, ngọt mát nhờ sản xuất hướng hữu cơ

HẢI PHÒNG Những năm gần đây, người dân ở xã Bát Trang, huyện An Lão đã chuyển sang trồng thanh long theo...

Khắc ‘huyền thoại’ Điện Biên… bằng ánh sáng

Mất vài ngày hẹn, sau cùng, chúng tôi cũng gặp được Bùi Văn Tự. Dẫn chúng tôi lên phòng trưng bày lờ mờ tối nằm trên lầu 4 Bảo tàng gốm sứ Bát Tràng, Tự thanh minh: Cả tuần qua, anh không rời xưởng vì bận hoàn thiện nốt cụm tác phẩm về chiến dịch Điện Biên Phủ. Nói đoạn, nghệ sĩ trẻ sinh năm 1992 chỉ tay vào một khối bao tải gai có… đính kèm vài nhành cây...

Hạn chế giao thông thủy đoạn qua Bát Tràng (Hà Nội) phục vụ lễ rước nước

Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I vừa công bố hạn chế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giám sát việc thực hiện trách nhiệm chương trình hành động của đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa...

Đồng chí Đỗ Việt Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì buổi giám sát. Tham gia Đoàn...

Nhận diện và đấu tranh với các thủ đoạn chống phá trên không gian mạng

Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức chống phá có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá...

Mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước đề phòng lốc sét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/9, mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Từ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Nơi hồn đá hóa nghệ thuật

Làng đá Ninh Vân, tọa lạc tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nổi tiếng khắp cả nước với nghề điêu khắc đá truyền thống. Với lịch sử hàng trăm năm, những người nghệ nhân nơi đây đã thổi hồn vào những khối đá thô sơ, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

Nhà thờ đá Phát Diệm- nơi hội tụ tinh hoa kiến trúc Đông Tây

Nhà thờ đá Phát Diệm, còn được gọi là Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được xem như một quần thể kiến trúc độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman truyền thống của phương Tây với nét văn hóa truyền thống của...

Những hình ảnh tuyệt đẹp từ đảo Khê Cốc, Tràng An, Ninh Bình

Tọa lạc tại quần thể danh thắng Tràng An, đảo Khê Cốc được xây dựng nhằm tái hiện tại cuộc sống của người dân nguyên thủy ở Tràng An, mang tới cho du khách có một trải nghiệm thú vị về không gian văn hóa lịch sử nơi đây. Đảo Khê Cốc nằm tại khu danh thắng Tràng An, thuộc huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình – một địa điểm du xuân tại Ninh Bình mới năm 2024. Nguồn

Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Chùa Bái Đính lung linh trong đêm

Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính nằm trên sườn núi giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, trong vùng đệm Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử, nơi...

Ngắm không gian lung linh chùa Bái Đính về đêm

(SGTT) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây cố đô Hoa Lư xưa, chùa Bái Đính (Ninh Bình) là điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi kiến trúc đồ sộ, đậm bản sắc truyền thống. Bên cạnh ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 12, chùa Bái Đính mới được hoàn thành vào năm 2008 và đến nay trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử và khách...

Mới nhất

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. ...

Hai anh trai vui vẻ xây nhà ở cạnh nhau nhưng ngày nào cũng đau đầu vì 2 cô vợ “kèn cựa” từng lá...

Bố mẹ ngán ngẩm bảo biết vậy hồi đấy cắt đất làm 3 phần xong cho tôi ở giữa, thế là 2 cô con dâu hết cái để nhòm ngó cãi nhau! ...

Chủ tịch nước đề nghị Việt Nam và Belarus thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Chiều 17/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp xã giao Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus, đang có chuyến thăm Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ...

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục đại học

Ngày 17/12, tại Đại học Duy Tân, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm đánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023. Thứ trưởng Hoàng...

Giáng sinh ấm áp với trẻ khuyết tật, thiệt thòi tại TPHCM

(Dân trí) - Nhân dịp giáng sinh, Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật TPHCM tổ chức sự kiện "Trao yêu thương", mang đến niềm vui, sự ấm áp cho các bệnh nhi đang được chăm sóc tại đây. Ngày 17/12, trước những dải ruy băng lấp lánh, bông tuyết trắng tinh và nhạc giáng...

Mới nhất