Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTranh luận vì điều gì?

Tranh luận vì điều gì?

Đề kiểm tra ngữ văn giữa kỳ của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Q.6, TP.HCM) với 17 từ, tạo ra những ý kiến về việc bắt ‘trend’ (xu hướng) thế nào là phù hợp và đặc biệt lưu ý về nguyên tắc biên soạn đề.

Đề kiểm tra giữa kỳ dành cho học sinh một lớp 10 của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi có nội dung: “Hãy viết bài văn nghị luận bàn về Lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay”. Điều mà học sinh (HS) thích thú và giáo viên (GV) đánh giá cao là “bắt trend” với đời sống giới trẻ, phân hóa cao, bàn về một hiện tượng đời sống gần gũi với tâm lý HS. Điều này giúp HS hứng thú trong việc làm bài, GV chấm bài cũng đỡ nhàm chán.

“PHÔNG BẠT”: TIẾNG LÓNG NÊN PHẢI CÓ GIẢI THÍCH

Tuy nhiên, các GV cũng đưa ra ý kiến đánh giá về hình thức biên soạn cũng như nội dung yêu cầu của đề bài kiểm tra trong tổng quan yêu cầu của chương trình.

Thạc sĩ Trần Lê Duy, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng cụm từ “lối sống phông bạt” là tiếng lóng trên mạng xã hội, có thể gây khó hiểu cho HS. Vì thế GV cần cung cấp ngữ liệu hoặc ngữ cảnh để HS hiểu chính xác. Người ra đề cũng cần cân nhắc xem có nhất thiết phải dùng “lối sống phông bạt” hay có cách diễn đạt nào giản dị, trong sáng, dễ hiểu hơn không?

Đề kiểm tra ngữ văn về 'phông bạt': Tranh luận vì điều gì?- Ảnh 1.

Một giờ học môn văn của học sinh lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Nhiều GV khác cũng đồng tình khi cho rằng lẽ ra từ “phông bạt” phải được để trong ngoặc kép, đây là từ tiếng lóng, ít thông dụng, không phải HS nào cũng hiểu được. Do đó GV cần có chú thích tường minh. Đề kiểm tra sẽ hay hơn nếu có câu dẫn chuyện, chỉ ra một số người trẻ có biểu hiện như thế từ thực tế cuộc sống.

Bên cạnh đó, có GV còn không đồng tình với cụm từ “lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay” và cho rằng đã quy chụp hầu như các bạn trẻ đều có lối sống như thế. Nên chăng cần sửa lại “lối sống phông bạt của một số bạn trẻ hiện nay”.

Đề thi bàn về ‘Lối sống phông bạt’: Học sinh nghĩ gì?

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng đề kiểm tra ra 45 phút là chưa đúng với Thông tư 22 của Bộ GD-ĐT quy định về đánh giá HS THCS, THPT tối thiểu 60 phút. Ngoài ra, đề chỉ có một phần viết, không có phần đọc hiểu để HS nhận diện các đặc trưng của thể loại như định hướng của chương trình. Cách ra đề có phần vội vàng, hời hợt.

Bàn về tính giáo dục của đề, thầy Lê Hải Minh, dạy ngữ văn tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM), chia sẻ: “GV chọn vấn đề hoặc cố gắng ‘bắt trend’ để mang lại sự hào hứng, hứng thú cho HS nhưng cần lưu ý tính giáo dục của đề là một trong những yếu tố rất quan trọng”.

NHỮNG YÊU CẦU CẦN ĐẢM BẢO VỚI ĐỀ KIỂM TRA

Thạc sĩ Trần Lê Duy chỉ ra đề kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu cần đạt theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, thể hiện qua ma trận và bảng đặc tả. Đảm bảo tính khoa học, diễn đạt trong đề phải chính xác, không đa nghĩa, không mơ hồ, ngữ liệu trích dẫn đúng, dẫn nguồn đúng quy cách; kiến thức, thông tin đưa vào trong đề phải chuẩn, không sai sót. Về tính thẩm mỹ, giáo dục thì nội dung đề hướng đến giá trị cao đẹp, gửi gắm các bài học tích cực; định hướng HS đến các giá trị chân thiện mỹ.

Đề kiểm tra ngữ văn về 'phông bạt': Tranh luận vì điều gì?- Ảnh 2.

Đề thi đang gây tranh luận

Thạc sĩ Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chỉ ra rằng chọn những vấn đề nóng trong xã hội thể hiện sự cập nhật tốt tin tức của người làm đề, tạo điều kiện cho HS dễ dàng bắt nhịp vào bài làm… Dẫu vậy, đây vẫn là một tình huống 50/50 với người ra đề vì dễ gây tranh cãi, đón nhận phản ứng trái chiều từ dư luận.

Hơn thế, vấn đề xã hội đưa vào bài văn cho HS cần cân nhắc kỹ về sự tương thích, phù hợp với nhận thức, tâm lý lứa tuổi của các em. Thêm vào đó, vấn đề nghị luận xã hội nên là một tình huống gần gũi với kinh nghiệm xử lý của HS để phù hợp với định hướng đánh giá năng lực.

Từ đó, thạc sĩ Khôi lưu ý GV khi biên soạn đề phải rất cẩn trọng trong lựa chọn luận đề. Chẳng hạn với đề thi này, dùng từ “phông bạt”, người ra đề cần sử dụng thành phần phụ chú hoặc chú thích phía dưới để tường minh về nghĩa của nó. Nếu có một ngữ liệu đọc được trích dẫn từ nguồn tin cậy và chuyển đổi câu lệnh thành “Hãy viết bài văn về hiện tượng được nêu lên trong bài viết/bài báo trên” thì đề thi sẽ ổn hơn.

“Làm đề thi, dù ở phạm vi nào, cấp độ gì cũng nên đặt tiêu chí “an toàn, phân hóa tốt” lên trên hết. Những nhận xét của dư luận như “hay/dở, cũ/mới, mang hơi thở của đời sống/thiếu gắn kết với thực tế” không thể cụ thể hóa thành các tiêu chí và cũng chưa bao giờ là tiêu chí để đánh giá đề thi”, thạc sĩ Khôi nhận định.

Bộ vừa ban hành tài liệu tập huấn GV cốt cán về xây dựng đề kiểm tra

Theo GV một trường THPT tại Q.1, TP.HCM, GV khi ra đề cần bám sát yêu cầu cần đạt và Sở GD-ĐT có những định hướng về việc ra đề .

GV này cũng cho biết tháng 10.2024, Bộ GD-ĐT mới ban hành bộ tài liệu tập huấn cho GV cốt cán về việc xây dựng đề kiểm tra định kỳ môn ngữ văn cấp THPT. Như vậy cho đến thời điểm này mới có hướng dẫn cụ thể và cũng chỉ GV cốt cán mới tiếp cận với tài liệu này. Cho nên một số sai sót, hạn chế trong việc ra đề kiểm tra của GV hoàn toàn có thể hiểu được vì GV dạy chương trình mới đang trong quá trình tìm đường để thay đổi, tiếp cận. Hy vọng tài liệu hướng dẫn được phổ biến, đến tay từng GV. Các trường cũng cần những buổi sinh hoạt chuyên môn kỹ lưỡng và đặc biệt nên có phản biện đề kiểm tra.

Ra đề kiểm tra, tiêu chí GV cần lưu ý

Ra đề văn, GV trước tiên cần cảm xúc (ở thời điểm tìm kiếm ý tưởng), sau đó thì phải dùng lý trí để kiểm soát chặt chẽ hình thức, nội dung, từng dấu chấm, dấu phẩy trong đề, lường hết tình huống mà cắt gọt hợp lý. Ra đề văn có những nội dung như “phông bạt” phải cẩn trọng và cần có sự đồng thuận trong tổ (nhóm) chuyên môn.

Đề thi cần tính mô phạm. Ngữ liệu sử dụng mang hơi thở cuộc sống là đúng nhưng khi một hiện tượng, trào lưu… được giới trẻ quan tâm, GV muốn tích hợp vào đề kiểm tra thì hãy cân nhắc, dùng bộ lọc để tinh ngữ liệu. HS phổ thông cần dạy các em sống lễ phép, bao dung, ngay ngắn, có ước mơ, biết khởi nghiệp, chăm đọc sách, tích cực rèn luyện thân thể. Đề kiểm tra xoáy vào đó giúp HS phát triển năng lực và phẩm chất cho dù luôn “bắt trend”.

Có lần, tôi đề nghị giáo GV văn đưa câu chuyện HS Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, cúi đầu chào bác bảo vệ mỗi khi đến trường làm ngữ liệu cho đề kiểm tra. Ai cũng thích thú, khen ngợi nhưng quan trọng hơn, sau kiểm tra lần đó, HS trường tôi dần dần quen nếp cúi đầu chào bác bảo vệ.

Từ một đề kiểm tra văn, tôi xúc động nhận quả ngọt, thứ quả hạnh phúc!

Ra đề kiểm tra đòi hỏi GV nỗ lực rèn luyện phương pháp, cập nhật kiến thức, chăm đọc sách, gần gũi đời sống (thật) và vững vàng đời sống (ảo).

Quyền ra đề kiểm tra để đánh giá HS chỉ là phần cứng, còn quyền uy lớn nhất của người thầy là qua hoạt động sư phạm chung tay xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp, dạy ra dạy, học ra học. Học đường là “ngôi đền thiêng” thì những bình luận “phông bạt” sẽ cuốn theo chiều gió…

TS Nguyễn Hoàng Chương




Nguồn: https://thanhnien.vn/de-kiem-tra-ngu-van-ve-phong-bat-tranh-luan-vi-dieu-gi-185241030230112226.htm

Cùng chủ đề

Đề thi Văn về lối sống ‘phông bạt’ của giới trẻ gây tranh cãi

TPO - Đề thi Ngữ văn cho học sinh khối 10 của một trường tại TPHCM yêu cầu học sinh nghị luận về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay. Giới chuyên môn cho rằng đề thi nên có phần chú thích từ ngữ vì phông bạt là từ lóng, không phải học sinh nào cũng hiểu.  TPO - Đề thi Ngữ văn cho học sinh khối 10 của một trường tại TPHCM yêu cầu...

Đề văn bàn về ‘lối sống phông bạt của giới trẻ’: Nhà trường nói gì?

Từ những ý kiến tranh luận về đề kiểm tra ngữ văn đề cập 'lối sống phông bạt của giới trẻ', tổ trưởng môn văn Trường THPT Mạc Đĩnh Chi đã lên tiếng. ...

Tranh luận đề kiểm tra ngữ văn ‘lối sống phông bạt của giới trẻ’

Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền đề kiểm tra môn ngữ văn giữa học kỳ 1 của một lớp 10 tại trường có tiếng ở TP.HCM chỉ vỏn vẹn một dòng với 17 từ có nội dung: 'Hãy viết bài văn...

Lối sống ‘phông bạt’ của giới trẻ vào đề thi văn

Đề thi văn giữa học kỳ 1 của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM yêu cầu học sinh viết về 'lối sống phông bạt' của giới trẻ. Ngày 29-10, mạng xã hội lan truyền đề thi văn giữa học kỳ 1 dành cho học...

Tranh cãi xung quanh đề kiểm tra ngữ văn bàn về lối sống phông bạt

(NLĐO)- Đề kiểm tra giữa kỳ I môn ngữ văn của một trường THPT đang gây ra nhiều tranh cãi khi chỉ có một câu hỏi bàn về lối sống phông bạt. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gặp những dấu hiệu sau, bạn hãy đi khám thận

'Nhiều trường hợp chỉ phát hiện mắc bệnh thận khi chức năng thận đã suy yếu nghiêm trọng và gây ra nhiều triệu chứng bất lợi'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết...

Thực phẩm giàu tinh bột tốt cho sức khỏe

Thực phẩm giàu tinh bột là một trong 3 nhóm chất carbohydrate, cùng với chất xơ và đường. ...

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. ...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

Cùng chuyên mục

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 522/TB-VPCP ngày 14/11/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo về định hướng giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị. ...

Trường trung học đầu tiên ở Hải Dương cho nghỉ học thứ Bảy

Tại tỉnh Hải Dương, Trường THCS & THPT Marie Curie đã cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy. Đây là trường đầu tiên trong tỉnh áp dụng lịch học này. Gần đây, một số tỉnh thành triển khai cho học sinh cấp trung học nghỉ học ngày thứ Bảy như: Lào Cai, Lai Châu, Khánh Hoà, Hà Tĩnh... Tại Hải Dương, Trường THCS & THPT Marie Curie (TP Hải Dương) là trường đầu tiên cho học sinh nghỉ thứ Bảy. Theo...

Tôn vinh cống hiến của các nhà giáo trẻ tiêu biểu

(ĐCSVN) - Chương trình tuyên dương “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương năm nay đã nhận được 286 hồ sơ ứng viên nhà giáo trẻ tiêu biểu trên toàn quốc giới thiệu để xét chọn bao gồm những tấm gương điển hình tại mỗi tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc. Hội đồng đã chọn ra 99 nhà giáo từ 66 tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc để vinh danh. Tối 14/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh...

Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét sớm công bố môn thi thứ 3

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8347/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo Quy chế...

Yêu cầu Bộ GD&ĐT xem xét công bố phương án thi vào lớp 10 sớm

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc xử lý thông tin báo chí phản ánh, liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.Cụ thể, thời gian qua báo chí có thông tin phản ánh liên quan dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Theo đó, dự thảo Quy chế tuyển...

Mới nhất

Đồng chí Trần Cẩm Tú dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thái Bình

(ĐCSVN) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), ngày 14/11, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Trung,...

Gặp những dấu hiệu sau, bạn hãy đi khám thận

'Nhiều trường hợp chỉ phát hiện mắc bệnh thận khi chức năng thận đã suy yếu nghiêm trọng và gây ra nhiều triệu...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

NDO - Sáng 14/11, nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Khu dân cư Khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn...

Thực phẩm giàu tinh bột tốt cho sức khỏe

Thực phẩm giàu tinh bột là một trong 3 nhóm chất carbohydrate, cùng với chất xơ và đường. ...

Mới nhất