Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTrái Đất đang 'ốm yếu'

Trái Đất đang ‘ốm yếu’


Hoạt động của con người đang đẩy Trái Đất tới ngưỡng nguy hiểm ở 7 trên 8 mốc ranh giới thể hiện độ an toàn, nhiều yếu tố đang đe dọa sự ổn định của các hệ thống hỗ trợ sự sống.





Nguồn nước là một trong yếu tố thể hiện sức khỏe của Trái Đất trong phân tích. Ảnh: AP

Nguồn nước là một trong yếu tố thể hiện sức khỏe của Trái Đất trong phân tích. Ảnh: AP

Vượt xa gián đoạn khí hậu, báo cáo của nhóm nhà khoa học trong Ủy ban Trái Đất đưa ra bằng chứng đáng lo ngại cho thấy hành tinh đang đối mặt với khủng hoảng nguồn nước, dưỡng chất trong môi trường, duy trì hệ sinh thái và ô nhiễm aerosol. Đây là những mối đe dọa đối với sự ổn định của các hệ thống hỗ trợ sự sống, dẫn tới bình đẳng xã hội kém hơn, theo phân tích công bố hôm 31/5 trên tạp chí Nature.

Tình huống hiện nay rất trầm trọng ở gần như mọi hạng mục. Hiện tượng ô nhiễm aerosol do tích tụ từ khói xe, nhà máy, than đá, nhà máy điện dầu khí đang diễn ra trên quy mô toàn cầu.

Chất lượng nước và mất môi trường sống cho các loài nước ngọt cũng bị giảm. Ranh giới an toàn này đã bị vượt qua ở 1/3 diện tích đất liền trên thế giới do đập thủy điện, hệ thống tưới tiêu và xây dựng. Vấn đề tương tự cũng xảy ra với hệ thống nước ngầm, trong đó ranh giới an toàn là tầng ngậm nước không thể bị suy kiệt nhanh hơn tốc độ bổ sung. Tuy nhiên, 47% lưu vực sông đang thu hẹp ở tốc độ đáng báo động. Đây là vấn đề lớn ở những trung tâm dân cư như Mexico City và vùng nông nghiệp như bình nguyên Hoa Bắc, Trung Quốc.

Dưỡng chất là một vấn đề gây lo ngại khác bởi nông dân ở các nước giàu hơn đang phun nhiều nitrogen và phospho hơn mức cây trồng và đất đai có thể hấp thụ. Hoạt động này giúp tăng sản lượng tạm thời, nhưng dẫn tới hóa chất đổ vào hệ thống sông, dẫn tới hiện tượng tảo nở hoa và nước không đủ lành mạnh để dùng làm nước uống. Giới hạn an toàn trong trường hợp này là mức phun dư 61 triệu tấn nitrogen và 6 triệu tấn phospho trên toàn cầu.

Về khí hậu, thế giới đã đặt ra mục tiêu nhằm ngăn hiện tượng ấm lên toàn cầu ở mức thấp nhất có thể là 1,5 – 2 độ C so với mức nhiệt ở thời kỳ tiền công nghiệp. Ủy ban Trái Đất nhấn mạnh đây là mốc nguy hiểm bởi nhiều người đang chịu ảnh hưởng xấu từ nắng nóng cực hạn, hạn hán và lũ lụt đi kèm với mức tăng nhiệt độ hiện nay là 1,2 độ C. Theo họ, mục tiêu an toàn là 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, đòi hỏi nỗ lực lớn nhằm giảm lượng carbon dioxide trong khí quyển.

Để đạt mục tiêu trên, khoảng 50 – 60% khu vực trên thế giới phải chứa hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế là chỉ 45 – 50% hành tinh có hệ sinh thái nguyên vẹn. Tại các vùng bị biến đổi bởi con người như trang trại, thành phố và khu công nghiệp, cần dành ít nhất 20 – 25% đất đai cho môi trường bán tự nhiên như công viên và hàng cây xanh để duy trì hoạt động sinh thái như thụ phấn, điều phối chất lượng nước, quản lý sâu bệnh. Tuy nhiên, khoảng 2/3 đất đai bị biến đổi không đáp ứng mục tiêu này.

Theo nhóm nghiên cứu, phân tích về tình trạng của Trái Đất khá ảm đạm nhưng không phải mất hết hy vọng. “Các bác sĩ của chúng tôi chẩn đoán Trái Đất thực sự khá ốm yếu ở nhiều lĩnh vực. Điều này ảnh hưởng tới người dân sinh sống trên Trái Đất. Chúng ta không thể chỉ chữa trị triệu chứng mà phải xử lý tận gốc nguyên nhân”, Joyeeta Gupta, giáo sư môi trường và phát triển tại Đại học North China Plain, đồng chủ tịch Ủy ban Trái Đất, nhấn mạnh.

Nghiên cứu mới là nỗ lực lớn nhất nhằm kết hợp dấu hiệu thiết yếu của sức khỏe hành tinh với phúc lợi của con người, theo giáo sư Johan Rockström, trưởng nhóm nghiên cứu. Ủy ban Trái Đất được thành lập bởi hàng chục viện nghiên cứu hàng đầu thế giới, dựa vào kết quả phân tích để hình thành cơ sở khoa học cho những mục tiêu bền vững tiếp theo, vượt ngoài trọng tâm hiện nay là khí hậu. Tổ chức này hy vọng các thành phố và doanh nghiệp sẽ áp dụng mục tiêu mới như một cách đo tác động từ hoạt động của họ.

An Khang (Theo Guardian)




Source link

Cùng chủ đề

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tại Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức, ông Hoàng Văn Tâm đã nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương. Sáng 25/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’. Tại hội thảo, ông Hoàng Văn Tâm, Trưởng nhóm Biến đổi khí hậu, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã trình...

Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’. Triển khai các chủ trương phát triển kinh tế xanh, bền vững cũng như thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 theo Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị...

Đóng gói quà tặng theo tinh thần “sống xanh”

Bắt nguồn từ trăn trở trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là sự gia tăng các sản phẩm nhựa, ý tưởng “đóng gói quà tặng xanh” ra đời như một giải...

NASA/ESA theo dõi “mắt vũ trụ” nhìn chằm chằm vào Trái Đất

(NLĐO) - "Hubble phát hiện ra một con mắt vũ trụ" - NASA đưa tin kèm theo hình ảnh mê hoặc về cấu trúc mang tên NGC 2566. ...

Agribank tham gia hai dự án tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 19/12/2024, đại diện Agribank tham gia Lễ khởi động 2 dự án nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho chính quyền và người dân tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận tài chính toàn diện. Sẵn sàng khởi động hai dự án lớn Lễ khởi động do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Luxembourg (LuxDev) tổ chức. Sau một thời...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Vật thể ẩn nấp sau Sao Mộc là thứ không thể định nghĩa

(NLĐO) - Lẩn khuất bên ngoài quỹ đạo Sao Mộc, 2060 Chiron được mô tả là "không giống bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trước đây". ...

AI giúp dự báo tiểu đường type 2 trước 13 năm

Lần đầu tiên trên thế giới, Anh thử nghiệm một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dự đoán nguy cơ mắc tiểu đường type 2 lên tới 13 năm trước khi bệnh nhân bị phát bệnh. Nhóm đã huấn luyện AI...

Có bao nhiêu con vật từng tồn tại trên Trái Đất

Hiện nay có khoảng 8 tỷ người, chỉ là một phần nhỏ so với số người từng tồn tại, chưa nói đến số động vật từng sống trên Trái Đất. Số lượng động vật từng sống trên Trái Đất. Ảnh: adogslifephoto/Getty Việc ước tính tổng số động vật từng sống trên Trái Đất cực kỳ khó. Theo David Jablonski, nhà nghiên cứu địa vật lý tại Đại học Chicago, có lẽ cách dễ nhất là bắt đầu từ việc ước...

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030

(ĐCSVN) - Mục tiêu tổng quát của Đề án là phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo hướng bền vững, thân thiện, nhằm kiểm soát, cải thiện chất lượng môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nâng cao tiềm lực nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ các công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của khu vực và thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Viettel tài trợ phòng thí nghiệm nghiên cứu 5G/6G cho Đại học Bách khoa

NDO - Ngày 27/12, Tập đoàn Công nghiệp-viễn thông quân đội (Viettel) và Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) khai trương phòng thí nghiệm nghiên cứu 5G/6G. Đây là phòng thí nghiệm do Viettel tài trợ nhằm phục vụ nghiên cứu các công nghệ nền tảng cho mạng 5G, hướng tới 6G. Phòng thí nghiệm nghiên cứu 5G/6G Viettel-HUST bao gồm một hệ thống mạng viễn thông 5G Stand-alone (kiến trúc mạng 5G sử dụng...

Hoạt động khoa học công nghệ tỉnh Ninh Bình với nhiều điểm sáng

NDO - Chiều 27/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Sở đã nghiệm thu 22 đề tài, dự án kết thúc thời gian thực hiện...

Trường đại học có phòng thí nghiệm 5G, 6G nghiên cứu xe tự lái, phẫu thuật từ xa

Phòng thí nghiệm được dùng để nghiên cứu công nghệ phục vụ các ứng dụng của 5G, 6G như công nghiệp tự động hóa, điều khiển tự động, xe tự lái, phẫu thuật y tế từ xa. Ngày 27-12, Tập đoàn Công nghiệp -...

Hàn Quốc chuẩn bị xây dựng trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới

Chính phủ Hàn Quốc đã chỉ định một cụm chip ở Yongin, tỉnh Gyeonggi, là khu phức hợp công nghiệp quốc gia nhằm tạo ra trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới vào năm 2030. Ngày 26/12, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc (MOLIT) cho biết Chính phủ nước này đã chỉ định một cụm chip ở Yongin, tỉnh Gyeonggi, là khu phức hợp công nghiệp quốc gia,...

Phát triển toàn diện “hệ sinh thái” giao thông

Thống kê sơ bộ, cả nước hiện có khoảng 45,5 triệu xe máy và 6,5 triệu ô-tô đang lưu hành. Giai đoạn 2015-2020, tăng trưởng sở hữu ô-tô của Việt Nam đạt 17%/năm, nhanh nhất thế giới, vượt cả Trung Quốc (14%/năm) và Ấn Độ (10%/năm). Hiện nay, GDP bình quân đầu người Việt Nam đã vượt mức 4.000 USD/năm (hơn 100 triệu đồng), do đó, tỷ lệ sở hữu ô-tô trong những năm tới được dự báo...

Mới nhất

Miền Bắc duy trì đà giảm

Giá heo hơi hôm nay 28/12/2024 tiếp tục ghi nhận đà giảm ở một số tỉnh miền Bắc, trong khi đó miền Nam tiếp đà tăng giá ở một số tỉnh thành. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (28/12/2024) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận quay đầu...

Thách thức trong cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Thách thức trong cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy là không hề đơn giản, bởi là vấn đề khó, nhạy cảm, liên quan đến con người. Liên quan đến những thách thức đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã từng đề cập “thậm chí có cả những lực cản quyết liệt”. Song trong bối cảnh...

Cận cảnh nông dân Cà Mau quậy bùn bắt tôm càng xanh

TPO - Thời điểm này, nhiều hộ nông dân huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) bước vào vụ thu hoạch tôm càng xanh nuôi xen canh trong ruộng lúa (mô hình lúa - tôm). Năm nay, tôm được mùa được giá nên hầu hết nông dân đều phấn khởi. 28/12/2024 | 06:19...

Mới nhất