Trang chủNewsThời sựTrả nợ dòng Mekong

Trả nợ dòng Mekong



Đồng bằng sông Cửu Long đang loay hoay tìm cách trả nợ cho “khoản vay trước” từ dòng Mekong.

Khuya tháng 6, chiếc ghe chở nhóm trinh sát Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Bến Tre lướt đi êm ru trên con sông
thuộc xã Long Thới, Chợ Lách. Trinh sát chọn một vị trí kín đáo “ém quân”, tắt nguồn tất cả thiết bị có thể phát sáng. Đêm đen lặng như tờ. Cả
nhóm im bặt, chờ đợi.

1h, ba xuồng gỗ cùng hai tàu sắt chở hơn 120 m3 cát xuất hiện từ xa. Các trinh sát nổ máy ghe, bất ngờ xuất kích. Thấy cảnh sát, nhóm “cát
tặc” hô hoán nhau gieo mình xuống sông, biến mất trong đêm đen. Phút chốc, ba xuồng gỗ chỉ còn lại người đàn ông 51 tuổi.

“Những người bất chấp nhảy sông khả năng đã từng bị xử lý hành chính. Nếu vi phạm lần hai sẽ xử lý hình sự nên họ liều. Cát tặc còn có tàu
chuyên làm nhiệm vụ vớt nhóm này”, một trinh sát thuật lại cuộc “săn” những kẻ khai thác cát trái phép.

Một vụ săn cát tặc tại Tiền Giang

Một đêm “săn” cát tặc của Công an tỉnh Tiền Giang hồi tháng 2/2023. Video: Hoàng Nam – Đỗ Nam

Nhiều năm qua, cát là món hàng được thèm muốn nhất ở ĐBSCL khi cầu vượt xa cung. Nhu cầu cát xây dựng của cả nước khoảng 130 triệu m3, trong
khi lượng cấp phép khai thác chỉ 62 triệu m3 mỗi năm – bằng 50% nhu cầu, theo tính toán của Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng.

Các con số nêu trên không bao gồm lượng cát bị khai thác trái phép. Cát bị múc đi ở hạ nguồn Mekong vốn vẫn là “điểm mù” của nhà chức trách.
Như hôm 15/8, Bộ Công an khởi tố 10 cán
bộ và đại diện doanh nghiệp tại An Giang với cáo buộc cấu kết để khai thác vượt giấy phép ba lần – cấp phép 1,5 triệu m3 nhưng khai thác thực tế
4,7 triệu m3.

Trước tình trạng khai thác cát ồ ạt, trong khi phù sa ngày càng giảm, năm 2009, Việt Nam lần đầu cấm xuất khẩu cát xây dựng, chỉ cho bán cát
nhiễm mặn từ nạo vét cửa sông, cảng biển ra nước ngoài. Đến 2017, Chính phủ quyết định cấm xuất khẩu mọi loại cát.

Thế nhưng, các hành động đó vẫn chưa đủ để trả khoản nợ cộng dồn mà con người đã “vay” của dòng sông liên tiếp những năm qua.

ĐBSCL đang “lún sâu” vào nợ nần.

Ngân hàng cát

“Các bạn hãy xem cát như tiền và dòng sông là ngân hàng. Con người là khách vay, và hiện tại chúng ta đang mắc nợ đầm đìa, tức đã khai thác
quá nhiều so với khả năng cung cấp tự nhiên của dòng sông”, ông Marc Goichot, Quản lý Chương trình Nước ngọt của WWF khu vực châu Á – Thái Bình
Dương, nói.

Ví con sông như một ngân hàng cát, chuyên gia này lý giải nguồn thu đầu vào là lượng cát lắng đọng hàng nghìn năm dưới đáy sông (trầm tích) và
phù sa đổ về từ thượng nguồn (khoảng 15% là cát). Đây gọi là trữ lượng hiện có.

Khoản chi thường xuyên của ngân hàng này, thường rất nhỏ, là lượng cát bị dòng chảy đẩy ra cửa biển, lắng đọng thành các đụn cát dọc bờ, tạo
nên “bức tường” chắn sóng ngầm bảo vệ bờ biển và rừng ngập mặn. Phần lớn lượng cát còn lại được con người khai thác để đầu tư phát triển, bởi đây
là nguồn nguyên liệu tốt nhất cho xây dựng.

Khi tài khoản nhà băng này dương hoặc bằng 0, tức thu lớn hơn hoặc bằng chi, ngân hàng đạt trạng thái cân bằng, cho thấy việc khai thác cát
bền vững. Ngược lại, lòng sông “rỗng bụng”, tức ngân hàng thiếu sẽ tạo ra nhiều hố sâu gây sạt lở.

Thực tế, tài khoản của ĐBSCL đang âm và có xu hướng kéo dài. Một lượng cát khổng lồ đã mắc kẹt sau các đập thủy điện ở thượng nguồn Trung
Quốc, Lào và Thái Lan, do đó ĐBSCL càng khai thác sẽ càng ít cát.

“Hiện, tài khoản dự trữ chỉ còn 10 năm trước khi đồng bằng cạn kiệt cát. Nếu chúng ta không làm gì để tăng nguồn thu đầu vào, giảm chi đầu ra,
ĐBSCL sẽ biến mất”, ông Goichot cảnh báo.

Sà lan chở cát trên sông Tiền đoạn huyện Hồng Ngự, giáp TP Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Thanh Tùng

“Một trong những nguyên nhân khiến ĐBSCL dính món nợ này là bởi không tính toán được ngân hàng cát đang thật sự có bao nhiêu tiền”, TS Nguyễn
Nghĩa Hùng, Phó Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (SIWRR), lý giải.

Nhiều năm tư vấn cho các tỉnh miền Tây, ông nói kỹ thuật cơ bản hiện nay của các địa phương là dùng máy đo độ sâu và khoan dò địa chất, lấy
mẫu đáy sông rồi ước tính trữ lượng hiện có. Đây thường là căn cứ đầu vào để tỉnh xây dựng kế hoạch khai thác cát. Tuy nhiên, cách làm này không
tính toán được lượng cát đổ về từ thượng nguồn hàng năm.

Theo chuyên gia, việc đo cát di chuyển dưới lòng sông (gồm bùn cát đáy, cát lơ lửng và phù sa) là “cực kỳ khó”, đòi hỏi kỹ thuật rất cao và
nguồn lực tài chính lớn, “quá tầm” địa phương. Thế giới có hàng trăm công thức, kinh nghiệm tính toán khác nhau và không có mẫu số chung cho tất
cả. Mỗi con sông có cách tính riêng.

Để giải quyết bài toán trên, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF – Việt Nam) đang phát triển một công cụ quản lý cát tại
ĐBSCL từ ý tưởng “ngân hàng cát”, lần đầu tiên thử nghiệm trên thế giới. Dự án khảo sát 550 km sông Tiền, sông Hậu để xác định trữ lượng cát hiện
có ở đáy sông, và ước tính lượng cát khai thác trung bình hàng năm giai đoạn 2017-2022 bằng phương pháp phân tích ảnh vệ tinh. Kết quả tính toán này sẽ là cơ sở khoa học để địa phương xem xét mức độ khai thác
phù hợp, ra quyết định chính xác hơn trong quản lý cát sông.

“Công cụ này sẽ giúp ngân hàng cát của ĐBSCL không bị âm trầm trọng hơn, và trả nợ phần nào cho dòng sông”, ông Hà Huy Anh, Quản lý quốc gia
Dự án Quản lý Cát Bền vững ĐBSCL (WWF – Việt Nam), nói và kỳ vọng giảm thiểu sạt lở bờ sông, bờ biển, xâm nhâp mặn, triều cường – các “nhân tai”
mà con người đang phải gánh chịu.

Xây “lâu đài” trên cát

Để bảo vệ vùng châu thổ này, từ năm 2016 đến nay, Chính phủ đã chi gần 11.500 tỷ đồng xây dựng 190 công trình chống sạt lở dài 246 km dọc
ĐBSCL. 4.770 tỷ đồng đang được chuẩn bị để đầu tư thêm 28 bờ kè ven sông, ven biển.

Thế nhưng, tỷ lệ thuận với số kè được xây mới, là số điểm sạt lở tăng lên. Bảy tháng đầu năm nay, vùng châu thổ này chứng kiến số vụ sạt lở bằng
cả năm 2022.

Bản đồ vị trí sạt lở và công trình chống sạt lở theo kế hoạch của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai. Ảnh chụp màn hình
Bản đồ trực tuyến quản lý VNDSS

Hơn ba năm đưa vào sử dụng, 3 km kè bảo vệ bờ sông Tiền
(chợ Bình Thành, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) đã 4 lần sạt lở, mất đi 1,3 km. Đây là một minh chứng cho việc xây bờ kè thiếu hiệu quả ở miền Tây,
theo TS Dương Văn Ni, giảng viên khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên – Đại học Cần Thơ.

“Các tỉnh đang lạm dụng xây kè, giống như đem tiền đổ sông, đổ biển vì đầu tư công trình sẽ không có điểm dừng, trong bối cảnh đồng bằng tiếp
tục sạt lở”, ông nói, gọi các công trình xây kè bảo vệ bờ biển sạt lở là “rất phản khoa học”.

Theo ông, bờ kè giống như “lâu đài” trên cát. Trong thời gian ngắn, các công trình đồ sộ này sẽ lại sạt lở hàng loạt.

Lý giải thêm, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập tại ĐBSCL, cho rằng giải pháp công trình như xây kè rất đắt đỏ, mà không phải lúc
nào cũng tốt. Bởi lòng sông có những hố sâu tự nhiên, nếu can thiệp dưới dạng công trình là trái quy luật.

“Càng đổ tiền vào, công trình càng sụp đổ. Chúng ta không bao giờ đủ tiền để chạy theo sạt lở”, ông nói. Các giải pháp công trình như xây kè chỉ nên thực hiện ở nơi xung yếu, buộc phải bảo vệ bằng mọi
giá, như đô thị hay khu đông dân cư.

Với 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu về đồng bằng, ông Marc Goichot cũng cho rằng cách tiết kiệm và hiệu quả nhất là tận dụng cát để bảo vệ dòng sông theo hướng thuận thiên.

“Nhiều vùng đồng bằng trên thế giới đã thử và sai với giải pháp xây đê. ĐBSCL không nên đi lại vết xe đổ này”, ông nói.

Chuyên gia dẫn chứng tại đồng bằng sông Rhine (Hà Lan), 50-70 năm trước cũng xây đê, nhưng ngày nay đang dỡ bỏ để nước chảy vào các cánh đồng. Phù sa sẽ theo dòng nước vào trong nội đồng, bồi đắp và xây dựng khả năng phục hồi cho con sông.

Tương tự, đồng bằng sông Mississippi (Mỹ) – nơi đang xói lở và sụt lún nhanh hơn cả ĐBSCL, Chính phủ gấp rút dỡ đê để trầm tích có thể di chuyển vào đồng bằng. Ông nhấn mạnh các cơ sở hạ tầng nhân tạo tốn kém, lại ít hiệu quả bảo vệ, và làm giảm sự đa dạng sinh học của dòng sông.

“Lợi thế của chúng ta là biết điều đó sớm hơn”, ông nói và khuyến nghị Việt Nam cần có cách tiếp cận thuận thiên để bờ sông phục hồi tự nhiên, thay vì dùng các tác động nhân tạo.

Dự án kè sông Tiền tổng vốn đầu tư 109 tỷ đồng, thuộc xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp, đã 4 lần sạt lở. Ảnh: Ngọc Tài

Nan giải di dân

Trong khi giải pháp công trình đắt đỏ, lại không thể bảo vệ hết khỏi các nguy cơ, các chuyên gia cho rằng ưu tiên trước hết là di dời, tái
định cư và ổn định sinh kế cho người dân vùng sạt lở để giảm thiệt hại.

Tuy nhiên, giải pháp này đang là vấn đề nan giải với miền Tây. Theo Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống Thiên tai, hiện có khoảng 20.000 hộ
dân sống ven các tuyến sông có nguy cơ cao, cần khẩn trương di dời ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, TP Cần Thơ – những nơi sạt
lở nghiêm trọng nhất. Tất cả đang chờ Trung ương tiếp sức bởi nguồn vốn hàng chục nghìn tỷ đồng là
“quá sức” các địa phương.

Trong khi đó, TS Dương Văn Ni cho rằng thiếu tiền không phải nguyên nhân duy nhất, mà do chính quyền chưa đủ quyết liệt.

“Đồng bằng không thiếu quỹ đất để người dân cất nhà ổn định cuộc sống, vì sao để họ xây cất ven sông rồi năm nào cũng la làng chuyện sạt lở
mất nhà cửa”, ông đặt câu hỏi.

Chuyên gia cho rằng người dân tiếp tục phát triển nhà ven sông, kênh rạch cho thấy địa phương chưa đủ quyết tâm, chưa xem sạt lở là vấn đề bức
thiết, không làm tốt tuyên truyền để người dân hiểu và chấp hành.

“Người dân vẫn nghĩ bờ sông là của chùa còn chính quyền thì buông lỏng quản lý”, tiến sĩ băn khoăn.

Theo ông, giải pháp căn cơ nhất hiện nay là cấm xây nhà ven sông, kênh, rạch, từng bước di dời hết người dân vào nơi an toàn. Nếu bờ sông
trống trải, chính quyền cũng giảm được chi phí xây kè tốn kém mà ít hiệu quả. Khuyến cáo này đã được các nhà khoa học đưa ra từ 10 năm trước –
khi số liệu đo đạc cho thấy đồng bằng Mekong mất cân bằng phù sa, hệ luỵ tất yếu là sạt lở ngày càng trầm trọng.

Dãy nhà bị sạt lở nằm trên bờ sông Cái Vừng, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp – một trong những điểm nóng sạt lở của tỉnh. Ảnh: Ngọc Tài

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện đề xuất thêm, các địa phương cần có đội khảo sát bằng xuồng máy dọc tuyến sông xung yếu, với thiết phát sóng siêu âm,
đo đáy sông. Dữ liệu hàng tháng cần cập nhật thường xuyên sẽ giúp cơ quan chuyên môn phát hiện nơi có bất thường hoặc “hàm ếch”, nguy cơ sạt lở
để chủ động di dời người dân.

“Sạt lở không thể dừng lại khi nguyên nhân gây ra nó vẫn còn”, ông cảnh báo.

Thiếu cát cho các công trình hạ tầng giao thông, đặc biệt là cao tốc, đang là mối lo chung của các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, khi số vụ sạt lở
tăng và các công trình hạ tầng vẫn “khát” cát, ĐBSCL sẽ phải cân bằng giữa nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ vùng đồng bằng đang ngày càng
“teo lại”.

Hai thập kỷ quan sát Mekong, ông Marc Goichot dự báo với tốc độ khai thác như hiện nay, ĐBSCL sẽ cạn cát vào cuối năm 2040. Nếu đồng bằng hết
cát, kinh tế sẽ không còn “nguyên liệu” để phát triển. Việt Nam chỉ còn khoảng 20 năm để chuẩn bị cho tiến trình này.

“Khi đó, ngân hàng cát âm không còn là khái niệm trừu tượng. Ngân sách của các tỉnh miền Tây cũng sẽ âm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm khi phải
chống chọi với sạt lở, mà chẳng còn nguồn thu nào đáng kể để trả món nợ đó”, ông Goichot cảnh báo.

Ngọc Tài – Hoàng Nam – Thu Hằng

Đính chính:

Bài viết khi lên trang, có một ý đã trích dẫn không đúng quan điểm chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện. Ngay khi nhận phản hồi, VnExpress đã điều chỉnh vào lúc 6h40 phút.

Xin cáo lỗi độc giả cùng ông Nguyễn Hữu Thiện.



Source link

Cùng chủ đề

Mưa lớn từ bão Yagi, Nam bộ đón đỉnh triều cường và nguy cơ ngập nặng

TPO - Do triều cường Rằm tháng 8 kết hợp mưa lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông, mực nước các sông khu vực miền Tây Nam bộ đang lên nhanh, dự báo nguy cơ xảy ra ngập úng tại các khu vực có địa hình thấp trũng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) các ngày từ 18 đến 22/9. Theo Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, lũ trên sông Mê Kông khu...

Buộc doanh nghiệp ‘mới có chủ trương đã ào ào khai thác cát’ phải hoàn thiện thủ tục

Doanh nghiệp tính toán bãi tập kết trên thực tế, phải đúng quy địnhVề đề xuất chuyển thuyền khai thác thành bè của Công ty cổ phần 484, Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk yêu cầu doanh nghiệp thực hiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 23 ngày 24-2-2020 của Chính phủ.Bên cạnh đó,...

ĐBSCL: Trồng lúa ST25, nông dân đạt lợi nhuận 50 triệu đồng/ha

Vụ lúa hè thu 2024, nhiều nông dân ở ĐBSCL trồng lúa ST25 đạt lợi nhuận 50 triệu đồng/ha, cao gấp 2 lần so với trồng các giống lúa khác. Thời điểm này, nông dân các tỉnh miền Tây đang tập trung thu hoạch lúa hè thu. Tại các địa phương có diện tích trồng lúa nhiều như An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ…, giá lúa IR 50404 được thương lái thu mua từ 7.500...

Nhiều ngành hàng từ ĐBSCL xuất khẩu vượt mốc 1 tỉ USD

Ngày 6.9, Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì với sự tham gia của khoảng 200 đại biểu là lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL, lãnh đạo các đơn...

Thúc đẩy kết nối vận tải thủy các nước Mekong

Theo Cục Đường thủy nội địa VN, Hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Bão Bebinca không ảnh hưởng đến Việt Nam

Dự báo cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc, không ảnh hưởng đến Việt Nam. Dự báo đường đi của bão Bebinca của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết như vậy về diễn biến cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo của các cơ quan khí tượng...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

3 lô hàng cứu trợ thiên tai của ASEAN đã về đến Việt Nam

VOV.VN - 3 lô hàng cứu trợ của Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ Nhân đạo trong thiên tai nhằm giúp Việt nam khắc phục hậu quả thiên tai đã về đến Hà Nội vào ngày 16/9.   Những lô hàng cứu trợ này gồm 2.000 bộ dụng cụ gia đình, 1.000 bộ dụng cụ sửa chữa nơi sơ tán, 1.000 bộ đồ dùng bếp và 3.000 bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân với tổng trị giá khoảng...

Kim Jae Joong chia buồn với khán giả Việt về thiệt hại sau bão số 3 trong concert Flower Garden

Kim Jae Joong gửi lời hỏi thăm và hy vọng khán giả Việt Nam sớm vượt qua những khó khăn do cơn bão Yagi gây ra, để sớm ổn định và có cuộc sống tươi đẹp hơn. Kim Jae Joong nhận được nhiều sự hưởng ứng nhiệt tình từ khán giả Việt - Video: THƯỢNG KHẢI Kim Jae Joong biểu diễn đầy cảm xúc trong live concert Flower Garden - Ảnh: X Tối 14-9, live concert Flower Garden của ca sĩ Kim Jae Joong diễn ra...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về phát triển bền vững kinh tế biển

(Chinhphu.vn) - Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.       Thủ tướng...

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh thành bão

NDO - Chiều 16/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6851/CĐ-BNN-ĐĐ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận và các Bộ, ngành liên quan chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão. Ảnh minh họa. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, một áp thấp nhiệt đới đang...

Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4

TPO - Áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía đông Philippines dự báo đi vào Biển Đông trong ngày mai (17/9), mạnh lên thành bão khoảng ngày 18/9, sau đó có thể xảy ra hai kịch bản đổ bộ đất liền nước ta. Vào 13h chiều nay (16/9), tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía đông đảo Luzon của Philippines với sức gió mạnh...

Ban Bí thư chỉ định nhân sự Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

(Chinhphu.vn) - Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định đồng chí Đại tá Nguyễn Xuân Thao, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025. Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định và chúc mừng Đại tá Nguyễn Xuân Thao. Chiều 16/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về...

Tinh giản biên chế 82.295 công chức, viên chức

Ngày 16.9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã có buổi làm việc với Bộ Nội vụ.Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ động, tích cực tham mưu Chính phủ triển khai cải cách chính sách tiền lương theo lộ trình hợp lý, từng bước, thận trọng, chắc chắn, khả thi và hiệu quả, được cán bộ, công chức,...

Mới nhất

Không thu viện phí các nạn nhân bị thương do bão lũ

Các bệnh viện tại vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 không thu viện phí đối với nạn nhân bị thương do bão lũ. Đó là nội dung đáng lưu ý trong công văn Bộ Y tế gửi các bệnh viện trực thuộc, sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc bảo đảm công tác khám, chữa...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về phát triển bền vững kinh tế biển

(Chinhphu.vn) - Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030,...

Hải Phòng nghiêm cấm lợi dụng danh nghĩa phụ huynh để vận động tài trợ sau bão số 3

Theo đó, để tránh áp lực đối với cha mẹ học sinh trong điều kiện khắc phục hậu quả, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Sở GD&ĐT Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục...

Triển khai chiến dịch tiêm chủng miễn phí phòng chống dịch sởi tại TP Hồ Chí Minh

Qua quá trình đánh giá kỹ lưỡng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã quyết định chọn đơn vị Tiêm chủng Long Châu cùng đồng hành trong chiến dịch thực hiện tiêm chủng miễn phí vaccine ngừa bệnh sởi-rubella, nhằm đẩy nhanh tốc độ chủng ngừa cho trẻ em chưa tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa chưa...

Không được để người dân không được khám chữa bệnh

Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnhNgày 11/9, Sở Y tế Hà Nội có Công văn khẩn số 293/SYT-NVY về việc bảo đảm công tác đáp ứng y tế và khắc phục hậu quả sau Bão số 3 (Yagi) gửi các đơn vị trực thuộc. ...

Mới nhất