- Bảo đảm an sinh từ nguồn vốn chính sách
- Trên 2 triệu hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách
- Đồng Tháp dùng nguồn vốn tín dụng làm “đòn bẩy” giúp người dân phục hồi kinh tế
- Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm là “đòn bẩy” giúp các hộ nghèo ở Đồng Tháp thoát nghèo
Theo đó, UBND TP.HCM giao chỉ tiêu phân bổ nguồn vốn cho vay hỗ trợ giảm nghèo và cho vay giải quyết việc làm cho các quận, huyện và TP Thủ Đức từ nguồn ngân sách thành phố năm 2023.
Cơ quan ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh thành phố để thực hiện cho vay hỗ trợ giảm nghèo và giải quyết việc làm.
UBND TP giao Sở LĐ-TB&XH; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP phối hợp thực hiện ký phụ lục Hợp đồng ủy thác số tiền nêu trên từ nguồn vốn cho vay hỗ trợ giảm nghèo và giải quyết việc làm đúng đối tượng, đúng quy định.
Đồng thời Sở LĐ-TB&XH, Sở Tài chính, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo đúng chỉ tiêu đã được phân bổ.
Về việc triển khai Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030, UBND TP.HCM giao Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP.HCM chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện tập trung nâng cao chất lượng các mặt hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tại các điểm giao dịch phường, xã, thị trấn trên địa bàn để phục vụ nhân dân và bố trí nguồn vốn ủy thác từ ngân sách của TP sang Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay giải quyết việc làm, cho vay hỗ trợ giảm nghèo theo chuẩn của TP trong từng giai đoạn.
Sở LĐ-TB&XH (cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững TP) chủ trì, hướng dẫn UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức, phường, xã, thị trấn tổ chức điều tra, rà soát định kỳ bổ sung đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo từng giai đoạn đúng quy định, làm căn cứ để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Ông Lê Văn Thinh – Giám đốc Sở LĐ-Tb&XH TP.HCM cho biết, hiện nay, nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng, mức vay ngày càng cao, đạt mức cho vay tối đa theo quy định là 100 triệu đồng/hộ đối với nguồn vốn cho vay hỗ trợ giảm nghèo và 100 triệu đồng/lao động đối với nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.
Đối với nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo, đối tượng cho vay là hộ nghèo, hộ cận nghèo TP giai đoạn 2021-2025, hộ mới thoát nghèo trong thời gian 36 tháng (kể từ thời điểm được công nhận thoát nghèo).
Đối với nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, người vay phải là lao động cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án. Có phương án vay vốn khả thi triển khai trên địa bàn TP.HCM. Người lao động được vay tối đa 100 triệu đồng với nội dung sử dụng vốn đảm bảo theo quy định tại Quyết định 51.