Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTP.HCM chính thức gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn...

TP.HCM chính thức gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO


Bà Nguyễn Thị Lệ - phó bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP.HCM - bắt tay ông Jonathan Wallace Baker - trưởng đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Nguyễn Thị Lệ – phó bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP.HCM – bắt tay ông Jonathan Wallace Baker – trưởng đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam – Ảnh: HỮU HẠNH

TP.HCM hướng tới mỗi công dân là một công dân số

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, quy mô trường lớp ở TP.HCM đã được phủ khắp 21 quận, huyện và TP Thủ Đức với 5.726 cơ sở giáo dục và đào tạo từ mầm non đến đại học.

Từ phải qua: ông Jonathan Wallace Baker - trưởng đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc, ông Nguyễn Văn Phúc - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bà Nguyễn Thị Lệ - phó bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP.HCM, bà Lê Thị Hồng Vân - quyền vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam - trong lễ trao giấy chứng nhận thành phố học tập toàn cầu - Ảnh: HỮU HẠNH

Từ phải qua: ông Jonathan Wallace Baker – trưởng đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc, ông Nguyễn Văn Phúc – thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bà Nguyễn Thị Lệ – phó bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP.HCM, bà Lê Thị Hồng Vân – quyền vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam – trong lễ trao giấy chứng nhận thành phố học tập toàn cầu – Ảnh: HỮU HẠNH

Phát biểu tại buổi lễ vinh danh, bà Nguyễn Thị Lệ – phó bí thư Thành ủy, chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM – nói việc TP.HCM được UNESCO công nhận là TP học tập toàn cầu là niềm vinh dự. 

Điều này cũng thể hiện sự công nhận của thế giới đối với các chính sách, cam kết, nỗ lực của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng trong việc đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

Ông Nguyễn Văn Phúc - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và bà Nguyễn Thị Lệ - phó bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP.HCM - nâng cao giấy chứng nhận TP.HCM gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu - Ảnh: HỮU HẠNH

Ông Nguyễn Văn Phúc – thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và bà Nguyễn Thị Lệ – phó bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP.HCM – nâng cao giấy chứng nhận TP.HCM gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu – Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Lệ cũng tin tưởng rằng với sự hợp tác và hỗ trợ từ UNESCO cùng với các thành viên khác trong mạng lưới, TP.HCM sẽ tiếp tục phát triển và vươn lên một cách mạnh mẽ, trở thành một trung tâm giáo dục hàng đầu của khu vực và đạt được uy tín, thứ hạng cao trong đánh giá và nhìn nhận của thế giới.

“Với tư cách là thành viên của Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu, TP.HCM sẽ nỗ lực không ngừng để đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội học tập và phát triển; cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác. TP.HCM đã sẵn sàng cho hành trình hướng tới một tương lai mà mỗi công dân đều là một công dân số, một công dân học tập toàn cầu”, bà Lệ cam kết.

Triển khai chương trình “Thành phố học tập toàn cầu UNESCO giai đoạn 2024 – 2030” tại TP.HCM

Có mặt tại buổi lễ, ông Jonathan Wallace Baker – trưởng đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam – chia sẻ niềm vui với TP.HCM và khẳng định UNESCO tin tưởng việc TP.HCM trở thành thành viên của mạng lưới này hoàn toàn phù hợp với chủ trương “cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 – 2030” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ông Jonathan Wallace Baker - trưởng đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam - Ảnh: HỮU HẠNH

Ông Jonathan Wallace Baker – trưởng đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam – Ảnh: HỮU HẠNH

Tại buổi lễ, ông Dương Anh Đức – phó chủ tịch UBND TP.HCM – khẳng định việc trở thành thành viên chính thức Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO là vinh dự và trách nhiệm chung của quốc gia, cộng đồng, chính quyền các cấp, cơ quan, ban ngành liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các danh hiệu được UNESCO công nhận.

Chính vì thế, TP.HCM xác định danh hiệu “Thành phố học tập toàn cầu” được UNESCO công nhận không chỉ là mục tiêu đạt được mà là điểm khởi đầu cho những chương trình hành động tiếp theo.

Tại buổi lễ, ông Dương Anh Đức đã thay mặt lãnh đạo TP.HCM phát động triển khai thực hiện chương trình hành động xây dựng “Thành phố học tập toàn cầu UNESCO giai đoạn 2024 – 2030” trên địa bàn TP.

“Tiếp tục và tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng thành phố học tập và xã hội học tập, bảo đảm đến năm 2030 mọi công dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”, ông Đức nhấn mạnh.

UBND TP.HCM đề nghị thực hiện 5 nhiệm vụ sau khi gia nhập mạng lưới học tập toàn cầu

1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo.

2. Công tác triển khai thực hiện xây dựng thành phố học tập phải gắn với triển khai thực hiện các đề án học tập.

3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

4. Nội dung được xác định cụ thể thông qua việc xác định các chỉ tiêu thực hiện, phù hợp với từng cơ quan.

5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ hội để hình thành các khu đô thị vệ tinh. ...

Thiếu kỹ năng, dễ tự chuốc họa

Bị trộm cướp, móc túi do bất cẩn đến một số vụ phát hiện camera quay lén trong nhà vệ sinh, khu vực công cộng gần đây, nhiều bạn trẻ có vẻ giật mình khi nghiệm lại dường như đang thiếu kỹ năng bảo vệ chính mình. ...

Làm sao để hiện thực hóa ước mơ tự do tài chính?

Tự do tài chính là mục tiêu có thể đạt được nếu mỗi người có chiến lược chi tiêu, quản lý tài chính và đầu tư hiệu quả. ...

Thành phố hoa vàng cỏ xanh chào đón 180 GV-SV-HS: Ba trên trời có biết con được Tiếp sức đến trường?

Sáng 8-11, tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Phú Yên tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho cho 180 tân sinh viên - học sinh - giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. ...

Phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị loét dạ dày

Loét dạ dày tá tràng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài việc tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh lý này. ...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giáo dục Việt Nam

Vừa qua, Đại học Phenikaa phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán Ngữ (CTI) và Công ty TNHH Giáo dục quốc tế CTI Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc năm 2024” (Vietnam – China Education Conference 2024).

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Nhà trường bị “tố” dạy thêm trong giờ… chính khóa!

(NLĐO) - Một trường THPT ở Đắk Lắk bị phản ánh xếp lịch học thêm trùng học chính khóa nên học sinh bỏ học môn thể dục, giáo dục quốc phòng đi học thêm. ...

‘Bà giáo’ khó đứng lớp mầm non

TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55. TP - Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm...

‘Son sắt’ hay ‘son sắc’, từ nào chuẩn Tiếng Việt?

Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có ý nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Son sắt - son sắc là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn.Trong Tiếng Việt, từ này được dùng để chỉ sự thủy chung, một lòng một dạ không thay đổi giữa người với người. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời...

Thêm trường đại học không xét tuyển học bạ năm 2025

Nhà trường không dùng điểm học bạ để xét tuyển mà chỉ làm điều kiện sơ tuyển từ năm 2025. Năm 2025, Trường Đại học Nha Trang sẽ xét tuyển theo phương thức kết hợp kết quả học tập THPT và kết quả đánh giá năng lực học tập đại học. Trường tổ chức sơ tuyển (điều kiện cần) thông qua kết quả học bạ theo các môn do trường quy định, sau đó xét tuyển (điều kiện đủ) bằng...

Bỏ cộng điểm nghề để phù hợp chương trình mới

Theo tinh thần dự thảo thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố, một trong những điểm mới đáng chú ý liên quan đến quyền lợi của học sinh là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. ...

Mới nhất

Tỷ phú Elon Musk làm gì khi tham gia chính quyền của ông Trump?

Giám đốc điều hành của Tesla và SpaceX, tỷ phú Elon Musk cho biết nếu trở thành một phần trong chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump, ông sẽ giảm một số cơ quan liên bang để cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ.Tỷ phú Musk, người ủng hộ nhiệt thành cho ông Trump...

Đồng thuận tăng diện tích quảng cáo báo in để báo chí tăng nguồn thu

(Dân trí) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội tán thành với việc tăng diện tích quảng cáo trên báo in. Sáng 8/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và...

Kỳ Duyên nhảy nhót nấu nướng nhưng lệch nhịp ở Miss Universe 2024

Kỳ Duyên cùng đại diện Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ tham gia buổi nấu nướng tại ngày thứ 9 của Miss Universe 2024. Cô bị nhận xét lệch nhịp khi nhảy cùng các đại diện châu Á. Trong lúc hào hứng nhảy, Kỳ Duyên bị nhiều khán giả cho rằng bị lệch nhịp, không đồng đều với 3 thí...

Sau ngày giảm sốc, giá vàng hôm nay tăng 1 triệu đồng/lượng

(Dân trí) - Sau khi giảm 6 triệu đồng/lượng ở chiều mua trong phiên 7/11, đến ngày 8/11, giá vàng hôm nay đã tăng 1 triệu đồng, ở 82-86,5 triệu đồng/lượng với vàng miếng và 82-84,8 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn. Sau khi giảm 6 triệu đồng/lượng, giá vàng bật tăng  Mở phiên sáng 8/11, giá vàng miếng SJC được các...

Mới nhất