Dẫn vị trí đầu tiên về số lượng hành khách trên thế giới vào năm 2023 là sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson International Atlanta (thường gọi là sân bay Atlanta). Đây là sân bay vẫn giữ vị trí số 1 hàng năm trong hơn hai thập kỷ, ngoại trừ năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Theo bảng xếp hạng, 2023 là năm đầu tiên mà sân bay quốc tế Dubai giữ vị trí thứ 2 do Hội đồng Sân bay Quốc tế đánh giá.
“Sân bay quốc tế Dubai đã phục vụ khoảng 87 triệu hành khách vào năm 2023. Tỷ lệ này tăng 31% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 1% so với năm 2019. Sân bay này đã giúp kết nối 262 điểm đến tại 104 quốc gia với 102 hãng hàng không quốc tế”, ông Luis Felipe de Oliveira -Tổng giám đốc Hội đồng sân bay quốc tế (ACI) cho biết.
“Sự bứt phá mạnh mẽ trên bảng xếp hạng từ vị trí số 5 vào năm 2022 lên vị trí số 1 năm 2023 thể hiện sự tăng trưởng lớn trong ngành hàng không Dubai khi tốc độ mở rộng ngành ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở khu vực Trung Đông, Châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ cao hơn gấp đôi so với các nền kinh tế tiên tiến khác trong những thập kỷ tới. Với 104,7 triệu hành khách vào năm 2023, sân bay quốc tế Dubai vẫn đảm bảo sức chứa”, ông de Oliveira nhận định.
Ông de Oliveira cũng nói rằng ACI dự kiến sân bay Atlanta sẽ phục vụ khoảng 110 triệu hành khách vào năm 2024 – đưa sân bay trở lại mức hành khách năm 2019.
Trên toàn cầu, lưu lượng hành khách vào năm 2023 đã tăng 27% kể từ năm 2022, ước tính đạt gần 94% kết quả của năm 2019, trong đó du lịch nội địa phục hồi nhanh hơn sau đại dịch, tăng 20% vào năm 2022 để đạt gần 97% mức của năm 2019.
Thị trường nội địa lớn nhất thế giới là Mỹ có thêm 4 sân bay – tất cả đều có lượng hành khách nội địa tăng đáng kể – lọt vào top 10 năm 2023: Dallas/Fort Worth (số 3), Denver (số 6), Los Angeles (số 8) và Chicago O’Hare (số 9).
Du lịch quốc tế phục hồi mạnh mẽ
Tuy nhiên vào năm 2023, thị trường du lịch quốc tế ghi nhận phục hồi đáng kể, tăng trưởng 37% – đạt khoảng 90% so với năm 2019. Và trong khi Dubai là sân bay quốc tế xếp vị trí số 2 về lưu lượng tổng thể thì đây lại là sân bay số 1 trên thế giới về số lượng hành khách quốc tế. Thêm vào đó, sân bay đã phát triển thành một điểm đến theo đúng nghĩa.
Ngoài ra, sân bay London Heathrow đã tăng tiến từ vị trí thứ 8 năm 2022 lên vị trí thứ 4 vào năm ngoái. Và sân bay Tokyo Haneda của Nhật Bản cũng đánh dấu bước nhảy vọt mạnh mẽ – từ vị trí thứ 16 lên vị trí thứ 5, phần lớn bởi Nhật Bản đã mở cửa trở lại. Ông De Oliveira cho biết, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy số lượng hành khách của châu Á đang trở lại sau đại dịch Covid-19.
Thêm vào đó, sân bay quốc tế Istanbul vẫn giữ vững vị trí thứ 7 trong khi sân bay quốc tế Indira Gandhi ở New Delhi tụt một bậc từ vị trí thứ 9 năm 2022 xuống xuống vị trí thứ 10 năm ngoái. Với dân số khổng lồ và mạng lưới hàng không ngày càng được kết nối, Ấn Độ là một ví dụ điển hình về sự tăng trưởng mạnh so với các khu vực khác trên thế giới.
“Ở Mỹ, các sân bay đa dạng từ nhỏ, vừa và lớn kết nối với nhau nhưng lại không có điều đó ở nhiều nơi trên thế giới,” de Oliveira nói.
Tuy nhiên, điều đó lại đang phát triển nhanh chóng ở Ấn Độ. Các hãng hàng không Air India và IndiGo đã mua hàng trăm máy bay và chính phủ cũng đầu tư vào hơn 140 sân bay tại quốc gia này.
Theo số liệu sơ bộ của ACI, tổng số hành khách toàn cầu năm 2023 là gần 8,5 tỷ.
Triển vọng toàn cầu
Theo ông de Oliveira, triển vọng toàn cầu là “rất tích cực” để tiếp tục tăng trưởng. Vào năm 2020, chúng tôi đã nghĩ phải mất khoảng thời gian dài để khôi phục ngành hàng không, vì vậy xu hướng hiện tại đang cho thấy khả năng phục hồi rất nhanh trên toàn cầu.
Vào năm 2023, hệ thống này có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu tăng cao so với trước đó khi đại dịch bùng phát trở lại, mặc dù vẫn còn một số điểm áp lực, bao gồm cả việc thiếu nhân viên kiểm soát không lưu tại Mỹ.
Bên cạnh đó, bởi nhu cầu rất cao về máy bay mới và hiệu quả hơn sẽ giảm chi phí nhiên liệu và tăng tính bền vững. Gần đây, một số yếu tố như sự chậm lại trong sản xuất do các vấn đề với máy bay Boeing hay sự chậm trễ của chuỗi cung ứng đã góp phần gây ra tình trạng tồn đọng các đơn đặt hàng. Ông De Oliveira nhấn mạnh các vấn đề về chuỗi cung ứng đã được cải thiện nhưng số lượng tồn đọng vẫn còn đáng kể.
Theo ông De Oliveira, mọi thứ xảy ra do đại dịch Covid-19 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sẵn sàng cho các vấn đề trong tương lai và ACI đang hợp tác với các sân bay thành viên để xây dựng các giải pháp hợp lý hơn trong tương lai.
Dưới đây là 10 sân bay bận rộn nhất thế giới trong năm 2023:
1. Hartsfield-Jackson Atlanta, Georgia (ATL): 104,7 triệu hành khách; tăng 11,7% so với năm 2022.
2. Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (DXB): 87 triệu hành khách; tăng 31,7% so với năm 2022.
3. Dallas/Fort Worth, Texas (DFW): 81,8 triệu hành khách; tăng 11,4% so với năm 2022.
4. London Heathrow, Vương quốc Anh (LHR): 79,2 triệu hành khách; tăng 28,5% so với năm 2022.
5. Tokyo Haneda, Nhật Bản (HND): 78,7 triệu lượt khách; tăng 55,1% so với năm 2022.
6. Denver, Colorado (DEN): 77,8 triệu hành khách; tăng 12,3% so với năm 2022.
7. Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (IST): 76 triệu hành khách; tăng 18,3% so với năm 2022.
8. Los Angeles, California (LAX): 75,1 triệu hành khách; tăng 13,8% so với năm 2022.
9. Chicago O’Hare, Illinois (ORD): 73,9 triệu hành khách; tăng 8,1% so với năm 2022.
10. Delhi, Ấn Độ (DEL): 72,2 triệu hành khách; tăng 21,4% so với năm 2022./.