Phát biểu tại buổi lễ tổng kết cuộc thi vào chiều 6/6, bà Phạm Thị Ngọc, Phó giám đốc Sở Tư pháp, cho biết: “Cuộc thi được tổ chức nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức trong việc thực thi các quy định về bảo vệ môi trường, góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường hiện nay”.
Kết quả, Ban Tổ chức đã công nhận 30 thí sinh đạt giải (gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 14 giải Khuyến khích). Trong đó, giải Nhất thuộc về thí sinh Thượng uý Lê Thành Hiệp (đơn vị Công an huyện Trần Văn Thời).
Ông Võ Thanh Tòng, Giám đốc Sở Tư pháp, trao thưởng cho thí sinh đạt giải Nhất.
Thượng uý Lê Thành Hiệp chia sẻ: “Cuộc thi có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần hỗ trợ cho chúng ta nhiều thông tin bổ ích về pháp luật. Tôi nhận thấy hình thức thi trực tuyến rất tiện lợi, chỉ cần máy tính hoặc điện thoại thông minh là có thể tham gia cuộc thi. Quan điểm của tôi là cứ tích cực tham gia, nếu không có giải thì cũng bổ sung được cho bản thân vốn kiến thức về pháp luật”.
Ông Nguyễn Chí Công, Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trao thưởng cho thí sinh đạt giải Khuyến khích.
Dịp này, Ban Tổ chức đã phát động Cuộc thi trực tuyến đợt III “Tìm hiểu pháp luật về Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa” và Cuộc thi viết “Sáng kiến, mô hình, giải pháp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PB,GDPL)”.
Ông Võ Thanh Tòng, Giám đốc Sở Tư pháp, cho biết: “Thông qua các cuộc thi này giúp cho cán bộ, công chức, đặc biệt là những cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ PB,GDPL có phương pháp, ý tưởng, sáng kiến mới trong PB,GDPL trên địa bàn tỉnh. Từ đó, chọn lọc để tìm ra những mô hình, giải pháp tiêu
Ông Võ Thanh Tòng, Giám đốc Sở Tư pháp, nhấn mạnh, thông qua các cuộc thi nhằm tìm ra những mô hình, giải pháp nâng cao hiệu quả PB,GDPL; hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp và người dân.
Được biết, trong những năm qua, các hoạt động PB,GDPL của tỉnh Cà Mau đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.
Nội dung, hình thức PB,GDPL luôn được đổi mới, đa dạng, phù hợp điều kiện, tình hình từng địa bàn, đơn vị; hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, doanh nghiệp, trường học. Nhất là việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện PB,GDPL đã góp phần đáp ứng yêu cầu tìm hiểu pháp luật mọi lúc, mọi nơi của mọi người trong xã hội, mang lại nhiều hiệu ứng tích cực, có sức lan tỏa mạnh mẽ./.
Kim Cương – Hoàng Vũ