Trang chủDi sảnTòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng - Dinh thự cổ nhất...

Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng – Dinh thự cổ nhất Tây Nguyên


VHO – Nằm trên một ngọn đồi mà ngày nay khu vực này đã trở thành Trung tâm hành chính của huyện Di Linh (Lâm Đồng), Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng (cũ) đã trải qua hơn trăm năm kể từ ngày được xây dựng, nhưng vẫn sừng sững đứng đó như một chứng nhân lịch sử sống động trong những thăng trầm của vùng đất này.

Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng - Dinh thự cổ nhất Tây Nguyên - ảnh 1
Đây là công trình kiến trúc đầu tiên được người Pháp cho xây dựng tại Tây Nguyên

Dấu ấn đầu tiên của người Pháp tại Tây Nguyên

Tòa thị chính hay Dinh tỉnh trưởng tỉnh Đồng Nai Thượng là công trình kiến trúc kiên cố được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh chính trị và xã hội của Việt Nam nằm dưới sự kiểm soát của thực dân Pháp. Đây là một công trình mang đậm dấu ấn lịch sử, được xây dựng không chỉ với mục đích hành chính mà còn thể hiện quyền lực và sự hiện diện của chính quyền thực dân tại Tây Nguyên.

Theo đó, năm 1899, Toàn quyền Đông Dương lúc bây giờ là Paul Doumer đã ra Nghị định lập tỉnh Đồng Nai Thượng với tỉnh lỵ đặt tại Djiring (Di Linh), để tạo nguồn lực hỗ trợ việc kiến tạo Đà Lạt trở thành một trung tâm nghỉ dưỡng cho giới chức Pháp tại Đông Dương.

Cùng năm, vị Toàn quyền này đã giao cho kiến trúc sư kiêm trắc địa viên người Pháp có tên Cunhac phụ trách việc xây dựng một Tòa thị chính tại đây để dùng làm nơi làm việc cho bộ máy chính quyền sở tại.

Sau nhiều ngày tìm kiếm, khảo sát, Cunhac đã lựa chọn được vị trí thích hợp để xây dựng Tòa thị chính. Đó là một ngọn đồi không quá cao nhưng có tầm nhìn bao quát xung quanh. Vì thế, ngay sau đó ông đã nhanh chóng cho tiến hành khởi công xây công trình.

Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng - Dinh thự cổ nhất Tây Nguyên - ảnh 2
Hình ảnh hiếm hoi về dinh thự này được chụp lại trước năm 1945. Ảnh do UBND huyện Di Linh cung cấp

Được biết, để phục vụ cho việc xây dựng công trình, người Pháp đã huy động một lượng lớn nhân công, nhân lực trong đó chủ yếu là những người bản địa. Đặc biệt, hàng ngàn mộ phu được tuyển chọn và đưa xuống vùng đất Phan Rí (thuộc TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ngày nay) cách đó hàng trăm km để gùi, tải các loại vật liệu lên phục vụ cho việc xây dựng công trình.

Một năm sau, công trình được hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng. Tòa dinh thự khi hoàn thiện có lối thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic thuộc địa Pháp, một phong cách phổ biến tại nhiều công trình công cộng của thời kỳ này ở Việt Nam.

Nhìn tổng quan, dinh thự có dạng hình chữ nhật gồm 2 tầng với mặt trước khá rộng rãi bao gồm các cột trụ, mái vòm, cửa đi, cửa sổ lớn. Bên trong gồm có 8 phòng rộng rãi được sử dụng là nơi làm việc và nghỉ ngơi của những quan chức người Pháp.

Ngoài ra, phía trên đỉnh tòa nhà còn có thêm một ngọn tháp nhô lên cao tựa như chiếc đồng hồ hình hộp chữ nhật. 4 phía của ngọn tháp này đều có cửa mở ra các hướng. Việc xây dựng ngọn tháp này được cho là nhằm vừa làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình vừa là vị trí để những lính canh tại đây có thể dễ dàng bao quát tình hình xung quang cũng như sớm phát hiện và kịp thời xử lý những nguy hiểm có thể gây ra cho bộ máy chính quyền tại đây.

Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng - Dinh thự cổ nhất Tây Nguyên - ảnh 3
Gần 125 năm tồn tại, công trình này đã chứng kiến những thay đổi trong lịch sử phát triển của vùng đất Di Linh

Việc cho xây dựng và đưa công trình này vào sử dụng đã đánh dấu sự khởi đầu trong việc mở rộng ảnh hưởng của người Pháp tại đây cũng như góp phần không vào việc định hình một Tây Nguyên như ngày nay.

Chứng nhân sống động cho một giai đoạn lịch sử

Sau khi được xây dựng và đưa vào sử dụng, Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng đã chứng kiến và trải qua nhiều giai đoạn phát triển cũng như những thay đổi của vùng đất này, nhất là việc liên tục bị tách rồi lại nhập vào các đơn vị hành chính khác nhau trong những lần thay đổi địa giới hành chính.

Đầu tiên, chỉ sau 4 năm kể từ khi Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ra Quyết định thành lập tỉnh, thì đến năm 1903, người Pháp đã xóa bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng; đồng thời đem vùng đất Di Linh sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận, rồi sau đó lại trở thành một phần của tỉnh Lâm Viên vào năm 1916. Việc xóa bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng nên đương nhiên Tòa thị chính của tỉnh lỵ cũ cũng theo đó mà bị xóa bỏ danh phận.

Đến năm 1920, khi tái lập tỉnh Đồng Nai Thượng thì nơi đây lại được trưng dụng trở lại làm cơ quan hành chính của tỉnh và hoạt động cho đến năm 1928 thì tỉnh lỵ được chuyển lên Đà Lạt.

Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng - Dinh thự cổ nhất Tây Nguyên - ảnh 4
Trong tương lai, địa điểm này sẽ trở thành điểm tham quan thú vị cho những ai muốn tìm hiểu về vùng đất và con người nơi đây

Năm 1941, khi Đà Lạt được tách ra để thành lập tỉnh Lâm Viên thì một lần nữa tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng được chuyển về Di Linh và Tòa thị chính cũ của tỉnh này lại được trưng dụng trở lại.

Vào đêm 22 rạng sáng ngày 23.8.1945, một sự kiện mang ý nghĩa lịch sử đã diễn ra ngay tại Tòa dinh thự này với việc chính quyền cách mạng lâm thời đã buộc Tỉnh trưởng tỉnh Đồng Nai Thượng lúc bấy giờ là Cao Minh Hiệu đầu hàng, giao nộp ấn tín, vũ khí và những giấy tờ quan trọng khác cho chính quyền mới.

Sau năm 1975, dinh thự này được trưng dụng để làm trụ sở của Ủy ban Quân quản lâm thời một thời gian. Hiện nay, chính quyền huyện Di Linh tiếp tục sử dụng nơi đây làm trụ sở của HĐND huyện.

Có thể nói, Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng cũ tại huyện Di Linh không chỉ là một công trình kiến trúc nổi bật đầu tiên của người Pháp tại Tây Nguyên mà còn là một phần quan trọng trong tiến trình lịch sử của vùng đất cao nguyên Di Linh.

Liên quan đến công trình này, ông Vũ Đức Nhuần – Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh đánh giá, đây là một công trình kiến trúc hết sức có giá trị về lịch sử – văn hóa đối với địa phương, là chứng nhân của một giai đoạn lịch sử và đặt dấu ấn của người Pháp ở Tây Nguyên; qua đó cho thấy người Pháp đã đánh giá rất cao vùng đất này.

Tòa thị chính tỉnh Đồng Nai Thượng - Dinh thự cổ nhất Tây Nguyên - ảnh 5

“Thời gian qua, huyện Di Linh đã luôn quan tâm thực hiện công tác di tu, tôn tạo đối với Dinh để tránh tình trạng xuống cấp, hư hỏng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã làm hồ sơ xin phép cơ quan có thẩm quyền của tỉnh công nhận di tích đối với Dinh.

Hiện nay, Dinh đang là trụ sở của HĐND huyện nhưng chúng tôi đang có ý tưởng sẽ di chuyển sang một vị trí khác phù hợp để tiến hành tu sửa, cải tạo vị trí này trở thành một điểm tham quan du lịch và lưu giữ các tư liệu, hiện vật có giá trị lịch sử – văn hóa của đồng bào các dân tộc cũng như quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này”, ông Nhuần thông tin thêm.

Thiết nghĩ, với giá trị lịch sử sâu sắc và vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, Tòa thị chính này xứng đáng được bảo tồn và phát huy giá trị, không chỉ như một biểu tượng của quá khứ mà còn như một điểm tựa cho sự phát triển bền vững của địa phương trong tương lai.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/toa-thi-chinh-tinh-dong-nai-thuong-dinh-thu-co-nhat-tay-nguyen-113355.html

Cùng chủ đề

Giá cà phê trong nước đồng loạt giảm mạnh

Cập nhật giá cà phê hôm nay 17/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 17/12/2024. Giá cà phê thế giới bật tăng trở lại Giá cà phê hôm nay 17/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê...

35 nghệ nhân dân tộc K’Ho, Mạ, M’Nông tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Trong 3 ngày từ 14 - 16/12, tại thành phố Đông Hà, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình", Ngày hội nhằm tôn vinh giá trị văn hóa...

Học viện Lục quân: Lan tỏa niềm tự hào 80 năm truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Học viện Lục quân đã và đang triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Qua đó, không chỉ khẳng định vai trò to lớn của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam trong lòng dân tộc mà còn khơi dậy tinh thần yêu nước, trách nhiệm và...

Khám phá phiên chợ nông sản OCOP của Tp.Bảo Lộc

Tp.Bảo Lộc tổ chức Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP để chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, đồng thời giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đặc trưng của Thành phố đến du khách. Ngày 13/12, tại đường 28 tháng 3, UBND Tp.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã tổ chức khai mạc Phố đêm - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương. Dự lễ khai mạc có đại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024) đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM với nhiều hoạt động. Triển lãm và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM Chương trình do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

VHO - Tối ngày 14.12, tại TP. Đông Hà, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Thứ trưởng BộVHTTDL Trịnh Thị Thủy phát biểu khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 Tham dự chương trình có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy;  Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hộiĐinh Thị Phương Lan; lãnh đạo...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Nghỉ lễ, trải nghiệm thú vị với tàu điện và di tích xưa

Ngày nghỉ lễ thật tuyệt vời khi được trải nghiệm tàu điện, dạo quanh phố phường Hà Nội mùa thu với những khu di tích xưa. Người Hà Nội đi tàu Cát Linh - Hà Đông - Ảnh: PHẠM TUẤN Một trong những trải nghiệm của tác giả vào dịp lễ là hẹn cô bạn thân từ thời cấp II đi tham quan Hoàng Thành Thăng Long sáng 1-9. Trải nghiệm tàu điện, ước được đi lâu hơn Nhân dịp 2-9, gia đình...

Họa sĩ kể chuyện bảo tồn di sản, văn hóa Huế qua tranh

Họa sĩ Võ Thành Thân vẽ các tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, giá trị truyền thống của Cố đô Huế, qua đó kêu gọi người trẻ gìn giữ giá trị bản sắc, hồn cốt của dân tộc. Triển lãm Mộng ảnh của họa sĩ Võ Thành Thân vừa được khai mạc tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San, TPHCM. Chia sẻ với VietNamNet, Võ Thành Thân cho biết dành thời gian 3 năm thực hiện các tác phẩm,...

Cùng chuyên mục

Video Art ‘Thăng Đường Nhập Thất’: Dấu Ấn Văn Hóa Qua Nghệ Thuật

Triển lãm video art "Thăng Đường Nhập Thất," diễn ra tại giảng đường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mang đến một làn gió mới, thổi bừng sức sống cho kiệt tác mỹ thuật Đông Dương. Lấy cảm hứng từ bức tranh kinh điển của Victor Tardieu, tác phẩm không chỉ tái hiện quá khứ mà còn dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá sâu sắc về lịch sử và văn...

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Mới nhất

Xây dựng y tế xanh là một nhiệm vụ rất quan trọng

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trí Thức nhấn mạnh xây dựng y tế xanh là nhiệm vụ rất quan trọng với ngành y đến năm 2030. ...

Hội nghị tổng kết Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2024

Ngày 17/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2024. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi chủ trì hội...

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm vinh quang của Đảng

(MPI) - Gần 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) và 40 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; với ý chí độc lập, tự chủ, tự cường, khát vọng xây dựng và phát triển đất...

Nghệ An phấn đấu là trung tâm thể thao hàng đầu vùng Bắc Trung Bộ và quốc gia

Ngày 15/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1189/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược được ban hành là cơ sở pháp lý...

Mới nhất

Năm 2025, tỉnh Bà Rịa