Trang chủNewsThế giớiTình yêu điều hòa của Singapore

Tình yêu điều hòa của Singapore


Khi nhiệt độ tăng vọt lên hơn 37 độ C tháng trước, Chee Kuan Chew không còn lựa chọn nào khác ngoài ở trong nhà với điều hòa mát lạnh.

“Bạn không thể sống ở Singapore mà không có điều hòa. Không thể chịu nổi cái nóng này”, Chee nói.

Chee, sinh viên 20 tuổi, sống cùng gia đình trong căn hộ 4 phòng ngủ ở Ang Mo Kio, khu phố sôi động ở đảo quốc. Chee cảm thấy may mắn khi nhà anh có 5 chiếc điều hòa không khí, gồm 4 chiếc cho 4 phòng ngủ và một ở phòng khách.

“Tôi uống rất nhiều nước, tắm nước lạnh và bật điều hòa suốt cuối tuần. Đó là cách tôi đối phó với nắng nóng”, anh nói.

Nằm cách xích đạo chưa tới 140 km về phía bắc, Singapore nổi tiếng với nhiệt độ nóng ẩm và nền nhiệt quanh năm trên 26 độ C. Điều này khiến đảo quốc trở thành một trong những quốc gia sử dụng điều hòa không khí nhiều nhất thế giới và tỷ lệ điều hòa trên đầu người cao hơn bất kỳ nước nào trong Đông Nam Á.

Ở Singapore, điều hòa không khí đã trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu. Hầu như không có văn phòng, trung tâm thương mại hay chung cư nào không có điều hòa.

Cố thủ tướng Lý Quang Diệu từng gọi điều hòa không khí là “phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20” và góp phần giúp đảo quốc trở thành một trong những trung tâm tài chính ưu việt của thế giới.

Song tình yêu đối với điều hòa của Singapore cũng phải trả một cái giá đắt. Quốc gia vốn nóng bức ngày càng nóng hơn, điều mà chuyên gia gọi là “vòng luẩn quẩn nguy hiểm”. Đây là nghịch lý mà mọi quốc gia phụ thuộc nhiều vào điều hòa phải đối mặt.

“Trái Đất càng nóng lên, mọi người càng tăng nhu cầu sử dụng điều hòa. Khi ngày càng nhiều người sử dụng điều hòa, Trái Đất càng nóng lên”, Heather Chen, nhà phân tích của CNN, cho hay.





Điều hòa không khí tại một tòa nhà ở Singapore hồi tháng 12/2009. Ảnh: Reuters

Điều hòa không khí tại một tòa nhà ở Singapore hồi tháng 12/2009. Ảnh: Reuters

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ước tính nếu không được kiềm chế, khí thải nhà kính liên quan tới điều hòa không khí có thể làm tăng nhiệt độ toàn cầu thêm 0,5 độ C vào cuối thế kỷ này.

Giống như tủ lạnh, điều hòa không khí ngày nay sử dụng một chất làm mát gọi là hydrofluorocarbons (HFCs), loại khí nhà kính độc hại. Ngoài ra, những chiếc điều hòa tiêu tốn lượng điện lớn, nguồn năng lượng phần lớn được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính điều hòa không khí và quạt điện chiếm tới 10% tổng lượng tiêu thụ điện toàn cầu.

Singapore đang hứng chịu những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Theo dữ liệu chính phủ công bố năm 2019, đảo quốc đã nóng lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại của thế giới trong 6 thập kỷ qua. Nhiệt độ tối đa hàng ngày có thể lêm mức 37 độ C vào năm 2100.

Tình trạng nóng lên ở Singapore không chỉ do nóng lên toàn cầu. Nó cũng được gây ra bởi hiệu ứng Đảo nhiệt Đô thị, trong đó các khu vực đô thị hóa cao có nền nhiệt cao hơn nhiều so với các khu vực xung quanh. Hiệu ứng gây ra bởi nhà cửa cao tầng, đường sá và xe cộ đông đúc, khiến tăng nhiệt giải phóng vào môi trường, đặc biệt vào ban đêm.

Matthias Roth, giáo sư Đại học Quốc gia Singapore, cho biết khó xác định chính xác mức độ ảnh hưởng từ điều hòa với hiệu ứng Đảo nhiệt Đô thị. Tuy nhiên, trong các khu vực sầm uất, giao thông đông đúc và nhiều nhà cao tầng sử dụng điều hòa, “sự nóng lên cục bộ có thể góp phần làm tăng 1-2 độ C”.

Roth lưu ý rằng những khu vực này “thường nhỏ, do đó sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến nhiệt độ trung bình trên toàn thành phố”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh khi sử dụng số lượng điều hòa lớn và thường xuyên, chúng có thể “chiếm phần lớn mức tiêu thụ năng lượng” ở những nơi nóng bức.

Các chuyên gia cho rằng có một số cách để giải quyết vòng luẩn quẩn “nóng – bật điều hòa – thời tiết càng nóng”.

Theo bản sửa đổi Kigali với Nghị định thư Montreal của Liên Hợp Quốc năm 2016, nhiều quốc gia đang loại bỏ dần chất làm mát HFC trong điều hòa và thay thế chúng bằng loại chất thân thiện với môi trường hơn như hydrofuoroolefin (HFO).

Giới chuyên gia cho rằng mọi người có thể tìm đến phương pháp làm mát khác. Tăng cường các không gian xanh, bóng râm và hệ thống thông gió thông minh là “những chiến lược làm mát thụ động” bền vững hơn mà phó giáo sư Radhika Khosla của Trường Doanh nghiệp và Môi trường Smith thuộc Đại học Oxford đề xuất.

“Có nhiều trường hợp sử dụng điều hòa là cần thiết. Nhưng thay vì tìm tới điều hòa như giải pháp đầu tiên để đối phó với nắng nóng, hãy cân nhắc các lựa chọn thay thế khác”, bà nói. “Với kinh nghiệm sống với thời tiết nóng ẩm, Singapore nên làm gương cho các quốc gia trong việc thúc đẩy và nhân rộng các giải pháp làm mát bền vững”.

Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) đã cấm cung cấp chất làm mát có chỉ số GWP cao (có nguy cơ khiến Trái Đất nóng lên) kể từ tháng 10/2022, đồng thời khuyến khích các hộ gia đình sử dụng quạt điện thay vì điều hòa nếu có thể. Cơ quan chính phủ cũng khuyến nghị người dân cài hẹn giờ và đặt nhiệt độ từ 25 độ C trở lên khi sử dụng điều hòa.

Cân nhắc tới những lo ngại về môi trường, Đại học Quốc gia Singapore đã xây dựng “tòa nhà năng lượng bằng không” nằm trong khuôn viên Khoa Thiết kế và Môi trường.





Tòa nhà SDE4 trong Đại học Quốc gia Singapore. Ảnh: Dezeen

Tòa nhà SDE4 trong Đại học Quốc gia Singapore. Ảnh: Dezeen

Vận hành từ năm 2019, tòa nhà 6 tầng có tên SDE4 được thiết kế để tự đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng nhờ hệ thống 1.200 tấm pin năng lượng mặt trời lắp đặt trên mái nhà. Đồng thời, tòa nhà cũng được thiết kế để tối ưu hóa thông gió và nhận ánh sáng tự nhiên.

Công trình được bố trí nhiều cây xanh trong và xung quanh. Quạt trần được sử dụng thay thế cho các thiết bị điều hòa không khí. Công trình cũng có hệ thống cảm biến thông minh giúp đo lường và quản lý các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, CO2, ánh sáng và âm thanh để tìm cách “thúc đẩy giảm mức tiêu thụ năng lượng”.

“Chúng tôi hy vọng nó sẽ truyền cảm hứng cho các tòa nhà khác và các nhà thiết kế làm điều tương tự để giảm năng lượng sử dụng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu”, hiệu phó Heng Chye Kiang nói.

Thanh Tâm (Theo CNN)




Source link

Cùng chủ đề

“Chiến binh thầm lặng” trong cuộc đua công nghệ sâu toàn cầu

Dù đối mặt với những thách thức chung của thị trường khởi nghiệp toàn cầu, Singapore đã khẳng định vị thế của mình như một trung tâm sáng tạo và đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sâu - deep tech.

Hộ chiếu những nước nào quyền lực… nhì thế giới?

Ai cũng có thể biết hộ chiếu Singapore 'quyền lực' nhất thế giới, vậy còn hộ chiếu những nước nào xếp hạng kế sau Singapore? Người mang hộ chiếu Singapore có thể đi đến tổng cộng 195 địa điểm mà không cần thị thực, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác - Ảnh: Comparepassport.com Singapore vẫn là hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, được miễn thị thực tại 195 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bảng xếp hạng hộ chiếu được...

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam duy trì tốt thị phần tại Singapore

Số liệu từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết trong 9 tháng năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 839,1 triệu SGD (635,24 triệu USD), giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có thị phần thủy sản lớn nhất tại Singapore và lần đầu tiên thủy sản Việt Nam...

Chuyên gia quốc tế đến Huế hướng dẫn kỹ thuật chấn thương chỉnh hình hiện đại

Hội nghị khoa học thường niên Hội Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam lần thứ 21 (VOA 2024), với sự tham dự của nhiều chuyên gia quốc tế đã đến Thừa Thiên - Huế cập nhật xu hướng mới của chấn thương chỉnh...

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 chiếm thị phần 9,22%, tăng tốt ở nhóm hàng cá tươi - HS0301 (tăng 19,33%). Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Tìm lời giải cho ngành CNTT: Làm sao đón được “đại bàng” hạ cánh sân nhà?

Ngày 1/11, tại Hà Nội, hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa" đã được tổ chức bởi Hệ thống Đào tạo trình lập trình viên quốc tế Aptech và Trường phổ thông liên cấp độ trí tuệ (MIS). Đây là dịp để các chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) cùng trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp giải quyết tình trạng...

Người phụ nữ ở Nhà Trắng sẽ định nghĩa lại chính sách của xứ cờ hoa

Bài viết trên Foreign Affairs cho rằng, nếu bà Kamala Harris trở thành chủ nhân nhà Trắng, giới tính của bà sẽ có ý nghĩa nhiều hơn là tính biểu tượng.

Chỉ huy cao cấp của Hezbollah thiệt mạng do Israel tấn công bằng máy bay tiêm kích

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 2/11 xác nhận đã tiêu diệt Jaafar Khader Faour, chỉ huy giám sát các cuộc tấn công bằng tên lửa và rocket của Hezbollah trong đơn vị Nasser.

Nga, Ukraine cáo buộc nhau cản trở trao đổi tù binh

Theo Reuters, ngày 3/11, Ủy viên Quốc hội Ukraine về nhân quyền Dmytro Lubinets kêu gọi Nga cung cấp danh sách tù binh, sau khi Moscow cáo buộc Kiev phá hoại quá trình trao đổi tù binh.

Cùng chuyên mục

Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi “án tử”

Ukraine vừa bị lộ các địa điểm quân sự do Google công bố các bản đồ cập nhật, trong khi đó, Czech đã chấp nhận cho 60 công dân gia nhập Lực lượng vũ trang của quốc gia láng giềng đang vướng xung đột với Moscow.

Cặp đấu Trump – Harris đang cân sức, khó đoán người thắng cử tổng thống Mỹ

Cử tri Mỹ sẽ bước vào ngày bỏ phiếu chính thức trong ngày mai (5.11). Đến nay, cuộc đua giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris vẫn rất khó đoán. ...

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông Donald Trump của đảng Cộng hoà.

Tổng thống Putin quyết một điều về vũ khí hạt nhân, Triều Tiên nói sát cánh đến khi Nga thắng, “sục sôi” bầu cử...

Dương Liễu 06:12 | 04/11/2024 Xung đột ở Ukraine, Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức “đủ”, Bình Nhưỡng khẳng định sát cánh cùng Moscow cho tới khi chiến thắng, phát ngôn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump gây tranh cãi… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố việc...

Mới nhất

Ông Trump hay bà Harris thắng cử sẽ tốt hơn cho kinh tế thế giới?

Do Mỹ đóng vai trò then chốt trong định hình nền kinh tế thế giới nên việc ông Donald Trump hay bà Kamala Harris đắc cử tổng thống sẽ có tác động lan tỏa đáng kể. Giới quan sát nhận định, những gì cựu Tổng thống Mỹ Trump nhiều khả năng sẽ làm khi quay trở lại Nhà Trắng là...

Phấp phỏng chờ mặt bằng xây trạm dừng nghỉ cao tốc

Hiện mới có 2/8 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông nhận được đủ mặt bằng để triển khai thi công, trong khi phải cơ bản hoàn thành các công trình dịch vụ công thiết yếu trước ngày 31/12/2024. Hiện mới có 2/8 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông...

Masterise Homes chính thức ra mắt dự án cao tầng đầu tiên Masteri Grand View tại The Global City

Masteri Grand View - siêu phẩm cao tầng đầu tiên tại trung tâm mới The Global City chính thức ra mắt, thừa hưởng toàn bộ giá trị từ cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện, hệ tiện ích trọn vẹn chuẩn quốc tế của khu đô thị biểu tượng này. Masterise Homes chính thức ra mắt dự án cao tầng...

“Bệ phóng” cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) vừa được ký kết sẽ là “bệ phóng” cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang UAE và khu vực thị trường Trung Đông. Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - Các Tiểu vương quốc...

Mới nhất

LÀM BÁNH TRUNG THU