Trang chủKinh tếNông nghiệpTín dụng chính sách xã hội: Cần những quyết sách mới mang...

Tín dụng chính sách xã hội: Cần những quyết sách mới mang tính đột phá


Tại Tọa đàm Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia và đại biểu đều chung quan điểm sau hơn 2 thập kỷ cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc, đặc biệt là sau khi triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tín dụng chính sách đã trở thành một “điểm sáng” và là trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội đáp ứng nguyện vọng nhân dân. Tuy nhiên, bối cảnh mới cùng những tồn tại trong triển khai tín dụng chính sách trong thời gian qua đòi hỏi cần có một văn bản chỉ đạo mới từ cơ quan của Đảng đề tạo bước đột phá và nâng cao tính hiệu lực hiệu quả một chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta.

“Điểm sáng”, “trụ cột” trong các chính sách giảm nghèo

Những chia sẻ của Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận tại Tọa đàm cho thấy, Chỉ thị số 40/CT-TW đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực, hiệu quả với những thành quả nổi bật. Trong đó, phải kể đến việc tập trung huy động được nguồn vốn lớn, đa dạng, không ngừng tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, tạo nguồn lực lớn đáp ứng kịp thời và ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đến 31/10/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 375.848 tỷ đồng, tăng 241.186 tỷ đồng (gấp 2,8 lần) so với khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị 40, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10,8% và điểm nổi bật trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW là 100% địa phương cấp tỉnh, cấp huyện trong cả nước đã quan tâm cân đối, bố trí ngân sách ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay đến nay đạt 48.943 tỷ đồng, chiếm 12,8%/tổng nguồn vốn, tăng 45.135 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW.

Tín dụng chính sách xã hội: Cần những quyết sách mới mang tính đột phá
Quang cảnh Tọa đàm

NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội triển khai nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, số lượt người được vay vốn ngày càng tăng, chất lượng tín dụng được nâng cao, điển hình: tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 358.948 tỷ đồng, tăng 229.492 tỷ đồng (gấp 2,8 lần) so với cuối năm 2014 khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị số 40, với hơn 6,8 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh hiện nay là 0,55%/tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,2%/tổng dư nợ.

Vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước, trong đó tập trung ưu tiên đối với vùng đồng bào DTTS&MN, địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, huyện đảo, xã đảo, vùng bãi ngang ven biển, góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, giảm nghèo từ 14,2%, năm 2011 xuống 2,93% cuối năm 2023 (theo chuẩn nghèo đa chiều).

Một điểm nổi bật khác được Phó tổng giám đốc Huỳnh Văn Thuận chỉ ra là cấp ủy, chính quyền địa phương đã xác định rõ nhiệm vụ chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên của địa phương, đơn vị.

NHCSXH đã thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực tín dụng chính sách xã hội. Trong 10 năm qua, NHCSXH đã tích cực tham gia, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung các chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện thực tế; nhiều chính sách đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành như: chính sách cho vay hộ mới thoát nghèo; cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; cho vay phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cho vay người chấp hành xong án phạt tù; chính sách cho vay trả lương hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do đại dịch… Nhiều chính sách đã được điều chỉnh nâng mức cho vay, kéo dài thời hạn cho vay phù hợp với nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng và điều kiện phát triển kinh tế xã hội).

Bên cạnh đó, NHCSX đã chú trọng làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, thiết lập kỷ cương, kỷ luật trong điều hành, tuân thủ quy định trong quản lý, sử dụng nguồn lực của Nhà nước trong triển khai tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cải cách thủ tục giải quyết công việc; thiết lập và tổ chức thực hiện 10.455 điểm giao dịch xã với phương thức “giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”, một đặc trưng riêng có, một thế mạnh mà không tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính vi mô nào có được. Bên cạnh đó, đã quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Những kết quả triển khai Chỉ thị số 40 một lần nữa khẳng định mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng tín dụng chính sách xã hội là đặc thù, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước; đồng thời, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng tham gia quản lý, giám sát, triển khai nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đề xuất cơ quan Đảng ban hành một văn bản chỉ đạo mới mang tính đột phá

Bên cạnh những kết quả đạt được Phó tổng giám đốc NHCSXH Huỳnh Văn Thuận cũng cho biết việc thực hiện Chỉ thị số 40, Kết luận 06 của Ban Bí thư còn một số tồn tại, hạn chế. Đó là cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự hợp lý và đảm bảo tính bền vững (nguồn vốn tín dụng chính sách chủ yếu sử dụng cho vay trung, dài hạn (dư nợ trung, dài hạn chiếm 99,4%), trong đó nguồn vốn dài hạn trên 05 năm chỉ chiếm 41,8%; nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước cấp chiếm tỷ trọng thấp (12%), chưa thực sự phù hợp với định hướng, mục tiêu Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030).

Nguồn vốn ủy thác tại một số tỉnh còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh phát triển KTXH tại địa phương.

Chính sách tín dụng chưa triệt để, chưa bao trùm hết các đối tượng có nhu cầu vay vốn tín dụng ưu đãi, như chưa có chính sách tín dụng đối với hộ có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh, thời gian tới, tình hình quốc tế, khu vực còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức đối với phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm phúc lợi xã hội và đời sống của Nhân dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng chính sách. Vì vậy, cần tiếp tục xác định tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Và để tăng cường hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh, Thạch Phước Bình đề xuất Ban Bí thư Trung ương Đảng nên xem xét trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết lãnh đạo về tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới.

Cùng quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan đề xuất cơ quan Đảng ban hành một văn bản chỉ đạo mới về tín dụng chính sách và nhấn mạnh văn bản này cần tạo ra động lực mới và khắc phục nhược điểm hiện nay của tín dụng chính sách như thiếu vốn, cơ cấu vốn không ổn định và cần đáp ứng tổng nguồn vốn đủ để thực hiện mục tiêu đề ra. Ông đưa ra đề xuất này từ thực tế hiện nay đang thiếu các quy định pháp lý về việc bố trí nguồn vốn đầu tư công bổ sung vốn cho NHCSXH cho vay, hiện chỉ có quy định bố trí nguồn chi phí cho hoạt động NHCSXH và cấp bù lãi suất.

“Điều này đòi hỏi Quốc hội cần thể chế hóa và cập nhật trong việc sửa Luật Đầu tư công tới đây. Việc bổ sung nguồn vốn tín dụng chính sách từ nguồn đầu tư công không chỉ cần trong kế hoạch trung hạn cả hàng năm. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm chính trị cao bởi có chính sách mà không có vốn triển khai sẽ làm hạn chế hiệu quả chính sách” ông Đoan cho biết.

Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Chí Hiếu nhìn nhận việc thực hiện nghiêm các chính sách về vốn, đảm bảo cân đối nguồn vốn bền vững là điều kiện để nâng cao tính hiệu quả và đảm bảo tính khả thi của chính sách. Bởi chỉ cần mức cho vay không phù hợp với hoàn cảnh, thấp hơn nhu cầu thì chính sách cũng kém hiệu quả.

Bà Đoàn Thị Lê An, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội phụ nữ tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh vai trò tham mưu của NHCSXH với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW; Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới; Nghị quyết số 111/NQ-CP Phát triển SXKD, tạo việc làm, ổn định sinh kế, hỗ trợ cải thiện nhà ở, phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển du lịch nông thôn; Thông báo số 449/TB-VPCP ngày 03/10/2024 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014…

Các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan với chức năng, nhiệm vụ của mình tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp tại Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 theo Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 05/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời đẩy mạnh việc gắn kết chính sách TDCSXH với các hoạt động hỗ trợ chuyển giao khoa học và công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, đào tạo nghề, các mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách. Hàng năm, phối hợp sơ kết, tổng kết công tác ủy thác cho vay, đồng thời tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời cho các tập thể, cá nhân kiêm nhiệm phối hợp có nhiều đóng góp trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

Ông Thạch Phước Bình cũng cho biết, hiện nay, chương trình xây dựng Nông thôn mới luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, các hộ gia đình từ hộ nghèo và cận nghèo nay đã vươn lên thành hộ có mức sống trung bình, nên chính sách tín dụng đối với các đối tượng này không còn phù hợp. Người dân mong muốn Chính phủ ban hành cơ chế bổ sung thêm chương trình tín dụng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho hộ có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách này sẽ giúp họ tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống, góp phần xây dựng Nông thôn mới tại địa phương.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/tin-dung-chinh-sach-xa-hoi-can-nhung-quyet-sach-moi-mang-tinh-dot-pha-157632.html

Cùng chủ đề

Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, không nên quy định cấm nhà giáo bắt ép người học phải nộp tiền, bởi có khi không ép họ vẫn nộp bằng những cách 'rất khéo, tế nhị'. Sáng 9-11, nêu ý kiến thảo luận tại tổ...

Bổ sung người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai vào nhóm được hỗ trợ việc làm

Kinhtedothi - Ngày 9/11, thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề vay vốn, hỗ trợ việc làm; điều kiện hưởng và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp với người lao động... Xác định rõ đối tượng được ưu tiên vay vốn Giới thiệu một số điểm mới của Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Đào Ngọc Dung (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh...

Đại biểu Quốc hội đề nghị có cơ chế để phụ huynh, học sinh bỏ phiếu kín đánh giá giáo viên

GS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội - đề xuất, phải có cơ chế lấy ý kiến đánh giá của học sinh, cha mẹ học sinh với giáo viên theo phương thức đánh...

chưa có đột phá trong chính sách thu hút nhà giáo

Kinhtedothi-Thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đề nghị xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi; xây dựng môi trường làm việc an toàn giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến. Ngày 9/11, thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đánh giá, Dự...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng là rất phù hợp

GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐBQH TP.Hà Nội với kinh nghiệm 40 năm giảng dạy đã có những đóng góp rất tâm huyết với dự thảo Luật Nhà giáo. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác đầu tư công

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 chiều 9/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã trả lời những vấn đề báo chí quan tâm liên quan đến vấn đề giải ngân đầu tư công. Thứ trưởng Trần Quốc Phương trao đổi về các giải pháp thúc đẩy đầu tư công những tháng cuối năm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc ...

Chính sách tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế ở nhiều nơi trên thế giớiNgày 8/11/2024, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài khoá và Trường đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo quốc gia năm...

Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ có gây tác động lớn đến kinh tế Việt Nam?

Việt Nam có thể sản xuất những mặt hàng mà người tiêu dùng Mỹ muốn mua nhưng quá đắt để sản xuất tại Mỹ và ông Trump sẽ thích nếu họ không mua hàng từ Trung Quốc, theo VinaCapital. Việt Nam có thặng dư thương mại khoảng 100 tỷ USD với Mỹ vào năm ngoái ...

TP. Hồ Chí Minh: HFIC chính thức triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất

Đã có 8 dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư hạ tầng, y tế, văn hóa, giáo dục được HFIC phê duyệt chấp thuận cho vay hỗ trợ từ 50-100% lãi suất từ nguồn ngân sách TP. Hồ Chí Minh.Ngày 8/11, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP. Hồ Chí Minh (HFIC) đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Vì sao chuyên gia khuyến cáo nông dân nên sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học?

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Việt Nam (VIPA), người dân cần cân nhắc và sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học nhằm vừa phòng trừ được sinh vật gây...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Dự báo cường độ của bão số 7 ở Biển Đông, khi nào suy yếu thành áp thấp nhiệt đới?

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (09/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Cùng chuyên mục

Quảng Ngãi đề nghị 10 tỉnh, thành phối hợp xử lý tàu cá chưa lắp đặt giám sát hành trình

Tổng số tàu cá mà Quảng Ngãi đề nghị 10 tỉnh, thành hỗ trợ xử lý, không cho xuất bến ra khơi hoạt động vì chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình là 47/51 phương tiện. ...

Bão số 7 chưa qua, biển Đông lại sắp đón bão số 8

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 7 đang di chuyển theo hướng Tây Nam. Cường độ bão đã giảm nhưng ảnh hưởng trên biển, ven biển và đất liền vẫn rất đáng lo ngại. Trog khi bão số 7 chưa qua, cơ quan khí tượng thuỷ văn xác nhận cơn bão Toraji đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines). Dự báo...

Nà Tăm hướng đến giảm nghèo bền vững

Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu, những năm gần đây, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã linh hoạt lồng ghép các dự án, chương trình giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Từ đó, từng bước nâng cao đời sống người dân, hướng đến giảm nghèo bền vững.UBND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Tổng kết niên vụ sầu...

Bão số 7 còn chưa tan, lại xuất hiện 2 cơn bão mới, một cơn ngày mai vào biển Đông

Trong khi bão số 7 còn cách quần đảo Hoàng Sa 330km thì ở phía Đông Philippines lại xuất hiện 2 cơn bão có tên: TORAJI và MAN-YI. Khoảng đêm mai (11/11) bão TORAJI sẽ vào Biển Đông. ...

Trồng bí xanh Nova 209, nông dân một xã của Lai Châu có thu nhập hàng trăm triệu đồng/vụ

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, gia đình anh Vàng Văn Phiêng và 10 hộ khác trong hợp tác xã Nậm Manh, bản Nậm Manh, xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. ...

Mới nhất

Tuyển chọn nữ quân nhân: Cao trên 1,60m, ngoại hình cân đối, sắc diện sáng

Nữ công dân từ đủ 18 đến 25 tuổi, cao lấy từ 1,60m trở lên, ngoại hình cân đối, quân dung tươi tỉnh, chưa lập gia đình, chưa có con… là một số yêu cầu của Bộ Quốc phòng khi tuyển chọn nữ quân nhân nhập ngũ...

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa: Tôn vinh nhà giáo xuất sắc trong giáo dục nghề nghiệp

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần 2 năm 2024 được TP.HCM tổ chức như một sự ghi nhận và tôn vinh những giáo viên, nhà quản lý xuất sắc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. ...

“Phát triển khối đại học công lập và khối ngoài công lập là bình đẳng”

Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trong phát biểu nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Đại học Duy Tân và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ...

Sáng 10/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự quá tải, phải ra khuyến cáo

Thống kê tới hơn 9 giờ sáng 10/11, đã có khoảng 10.000 người dân, du khách đổ về Bảo tàng tham quan. Đến thời điểm hiện tại, khoảng hơn 1.500 xe ôtô các loại đã không còn chỗ đỗ.Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón kháchBảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút...

Mới nhất