Trang chủKinh tếNông nghiệpTìm giải pháp mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao...

Tìm giải pháp mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL

Ngày 26/11, tại huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang), Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang tổ chức trình diễn cơ giới hóa đồng bộ trong gieo sạ lúa và Tọa đàm “Giải pháp mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 (Best Places To Work 2024) do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.Ngày 27/11/2024, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã tiếp ông Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.Vừa qua, Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột tổ chức lớp tập huấn tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán và điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh cho cán bộ y tế cơ sở.Thực hiện Quyết định số 1444/QĐ-UBND, ngày 12/6/2024 của UBND huyện Tràng Định, vừa qua huyện Tràng Định, UBND huyện Tràng Định vừa tổ chức ra mắt câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc.Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Tiểu dự án 1 của Dự án 3). Nhờ vậy, người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ để phát triển sản xuất, sớm có cơ hội thoát nghèo và ổn định kinh tế.Những năm gần đây, việc liên kết, hợp tác, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đã được ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa chú trọng đẩy mạnh. Điều này không chỉ giúp giải quyết bài toán đầu ra cho người nông dân mà còn nâng cao giá trị, phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Khánh Hòa, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Gà được nuôi bán chăn thả dưới tán rừng hồi, nên ngoài việc cho ăn ngô, cám, cây chuối thì còn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra và chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình nuôi gà mới được triển khai tại xã Quang Trung, huyện Bình Gia trong năm 2024, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nơi đây.Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại trong thời 4.0, các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành nền tảng giúp hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần, từng bước chinh phục thị trường quốc tế.Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV – năm 2024; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương trợ của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, ngày 26/11, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc – Ban vận động “Vì người nghèo” Quận 8 cùng các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ bàn Nhà tình thương cho hộ gia đình ông Lữ Triều Hưng, ngụ tại số 435/26 Dã Tượng, phường 10, Quận 8.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS) giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL). Đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn.Trong công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển sản xuất – xã hội theo Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, các cấp chính quyền huyện, xã vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử phủ sóng đến các bản làng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Các đơn vị ký kết thực hiện mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL
Các đơn vị ký kết thực hiện mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL

Báo cáo Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho thấy, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp triển khai 7 mô hình thí điểm tại 5 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gồm Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc TrăngTrà Vinh.

Tổng kết tại 5 tỉnh làm mô hình thí điểm cho thấy, năng suất vụ Hè Thu 2024 đạt 6,3 – 6,6 tấn/ha, cao hơn ngoài mô hình 0,2 – 0,7 tấn/ha. Năng suất vụ vụ Thu Đông đạt 6,2 – 6,5 tấn/ha, cao hơn đối chứng ngoài mô hình 0,4 tấn/ha.

Tổng chí phí đầu vào giảm 10 – 15% so với đối chứng; giảm 40 – 50% lượng giống gieo; giảm 3 – 4 lần phun thuốc bảo vệ thực vật; giảm khoảng 30 – 40% lượng nước tưới. Hiệu quả kinh tế tăng 2,3 – 7,6 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình; giảm phát thải khí nhà kính, trung bình 5,0 – 6,0 tấn CO2 tương đương/ha.

Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, nhận định: Để mở rộng diện tích thực hiện đề án đòi hỏi các địa phương tham gia cần thống nhất thực hiện đúng quy trình canh tác đã được các địa phương, nông dân áp dụng triển khai các mô hình thí điểm vừa qua và sự tham gia liên kết của doanh nghiệp, định hướng tiêu thụ lúa gạo.

Theo ông Lê Quốc Thanh, liên kết giữa các bên liên quan thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao có vai trò quan trọng đến việc triển khai thực hiện đạt được các tiêu chí, nâng được giá trị, thương hiệu lúa gạo của ĐBSCL và cả nước. Vì vậy, thời gian tới cần hình thành được liên kết cụ thể giữa các bên liên quan trong tham gia thực hiện đề án; các địa phương cần chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ các tổ khuyến nông cộng đồng; đồng thời có chính sách hỗ trợ kinh phí phù hợp để họ an tâm công tác, gắn bó hỗ trợ nông dân canh tác hiệu quả cao nhất.

Các địa phương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để nông dân tích cực tham gia. Bởi, khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền mới có thể thực hiện hiệu quả các dự án nói riêng, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL nói chung”, ông Lê Quốc Thanh nói.

Các đại biểu dự lễ khởi động và trình diễn cơ giới hóa đồng bộ trong gieo sạ lúa
Các đại biểu dự Lễ khởi động và trình diễn cơ giới hóa đồng bộ trong gieo sạ lúa

Ông Nguyễn Văn Nghĩa – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết: Với diện tích đất trồng lúa của tỉnh khoảng 395.000 ha, chiếm 62% diện tích tự nhiên, từ lâu, lúa là cây trồng chủ lực của tỉnh. Sản lượng hàng năm trên 4,4 triệu tấn, riêng năm 2024 sản lúa đạt khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm gần 20% sản lượng lúa khu vực ĐBSCL). Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, khó lường cùng với những tồn tại, hạn chế trong liên kết sản xuất nông nghiệp làm cho điệp khúc “được mùa, mất giá; được giá, mất mùa” xảy ra thường xuyên đã trở thành gánh nặng của người dân và địa phương.

Quyết định số 1490 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” sẽ giúp tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải nhà kính.

Thực hiện Đề án 1 triệu ha, Kiên Giang triển khai 2 mô hình thí điểm trên 2 vùng sinh thái khác nhau (theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT); 1 mô hình tại huyện Tân Hiệp đã cho thu hoạch với kết quả đáng phấn khởi. Năng suất mô hình sạ hàng + vùi phân đạt 5,43 tấn/ha, sạ cụm + vùi phân đạt 5,26 tấn/ha, sạ Drone đạt 5,0 tấn/ha và đối chứng 4,89 tấn/ha, chênh lệch năng suất giữa trình diễn và đối chứng 340 kg/ha.

Chi phí điểm trình diễn giảm hơn 3,3 triệu đồng và lợi nhuận trên 25 triệu đồng/ha, tăng hơn so với đối chứng hơn 6 triệu đồng/ha và tăng 32% so với ngoài mô hình. Kết quả giảm phát thải tại mô hình thí điểm từ 7,56 đến 8,11 tấn CO2 quy đổi/ha. Còn lại 1 mô hình 10 ha trên vùng đất tôm lúa tại xã Đông Thạnh, huyện An Minh hiện lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, phát triển tốt.

Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 triển khai thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đạt 100.000 ha, đạt 200.000 ha vào năm 2030, tỉnh phấn đấu thực hiện đạt sớm hơn 1 năm.

Trong thực hiện các mô hình thí điểm trên địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn do thiếu máy móc, thiết bị gieo sạ tập trung; một bộ phận nông dân còn chưa mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất, canh tác. Trước thực trạng trên, tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động từ các địa phương, doanh nghiệp hỗ trợ bảo cho việc thực hiện thí điểm đề án.

Là một trong những đơn vị phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia thực hiện các dự án, ông Hồ Thế Huy – Phó Giám đốc Maketing Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, cho biết để mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, cần tăng cường hoạt động tổng kết, đánh giá việc triển khai nhân rộng mô hình canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại các địa phương để đưa ra các giải pháp phù hợp.

“Đồng thời, tăng cường sự chỉ đạo của Sở NN&PTNT các tỉnh đối với các đơn vị trực thuộc trong việc triển khai các nội dung hoạt động tại địa phương; hệ thống khuyến nông, đặc biệt là khuyến nông cơ sở cần phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong quá trình triển khai thực hiện Đề án; tăng cường sự phối hợp, hợp tác giữa khuyến nông, địa phương với doanh nghiệp”, ông Hồ Thế Huy cho hay.

Cơ hội mới của người trồng lúa





Nguồn: https://baodantoc.vn/tim-giai-phap-mo-rong-vung-chuyen-canh-lua-chat-luong-cao-vung-dbscl-1732624132834.htm

Cùng chủ đề

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt – Kỳ 2: Gian nan như làm thương hiệu gạo

Ông Hồ Quang Cua, "cha đẻ" gạo ST25, chia sẻ ở Việt Nam chưa có thương hiệu gạo quốc gia nên ông phải xây dựng thương hiệu riêng của mình. Nhưng khi bắt tay vào làm, ông bị "sốc" bởi quá "chua". Phải bắt...

Bình quân số thành viên mỗi hợp tác xã ở ĐBSCL chưa bằng 1/10 Thái Lan

Một trong những rào cản để thực hiện đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao ở ĐBSCL là hợp tác xã còn yếu, bình quân mỗi hợp tác xã chỉ có 80 thành viên, chưa được một nửa bình quân cả nước và chưa bằng 1/10 Thái Lan. ...

Đề xuất cho doanh nghiệp vay 4 tỷ USD để thu về 10 tỷ USD/năm

Một lãnh đạo doanh nghiệp ở TP.Cần Thơ đề xuất ngân hàng, các tổ chức tài chính cho các doanh nghiệp vay tổng cộng 4 tỷ USD để thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Nếu thực...

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp cảnh báo thị trường tín chỉ carbon đang ‘rất phức tạp’

Dự kiến đến cuối năm 2025 Việt Nam mới triển khai cấp tín chỉ carbon trên khoảng 20.000 héc-ta lúa. Cảnh báo về thị trường mua bán tín chỉ carbon Tại Hội nghị Triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL diễn ra ngày 7/11 tại tỉnh Đồng Tháp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam khẳng định, đây là đề án đầu tiên trên...

Sẵn sàng nguồn vốn ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

NDO - Ngày 7/11, tại Đồng Tháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dư nợ cho vay lúa gạo đạt khoảng 124 nghìn tỷ đồng Phát...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng...

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài...

Cùng với cả nước, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển theo định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm. Đánh giá một cách khách quan, thành tựu từ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh rất đáng ghi nhận. Thành tựu này có sự góp sức không nhỏ của...

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế – xã hội sau điều tra 53 DTTS

Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng trống” cơ bản về điều kiện sống, về kinh tế, xã hội, văn hóa… còn nhiều hạn chế, chưa đáp...

Đồng bào Rơ Măm kỳ vọng từ kết quả Cuộc điều tra 53 DTTS sẽ tiếp tục có nhiều chính sách đầu tư cho...

Theo kết quả Cuộc điều tra tình hình kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019, dân tộc rất ít người Rơ Măm sinh sống tập trung ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum), với 150 hộ, 693 nhân khẩu; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 33,3%, hộ cận nghèo chiếm 36,4%. Từ kết quả của cuộc điều tra, Trung ương và tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều Chương trình,...

Công tác giảm nghèo huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh các hoạt động cải thiện dinh dưỡng trong vùng đồng bào DTTS (Bài...

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, ngoài việc thực hiện các dự án, chương trình hỗ trợ sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn còn thực hiện các nội dung hỗ trợ nhằm cải thiện dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cho Nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS.Theo...

Bài đọc nhiều

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Nuôi hươu sao la liệt-loài thú vốn là động vật hoang dã, HTX này ở Điện Biên giàu lên trông thấy

Hợp tác xã Mùa Ban, xã Pom Lót (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang nuôi thành công hươu sao-loài thú móng guốc vốn là động vật hoang dã. HTX đã bán hươu giống, khai thác nhung hươu, các sản phẩm bổ dưỡng...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Giảm nghèo bền vững, chìa khóa vàng cho tương lai

Giảm nghèo bền vững, chìa khóa vàng cho tương lai ...

Khu rừng rộng qua 5 tỉnh, phía Đồng Nai thấy la liệt động vật hoang dã, đàn bò tót đứng bên con nai

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai nằm trải rộng trên địa bàn 5 tỉnh gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông với tổng diện tích hàng trăm ngàn hécta. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai là nơi có các dạng...

Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đưa sản phẩm nông sản và chế biến đặc sắc đến An Giang quảng bá, kết nối

30 doanh nghiệp đến từ TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long đã đưa hơn 100 sản phẩm nông sản và các sản phẩm chế biến đặc sắc nhất đến Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 tại An Giang để quảng...

Trời tối ra đồng ở một nơi của Quảng Ngãi chợt thấy bóng điện sáng choang suốt cả một mùa đông

Trong khi vạn vật những nơi khác bị màn đêm mùa Đông phủ kín và chìm trong giấc ngủ, thì tại những khu vườn, ruộng hoa cúc tết ở “thủ phủ” Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ…tỉnh Quảng Ngãi, vẫn sáng rực ánh đèn để “giục” hoa vươn cành, nở đúng dịp ngày...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Mới nhất

Xuyên đêm tìm kiếm bé gái 2 tuổi đi lạc dưới cái rét 6 độ C ở Lai Châu

100 cán bộ, chiến sỹ và người dân đã tìm thấy cháu Hàng Thị D. (2 tuổi, trú xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) sau hơn 10 giờ tìm kiếm. Chiều 17/12, Công an tỉnh Lai Châu cho biết, khoảng 22h tối 16/12, Công an xã Nậm Xe (huyện Phong Thổ) nhận được tin báo về việc...

Nhân sự và tài chính

Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng thực phẩm nhằm đảm bảo uy...

C.P. Việt Nam chung tay bảo tồn sếu đầu đỏ

Ngày 12-12 vừa qua, tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức lễ công bố đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm bảo vệ loài chim quý...

Mới nhất

Nhân sự và tài chính