Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhChung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 2: Gian...

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt – Kỳ 2: Gian nan như làm thương hiệu gạo

Ông Hồ Quang Cua, “cha đẻ” gạo ST25, chia sẻ ở Việt Nam chưa có thương hiệu gạo quốc gia nên ông phải xây dựng thương hiệu riêng của mình. Nhưng khi bắt tay vào làm, ông bị “sốc” bởi quá “chua”.

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 2: Gian nan như làm thương hiệu gạo - Ảnh 1.

Thu hoạch lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở Đồng Tháp – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Gạo có thương hiệu gặp khó trong việc bảo vệ thương hiệu bởi tình trạng làm giả, làm nhái. Cần nhiều giải pháp để xây dựng thương hiệu gạo bền vững.

Thương hiệu gạo mong manh dễ… mất

“Lúc đầu tôi cũng còn bỡ ngỡ, chưa biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên sau những sự cố xung quanh gạo ngon nhất thế giới, tôi đã học hỏi được nhiều điều nên quyết tâm làm”, ông Cua cho biết.

Sau khi gạo ST25 lên “ngôi vương” gạo ngon nhất thế giới năm 2019, gia đình ông Cua đã bắt tay làm thủ tục đăng ký thương hiệu cũng là lúc các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước bắt đầu đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ST25. Chẳng hạn, trong năm 2021 có 30 doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký độc quyền bảo hộ nhãn hiệu, có doanh nghiệp đăng ký độc quyền chữ ST25.

Sau khi thuê một công ty luật quốc tế đại diện tham gia tố tụng và được sự trợ giúp của nhiều tổ chức, ông Cua giành được bản quyền vào cuối năm 2023, sau khi hồ sơ của các doanh nghiệp khác bị đình chỉ. “Nếu mình không có động thái kịp thời và không được cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ Mỹ chấp nhận, từ khóa ST25 sẽ không được gắn lên túi gạo Việt Nam, chúng ta mất thương hiệu”, ông Cua nói.

Trong khi đó, theo ông Trần Trương Tấn Tài – tổng giám đốc Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Vinarice, Đồng Tháp), để xây dựng nhãn hiệu gạo, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều khâu như: gửi mẫu gạo cho đối tác, cam kết về các tiêu chuẩn do đối tác đặt ra như một số nước Trung Đông đặt tiêu chuẩn Halal, với đơn vị chứng nhận tiêu chuẩn này phải ở nước ngoài.

Rồi nhiều yếu tố đi kèm như giá trị xã hội, giá trị con người (chế độ chính sách cho người lao động, lao động là nữ chủ hộ…). Chưa hết, khi xây dựng vùng nguyên liệu cho nhãn hiệu gạo, đối tác nước ngoài liên tục cử người đến giám sát. “Cuộc chơi là như vậy, doanh nghiệp muốn làm được phải chấp nhận”, ông Tài nói.

Cần vốn để phát triển lúa chất lượng cao

Ông Nguyễn Hồng P., ngụ huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cho hay nhờ vốn vay nông nghiệp từ ngân hàng mà gia đình ông có thêm vốn đầu tư cho cơ sở kinh doanh gạo. Các ngân hàng đa dạng gói dịch vụ, cụ thể như ông vay HDBank, nên đã có nguồn tiền xoay vòng để thu mua gạo, mua máy đóng gói, hút chân không giúp dễ vận chuyển và bảo quản gạo được lâu hơn. Trước cơ hội của ngành lúa gạo, ông P. tự tin: “Sắp tới tôi sẽ tiếp tục vay vốn nhằm mở rộng kinh doanh gạo”.

Trong khi đó, nhiều cá nhân, đơn vị cho hay vẫn cần nguồn vốn lớn để phát triển gạo chất lượng cao. Ông Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi (tỉnh Đồng Tháp), cho biết hiện hợp tác xã mong tiếp cận thêm nguồn vốn để đầu tư kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi nội đồng. “Vụ thu đông năm 2024, tỉnh Đồng Tháp đã triển khai mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải. Kết quả, mô hình giúp giảm 20 – 30% chi phí sản xuất; tăng năng suất 10%; tăng thu nhập cho nông dân thêm 20 – 25%. Hợp tác xã có nhu cầu vay vốn để mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao lên 150ha”, ông Hùng nói.

Đại diện HDBank cho hay từ đầu năm 2024, ngân hàng này đã giải ngân hạn mức tín dụng gần 5.000 tỉ đồng cho một tập đoàn dịch vụ nông nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, HDBank triển khai nhiều ưu đãi về phí và lãi suất cho vay dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chuyên biệt: kinh doanh tiêu, cà phê, điều, lúa gạo…

Với chiến lược cho vay theo chuỗi liên kết, HDBank đang cùng các doanh nghiệp và bà con nông dân nắm bắt cơ hội tăng trưởng trong thị trường gạo đầy tiềm năng.

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 2: Gian nan như làm thương hiệu gạo - Ảnh 2.

Gieo sạ lúa thuộc đề án 1 triệu ha chất lượng cao của TP Cần Thơ – Ảnh: CHÍ QUỐC

Phải bắt đầu bằng vùng nguyên liệu…

Theo ông Trần Trương Tấn Tài, để có được vùng nguyên liệu gạo đạt chất lượng đồng nhất, doanh nghiệp luôn đi từng bước nhỏ để kiểm soát chất lượng đầu vào, rồi tiếp đến là đầu tư công nghệ máy móc nhà xưởng để bảo quản và kiểm soát dư lượng. Công ty tổ chức mua lúa sản xuất theo mô hình lúa tôm đạt tiêu chuẩn ở các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà MauSóc Trăng, đồng thời mở rộng vùng trồng.

“Theo tôi, chúng ta không nên tham vọng số lượng mà bất chấp thu mua lúa số lượng nhiều, nếu giả dụ chỉ có một lô hàng không đạt chất lượng sẽ mất cơ hội phát triển. Vinarice đang xuất khẩu 3 nhãn hiệu gạo, trong đó giá thấp nhất khoảng 980 USD. Trong nước cũng có 2 nhãn hiệu gạo dành riêng cho Co.opmart và Vinmart”, ông Tài nói.

Một chuyên gia ngành lúa gạo cho rằng Việt Nam cần thiết lập thương hiệu gạo chung cho gạo Việt, đồng thời xây dựng nhãn hiệu chứng nhận để đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ và đăng ký cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ các nước có tiềm năng mua gạo của Việt Nam. Kinh nghiệm của Thái Lan, cần có những quy định, những tiêu chí chung về chất lượng gạo như độ ẩm, màu sắc, nhưng quan trọng nhất là độ thuần của hạt gạo, và thiết lập một quy chế để công nhận.

“Thái Lan công nhận bằng ADN và tổ chức hậu kiểm giai đoạn kinh doanh. Với nỗ lực toàn ngành từ Cục Ngoại thương tới Cục Sở hữu trí tuệ và những quy định của mình, ngôi vị gạo Thái Lan vững vàng có gạo thơm số 1 thế giới. Với quy mô những năm gần đây thường xuyên đạt 1,3 triệu tấn/năm đã mang lại hiệu quả vô cùng cao, tạo tiếng thơm rất lớn cho gạo Thái Lan”, vị này nói.

Cần sự hỗ trợ của Nhà nước

Theo ông Đỗ Hà Nam – phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thương hiệu, có gắn nhãn chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam (Vietnam Rice).

“Chính sách hỗ trợ cần cụ thể, chẳng hạn Nhà nước hỗ trợ thiết lập các văn phòng giới thiệu, quảng bá sản phẩm ở các thị trường lớn, thị trường trọng điểm…”, ông Nam nói.

Bàn nhiều nhưng chưa có thương hiệu gạo quốc gia

Theo chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy, Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu gạo quốc gia, mới chỉ có logo nhãn hiệu gạo Việt Nam. Thương hiệu gạo quốc gia được Bộ NN&PTNT nói nhiều năm qua nhưng Việt Nam mới làm được ở công đoạn xây dựng vùng nguyên liệu. Đó là đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.

Trong khi đó, ngoài thương hiệu gạo ST25 từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới, còn có một số thương hiệu khác như Cơm Việt Nam Rice (Tập đoàn Lộc Trời); gạo Trung An; gạo A An (Tập đoàn Tân Long)… đã có mặt tại nhiều quốc gia, kể cả những thị trường khó tính như EU, Mỹ… “Tuy nhiên thương hiệu được nhớ đến, gắn liền với gạo quốc gia thì mờ nhạt”, ông Thủy nói và cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa có vùng nguyên liệu đủ lớn nên khó kiểm soát nguồn cung, chất lượng không ổn định, không có tiêu chuẩn cho xuất khẩu theo nhóm thị trường lớn và truyền thống.

Trong khi với Thái Lan, ông Thủy cho biết sau khi gạo Hom Mali đoạt giải gạo ngon nhất thế giới vào năm 1998, Thái Lan đã bắt tay xây dựng vùng nguyên liệu lớn, tiêu chuẩn hóa quy trình để bảo đảm chất lượng ổn định dẻo, mềm, thơm, hương vị và ráo nước… Bao bì gạo Hom Mali có phiên bản tiếng Anh là chủ đạo, có thêm tiếng Trung Quốc, Philippines, Việt Nam… “Thái Lan sử dụng các thông điệp như “Think Rice, Think Thailand” (Nghĩ đến gạo, nghĩ đến Thái Lan) và “The rice bowl of Asia” (Bát cơm châu Á) để liên kết hình ảnh gạo Thai Hom Mali với quốc gia, nên gạo Thái Lan được tô đậm trong tâm trí người tiêu dùng nước ngoài”, ông Thủy nói.



Nguồn: https://tuoitre.vn/chung-tay-xay-dung-thuong-hieu-gao-viet-ky-2-gian-nan-nhu-lam-thuong-hieu-gao-20241208225913785.htm

Cùng chủ đề

‘Cha đẻ’ gạo ST25: Luân canh lúa – tôm là mô hình độc, lạ, chưa nước nào làm được

Trao đổi với các chuyên gia của Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC), "cha đẻ" gạo ST25 - anh hùng lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua - cho biết nhờ luân canh sản xuất lúa - nuôi tôm sú, nông dân có lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha/năm. ...

Phải nâng tầm thương hiệu gạo Việt

Ấn Độ có Basmati, Thái Lan có Hom Mali và Nhật Bản có Japonica nổi tiếng. Việt Nam cũng nên chọn gạo ST25 để xây dựng thương hiệu gạo quốc gia bởi khi có gạo ngon nhất thế giới là thương hiệu quốc gia, các loại gạo khác cũng được hưởng lợi. ...

Có làm nhưng chưa “tới”

Theo kinh nghiệm từ xây dựng thương hiệu gạo nổi tiếng của thế giới như ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia thì "có làm nhưng chưa tới đâu". Đây là chia sẻ của Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua tại hội thảo "Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt", do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức chiều 10/12,...

Thương hiệu gạo Việt học hỏi gì từ kinh nghiệm của Thái Lan và Nhật Bản?

Ông Sakda Sinives - cố vấn chuyên môn Công ty TNHH A.S Power Green - gợi ý cần chọn tên thương hiệu độc đáo so với đối thủ cạnh tranh, ít bị trùng và không nên quá dài 3 âm tiết để khách hàng dễ nhớ. ...

Sẽ sớm có nhãn hiệu gạo Việt

Bộ NN&PTNT mong sớm chuyển giao nhãn hiệu Gạo Việt Nam cho các cơ quan quản lý để có thể thúc đẩy phát triển, xây dựng nhãn hiệu Gạo Việt Nam, đồng thời cho phép các doanh nghiệp đưa vào sử dụng trong thời gian sắp tới. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

61 bóng hồng xinh đẹp khối quân nhạc dự Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17-12, buổi tổng duyệt khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được Bộ Quốc phòng tổ chức, một trong những điểm nổi bật của buổi lễ chính là hình ảnh 61 nữ quân nhân của khối quân nhạc Quân đội nhân dân Việt Nam. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

Chủ tịch Ủy ban chứng khoán: Đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành năm 2025

Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành năm 2025. Sở...

‘Cái sai được làm ngơ góp phần nảy sinh nhiều hành động côn đồ’

Cộng đồng nhất nhất lên án kịch liệt, ủng hộ phương án nghiêm trị với hành vi hung hăng đánh người chỉ vì va quẹt nhỏ khi đi đường. Thế nhưng tranh cãi chưa bớt nóng khi 'chín người mười ý' chỉ ra nguyên do khiến ngày càng nhiều tài xế côn đồ. ...

TP.HCM: Chỉ 28% trường học đạt yêu cầu về ánh sáng

Chỉ có 27/95 trường học ở TP.HCM đạt yêu cầu về ánh sáng, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (Sở Y tế TP.HCM) vừa có báo cáo công tác giám sát vệ sinh phòng...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Người Việt mất 18.900 tỉ đồng vì bị lừa đảo trong năm 2024

Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành trong năm 2024, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư. ...

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 tăng, chờ quyết định từ Fed

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 trên thị trường thế giới dự báo tăng khi Fed sắp có quyết định quan trọng về lãi suất. Đầu tuần trước, giá vàng nhẫn trong nước điều chỉnh tăng. SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,7-84,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Doji nâng giá vàng nhẫn 9999 lên mức 83,3-84,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji là 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào)...

Giá vàng miếng SJC biến động bất ngờ

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay bất ngờ giảm rất mạnh đối với vàng miếng SJC dù giá thế giới bật tăng khi vừa mở cửa tuần giao dịch mới ...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Ủy ban chứng khoán: Đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành năm 2025

Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành năm 2025. Sở...

Liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect là dịp để các tỉnh thành phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương thông qua liên kết vùng, trong bối cảnh cạnh tranh mới. Diễn đàn cũng thu hút sự tham dự, đóng góp tham luận...

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng, VN-Index giảm nhẹ

NDO - Phiên giao dịch ngày 17/12, giao dịch tiếp tục ảm đạm cùng các nhóm ngành phân hóa khiến chỉ số chung giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu và chìm hẳn trong sắc đỏ từ cuối phiên sáng. Phiên này các mã lớn như: FPT, VCB, MWG gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index. Chốt phiên, VN-Index giảm 2,07 điểm xuống mức 1.261,72 điểm. Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên...

Khối ngoại bán ròng 3,1 tỉ USD, chuyên gia vẫn dự báo “sóng” VN-Index 1.400 điểm?

(NLĐO) - VN-Index quanh 1.260 điểm, khối ngoại liên tục bán ròng, chuyên gia vẫn dự báo sắp vào "cơn sóng" có thể chạm mốc cao nhất 1.400 điểm vào năm sau... ...

Thanh khoản lại mất hút, VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên 17/12

Thị trường tiếp tục giao dịch theo hướng tích lũy đi xuống và không có quá nhiều điểm nổi trội. Thanh khoản thông qua giao dịch khớp lệnh rơi xuống mức thấp nhất từ 5/11. Thanh khoản lại mất hút, VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên 17/12Thị trường tiếp tục giao dịch theo hướng tích lũy đi xuống và không có quá nhiều điểm nổi trội. Thanh khoản thông qua giao dịch khớp lệnh rơi xuống mức thấp...

Mới nhất

Hai anh trai vui vẻ xây nhà ở cạnh nhau nhưng ngày nào cũng đau đầu vì 2 cô vợ “kèn cựa” từng lá...

Bố mẹ ngán ngẩm bảo biết vậy hồi đấy cắt đất làm 3 phần xong cho tôi ở giữa, thế là 2 cô con dâu hết cái để nhòm ngó cãi nhau! ...

Chủ tịch nước đề nghị Việt Nam và Belarus thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Chiều 17/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp xã giao Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus, đang có chuyến thăm Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ...

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục đại học

Ngày 17/12, tại Đại học Duy Tân, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm đánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023. Thứ trưởng Hoàng...

Giáng sinh ấm áp với trẻ khuyết tật, thiệt thòi tại TPHCM

(Dân trí) - Nhân dịp giáng sinh, Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật TPHCM tổ chức sự kiện "Trao yêu thương", mang đến niềm vui, sự ấm áp cho các bệnh nhi đang được chăm sóc tại đây. Ngày 17/12, trước những dải ruy băng lấp lánh, bông tuyết trắng tinh và nhạc giáng...

Thái Sơn Nam thua sốc 1-10, Thái Sơn Bắc vô địch Futsal HDBank Cúp Quốc gia 2024

Trận chung kết Futsal HDBank Cúp Quốc gia 2024 mang đến cho người hâm mộ bất ngờ. Thái Sơn Nam TP.HCM - nhà vô địch Futsal HDBank VĐQG 2024 với thành tích cả mùa chỉ thua 1 trận - nhận tới 10 bàn thua trong cuộc đối đầu với Thái Sơn Bắc. Đây là trận thua nặng nhất...

Mới nhất