Trang chủThừa Thiên - HuếThời sựTiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó...

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế


Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các đại biểu dự họp, phát biểu của Phó Thủ tướng, Thường trực Chính phủ thống nhất kết luận:

Đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian ngắn đã chuẩn bị tài liệu phục vụ cuộc họp Thường trực Chính phủ; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến xác đáng tại cuộc họp để tiếp tục hoàn thiện Báo cáo, chủ động chuẩn bị nội dung phục vụ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023 và các dự thảo Báo cáo phục vụ Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) và Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nhất là báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.

Trong hơn 7 tháng đầu năm 2023, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy trong bối cảnh tình hình quốc tế khó khăn, nhiều quốc gia tăng trưởng chậm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt; an ninh năng lượng, lương thực được bảo đảm…; góp phần tạo dư địa thực hiện chính sách ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng cuối năm.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế (theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 9/8, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 4,3%, trong khi chỉ tiêu định hướng cả năm là khoảng 14-15%), thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn khó khăn, thủ tục hành chính một số lĩnh vực còn rườm rà… Vì vậy, cần phải tiếp tục có các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội trong những tháng cuối năm và thời gian tới.

Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao lựa chọn một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng ưu tiên để tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo sinh kế, việc làm cho người dân; khẩn trương tập trung hoàn thiện trình ban hành các quy hoạch; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các Chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy mạnh mẽ thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu; chủ động, tích cực thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách, tạo đồng thuận của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội; trong đó lưu ý:

Về chính sách tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, phát huy tinh thần cầu thị, lắng nghe các ý kiến, phản ánh của doanh nghiệp, người dân để khẩn trương có các giải pháp kịp thời, hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân; tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí, đẩy mạnh chuyển đổi số…, phấn đấu tiếp tục hạ lãi suất cho vay, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm, cùng chung tay tháo gỡ khó khăn, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; khẩn trương rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.

Về chính sách tài khóa: Bộ Tài chính đánh giá việc triển khai thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất trong thời gian qua; trên cơ sở đó, chủ động nghiên cứu, kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các chính sách miễn, giảm, gia hạn cần áp dụng trong thời gian tới. Có giải pháp khả thi để xử lý dứt điểm, hiệu quả vấn đề trái phiếu doanh nghiệp; đẩy nhanh hơn nữa việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách.

Về chính sách đất đai: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động làm việc, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình hoàn thiện Dự án Luật Đất đai sửa đổi để trình Quốc hội ban hành vào kỳ họp thứ 6; khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định về xác định giá đất, các quy định liên quan đến khoáng sản, vật liệu xây dựng, bảo đảm rõ ràng, công khai, minh bạch, thống nhất trong thực hiện.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tốt nhiệm vụ điều phối quản lý kinh tế vĩ mô và tiếp tục rà soát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực, trình độ khoa học công nghệ; tăng cường kiểm tra, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và công tác quy hoạch, bảo đảm chất lượng, tiến độ.

Bộ Công thương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thương mại; khẩn trương hoàn thiện dự thảo cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà; kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch Điện VIII. Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, trình Chính phủ trước ngày 19/8/2023; giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp thống nhất sửa đổi ngay các Nghị định này.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, có giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu lao động, đáp ứng yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và bảo đảm việc làm cho người lao động; khẩn trương tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, thành viên Chính phủ, hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 152/2020/NĐ-CP trong ngày 18/8/2023.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan, các địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu nông sản, lương thực; bảo đảm dự trữ gạo phù hợp, hiệu quả trong điều kiện hiện nay.

Các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động- Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính và cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 8/2023 về việc thành lập các sàn giao dịch về bất động sản, đất đai, việc làm, khoa học công nghệ, tín chỉ carbon…, bảo đảm đẩy mạnh chuyển đổi số, công khai, minh bạch và thúc đẩy các thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững.

Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành quy định bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và quy định về khuyến khích, động viên và xử lý cán bộ.

Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng thể chế và cải cách thủ tục hành chính của Bộ, cơ quan; thành lập Tổ công tác rà soát, cải cách thủ tục hành chính của Bộ, cơ quan, bảo đảm thực chất, hiệu quả theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa việc cắt giảm, đơn giản hóa các quy định kinh doanh, thủ tục hành chính và giấy tờ công dân để tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên quyết khắc phục triệt để tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Các thành viên Chính phủ chủ động sắp xếp thời gian, hình thức làm việc phù hợp, hiệu quả với các địa phương để nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo tinh thần Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên theo chức năng nhiệm vụ được giao.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hiện trạng dự án đường hơn 6.000 tỉ đồng làm 16 năm chưa xong

TPO - Dự án đầu tư xây dựng đường trục phía Nam Hà Nội (thuộc tỉnh Hà Tây cũ) theo hình thức hợp đồng BT còn chậm tiến độ. Hiện nay dự án đã kéo dài 16 năm vẫn chưa thể hoàn thành. 16/11/2024 | 17:22 ...

TP.HCM hoàn thành hải trình mang tình yêu đến biển đảo tây nam Tổ quốc

Sáng 16-11, đoàn đại biểu TP.HCM đã về đến cảng Lữ đoàn 125 hải quân (TP Thủ Đức, TP.HCM), khép lại hành trình hướng về biển đảo phía tây nam của Tổ quốc. Ông Lộc nêu rõ trong những năm qua TP.HCM đã có...

Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội kỷ niệm 50 năm ngày tuyền thống

Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhắn nhủ sinh viên "tương lai của nhà trường phụ thuộc vào sự cống hiến và khát vọng của các bạn sinh viên", đồng thời gửi lời tri ân tới các thế hệ giáo chức đã cống hiến. ...

Bổ nhiệm ông Võ Văn Hưng giữ chức Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 điều động, bổ nhiệm ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký (ngày 15/11/2024). * Ông Võ Văn Hưng sinh năm 1972, quê quán ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh...

VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai

Trong bước tiến mạnh mẽ nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ và chuyển đổi số tại Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tự hào đồng hành cùng Thủ Đức Innovation Fest 2024 (TDIF), sự kiện công nghệ ngoài trời lớn nhất Việt Nam. Sự kiện diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17/11 tại Công viên Bờ sông Sài Gòn, TP Thủ Đức, dự kiến thu hút hơn 100.000 người và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Những mô hình hiệu quả trong hợp tác xã kiểu mới

HTX Nông nghiệp Quảng Thọ 2 (Quảng Điền) được biết đến là đơn vị thành công trong mô hình sản xuất, chế biến trà rau má, bột rau má matcha. Khi thành công với mô hình này đã tạo đà cho HTX hướng đến sản xuất theo chuỗi giá trị với một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác. Mới đây, HTX liên kết với Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh sản xuất lúa chất...

Bài đọc nhiều

Âm thanh đáng sợ

“Thôi chừ gửi số tài khoản, anh chuyển khoản luôn đi mà đi ngủ chơ anh còn nợ em, anh còn nợ em ri biết đến khi mô?”. Thoạt tiên, tôi đã phì cười khi đọc mấy chữ đó trên trang facebook cá nhân của cô bạn, nhưng sau đó tràn ngập một cảm giác về sự bất lực, y như sự bất lực mà cả gia đình, cả khu phố nhỏ của chúng tôi đã từng gánh...

Hai ngôi trường Bác Hồ từng học ở Huế

Từ Trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba Tháng 5/1906, ông Nguyễn Sinh Huy vào Huế nhận chức sau khi thi đỗ Phó bảng, đưa Nguyễn Tất Thành theo cùng. Dừng học ở trường Pháp - bản xứ tại thành phố Vinh, Nguyễn Tất Thành được xin chuyển vào Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba. Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba được thành lập năm 1905, trên nền đình chợ Đông Ba cũ. Lúc đầu,...

Việt Nam bày tỏ quan ngại về những diễn biến trên Biển Đông tại LHQ

Sau lễ khai mạc ngày 12/6, Hội nghị lần thứ 33 các Quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) tiếp tục diễn ra trong các ngày từ 12-16/6 tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Mỹ. Hội nghị đã xem xét Báo cáo thường niên của Tổng thư ký Liên hợp quốc mang tên “Các đại dương và Luật biển,” trong đó nhận xét “sức khỏe của đại dương tiếp...

Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 24/6 và sáng sớm 25/6, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 24/6 đến 03h ngày 25/6 có nơi trên 60mm như Sập Vạt (Sơn La) 95.6mm, Yên Thế (Yên Bái) 124.8mm, Na Sầm (Lạng Sơn) 72.4mm, Đại Từ (Thái Nguyên) 87.2mm, Yên Phong (Bắc Ninh) 105mm,...

Cùng chuyên mục

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước ngày càng gắn bó, tin cậy, là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là một trong...

Tháo gỡ vướng mắc của cử tri

Là một trong những hộ dân sinh sống lâu năm gần khu vực hồ Trái Tim thuộc phường An Đông, TP. Huế, ông Nguyễn Minh bức xúc khi nhiều hộ dân xây nhà và các công trình lấn chiếm đất công tại đây, đặc biệt là khu vực quán Lục Bình. Dù đã nhiều lần kiến nghị, song việc đâu vẫn còn đó nên ông Minh đã kiến nghị tại hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT); đồng...

Mới nhất

Hơn 4.000 thí sinh ở TP HCM tranh tài giải toán quốc tế

(NLĐO) - ELMO là cuộc thi Olympic toán học quốc tế được tổ chức hàng năm. Khi tham gia cuộc thi, học sinh Việt Nam sẽ...

Thị trường giằng co, sản lượng toàn cầu sụt giảm, hồ tiêu Việt vẫn có lợi thế riêng

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Ngân hàng Thế giới vừa nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,1% cho năm 2024 và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng lên 6,5% vào năm 2025... Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã nổi lên như một điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á...

Nhật Bản – Ukraine khởi động đối thoại an ninh cấp cao, nói việc Triều Tiên tham chiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến an...

Ngày 16/11, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya và người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha đã nhất trí khởi động cuộc đối thoại chính sách an ninh cấp cao với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao.

RCEP tạo “con đường tơ lụa” cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Sau gần 3 năm triển khai, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được đánh giá mang lại hiệu quả cao cho hàng Việt xuất khẩu. Gia tăng thị phần hàng Việt tại thị trường ASEAN RCEP là Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN với 5 đối tác...

Mới nhất