Trang chủNewsThời sựTiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu...

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc

Địa đồ “Gia Định tỉnh” do Trần Văn Học soạn vẽ năm 1815 (địa đồ TVH) đã rất được biết đến. Tuy nhiên, các bản lưu hành từ trước tới nay đều là phiên bản không hoàn chỉnh, cho tới rất gần đây.

Địa danh chữ Hán Nôm ghi trên các bản đồ phiên bản tối đa chỉ 32 nơi, và nhiều sai sót. Vài năm trước, may mắn thay, Bảo tàng TP.HCM sưu tập được từ nguồn tư nhân bức địa đồ cùng tên, nội dung vượt xa các bản đã biết.

Tôi nhận định bức địa đồ này chín phần là địa đồ Gia Định do Trần Văn Học thực hiện, có thể là bản gốc, nên học giới có thể lấy làm bản chuẩn trong những nghiên cứu sắp tới.

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 1.

Trước khi bức địa đồ của Bảo tàng TP.HCM xuất hiện, địa đồ Gia Định tỉnh cơ bản có một số bản như sau:

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 2.

Tuy không phải xuất hiện sớm, nhưng được phổ biến rộng là bản đồ hỗn hợp địa danh tiếng Việt, in trong Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 1-Lịch sử (1987, tr.229).

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 3.

Tạm gọi đây là Bản đồ hỗn hợp 1987 vì địa danh ghi trên đó vốn không phải chuyển dịch địa danh chữ Hán Nôm từ địa đồ TVH gốc, mà thâu thập địa danh chữ Latin từ Trương Vĩnh Ký và nhiều nguồn khác, có nhiều địa danh hành chánh không phù hợp.

Bản đồ hỗn hợp 1987 do đó chỉ có thể giúp tìm hiểu đại cương về địa danh, địa điểm ở địa bàn Sài Gòn thời Minh Mạng, chứ không thể hiện quan điểm của Trần Văn Học, không thể là nguồn tham cảo tin cậy về bối cảnh Sài Gòn năm 1815, do đó khó thể trích dẫn nếu đi sâu vào lãnh vực bản đồ học.

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 4.

Sớm thấy trong nghiên cứu có thể dẫn trường hợp Louis Malleret, qua công trình Elements d’une Monographie des anciennes fortifications et Citadelles de Saigon (Bulletin de la Societe des Etudes Indochinoises, no. 4, 10-11/1935); và Les Anciennes Fortifications et Citadelles de Saigon (1674-1859) (Các thành cổ và công sự cũ ở Sài Gòn 1674-1859, Nhà in Nguyễn Văn Của, Sài Gòn, 1936).

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 5.

Địa đồ “Gia Định tỉnh” do L. Malleret dẫn (1935 & 1936). Ảnh: Tư LIệU PHQ

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 6.

Bản đồ này địa danh chữ Hán-Nôm, không có lạc khoản (chữ Hán), chưa rõ ông dựa vào đâu để ghi chú (tiếng Pháp) thời điểm soạn vẽ.

Bản đồ cũng ghi đúng tên tác giả Trần Văn Học, và thời điểm soạn vẽ mùng 4 tháng 12 năm Gia Long thứ 14 (1815), ghi chú không ghi kích thước địa đồ.

Đây là bức địa đồ được sao chép (tạm gọi Phiên bản 1), đã bị cắt mất phần phía Đông (sông Sài Gòn, và bờ đông sông); không ghi địa danh, địa điểm nhiều nơi ở phía Bắc (lăng Bá Đa Lộc, lăng Duệ Tông, Hanh Thông xã, chợ Bến Cát…), và phía Tây (Gò Bình Hưng, Rạch Lao), đây cũng là tình trạng chung của các phiên bản.

Địa danh và địa điểm, ngoài mất đi do địa đồ bị cắt, phần còn lại cũng ghi thiếu rất nhiều, chỉ còn lại 32 địa danh (bằng 1/3 so với bản Bảo tàng TP.HCM).

Địa danh Nôm cũng viết sai và thiếu nhiều chỗ.

Chẳng hạn địa danh Gò Bàu Tròn và Gò Tân Định, với chữ Gò (ࡍ?) viết sai tự dạng (bộ thổ sai ra bộ ngọc, nhiều phiên bản sai cùng lỗi này).

Hai bên địa điểm “Trường Súng” thiếu 2 vị trí có ký chú “Mô súng đại bác” và “Mô súng cối” (các phiên bản đều không thể hiện và ký chú 2 vị trí này), thiếu sót này ảnh hưởng rất lớn đến tính hệ thống trong việc mô tả trận địa phòng thủ hay diễn tập mà Trần Văn Học lưu ý.

Đồn Rạch Bàng, Đồn Cá Trê trên các phiên bản đều chỉ vẽ ký hiệu mà không ghi tên. Những thiếu sót này trên địa đồ phiên bản hẳn sẽ hạn chế lớn việc phân tích của công trình Malleret.

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 7.

Năm 1962, học giả Thái Văn Kiểm cho xuất bản chuyên khảo “Interpretation d’une carte ancienne de Saigon” trên Bulletin de la Societe des Etudes Indochinoises, n.s., 37, no. 4 (1962).

Phiên bản này, tạm gọi Phiên bản 2, ghi kích thước 27,3 x 38cm, cũng là bản sao chép không hoàn chỉnh, giống với bản Malleret.

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 8.

Địa đồ Gia Định 1815 trong khảo cứu của thái Văn Kiểm. ảnh: tư liệu PhQ

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 9.

Có chỗ lấn cấn là trên địa đồ minh họa đếm thấy tổng cộng 33 địa danh (kể cả tiêu đề “Gia Định tỉnh”), nhưng bảng liệt kê kèm theo lại ghi 36 địa danh (Rạch Bến Chùa, Rạch Bến Chiếu, Rạch Bần không có viết tên Nôm trên địa đồ).

Sự so le giữa địa đồ minh họa với bảng địa danh đối chiếu cũng là một nghi vấn trong việc sử dụng các nguồn tư liệu trong khảo cứu của Thái Văn Kiểm.

Bảng đối chiếu còn có vài địa danh sắp chữ hay ký âm sai, như “Ngả tắt Mụ Chiểu” (tức Bà Chiểu), sai là “Ngả tắt Mụ Trị”, do chữ Chiểu (沼) với chữ Trị (治) có tự hình gần giống, nên nhận lầm.

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 10.

Kinh viện hơn, ta thấy Whitmore trong sách Lịch sử bản đồ học (1994) có dẫn hình ảnh và phân tích về bản đồ Gia Định tỉnh (The History of Cartography, Volume 2, Book 2, Chapter 12: Cartography in Vietnam. The University of Chicago Press, Chicago & London, 1994).

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 11.

Bản đồ Gia Định Whitmore, trang 502, trích từ the history of cartography- Volume 2, Book 2, chapter 12. ảnh: tư liệu PhQ

Whitmore ghi chú dẫn bản đồ từ Thái Văn Kiểm (tạm gọi Phiên bản 2 bis).

Ở góc độ nghiên cứu bản đồ học, Whitmore nhận ra địa đồ TVH đánh dấu bước chuyển biến về nhận thức và kỹ thuật.

Ông đọc được trên đó rằng “Các con đường lớn nhỏ và thành lũy có vẻ như rất chính xác, cùng những tòa nhà và ao hồ được thể hiện bằng ký hiệu đường viền quanh”.

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 12.

Nhận định này dựa trên trực quan, Whitmore nhận thấy sự hợp lý về độ dài ngắn các cung đường trên tổng thể, hay cách dùng ký hiệu hình học để biểu thị nhà cửa phố xá (khác hẳn các địa đồ trước thường ước lệ và dùng ký hiệu tượng hình).

Nếu như Whitmore khảo sát đúng bản chuẩn, có lẽ sẽ đánh giá cao hơn nữa đối với địa đồ TVH, có lẽ là bức địa đồ Việt Nam đầu tiên áp dụng tỉ lệ xích theo quy cách địa đồ Tây phương.

Tóm lại, các phiên bản kể trên, được sử dụng trong nghiên cứu từ 1935 đến 1994, đều là những bản không toàn vẹn, đã được phổ biến rộng khắp.

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 13.

Địa đồ hiện lưu tại Bảo tàng TP.HCM. Tiêu đề ghi “嘉定省” (Gia Định tỉnh), và dòng lạc khoản: “嘉隆十四年十二月初四日正監城欽奉掌奇臣陳文學奉畫地圖” (Gia Long thập tứ niên, thập nhị nguyệt, sơ tứ nhựt, Chánh giám thành Khâm phụng Chưởng cơ, thần Trần Văn Học phụng họa địa đồ) [Chánh giám thành, Chưởng cơ Trần Văn Học vâng mạng soạn vẽ địa đồ.

Ngày mùng 4 tháng 12 năm Gia Long thứ 14 (1815)].

Trong những phiên bản lưu hành trong học giới trước nay, chỉ thấy bản này đặc biệt ghi rõ lạc khoản, với thời điểm soạn vẽ và tên tác giả. Địa đồ có kích thước 50 x 31,5cm, trên Nam dưới Bắc, địa danh chữ Hán-Nôm, trên nền giấy.

Có thể tin đây là bản chuẩn.

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 14.

Có thể 3 chữ “Gia Định tỉnh” là do nhân viên ở sử quán viết thêm vào sau năm 1832, lúc đã lập tỉnh Gia Định.

Có điểm cần lưu ý là, trên bản chuẩn này, tiêu đề và lạc khoản viết ngược 180 độ so với hệ thống địa danh, tức để đọc địa danh thì phải xoay ngược địa đồ.

Một lý do khác, để có thể hiểu vì sao Trần Văn Học không thể là người đề lên địa đồ 3 chữ “Gia Định trấn” hay “Gia Định tỉnh” là ông đương thời theo “Tây học”, chắc hẳn nắm rõ địa bàn thể hiện trên địa đồ. Với phạm vi này, có thể hiểu đại khái ngày nay là “bản đồ nội thành Gia Định và phụ cận”, chứ không thể là địa đồ cả tỉnh hay trấn Gia Định được.

Địa đồ TVH có hơn 80 địa danh, địa điểm, cho thêm rất nhiều thông tin, có thể cung cấp nhiều dữ liệu tốt trong nghiên cứu nhiều lãnh vực.

Với cá nhân tôi, tôi rất bất ngờ do trước đây cứ nghĩ J. L. Taberd là người đầu tiên ghi nhận địa điểm Holăng (Lăng Cha Cả), nay mới biết té ra Trần Văn Học đã vẽ rõ khuôn viên lăng và ký chú “Thiếu phó quan lăng”, kế bên là khu lăng lớn hơn của Duệ Tông (Cựu Thượng hoàng lăng), ở phía bắc xã Hanh Thông (địa đồ chỉ ghi “Hanh Thông”).

Một ví dụ khác: Trước đây nghiên cứu về đường Thiên lý Bắc Nam, tôi tham khảo nhiều nguồn mới biết con đường Bình Quới, giờ thấy địa đồ này vẽ rõ con đường, lại ký chú đủ địa điểm 3 nơi “Đò Đồng Cháy”, “Rạch Đồng Cháy” và “Đồng Cháy quán”.

Hay rất thú vị với tên “Ngả Tắt Lò Giấy”, một tên rạch đã mất hẳn chưa thấy địa bạ hay sử chí nào nói đến, ứng với đoạn sông Bến Cát – Vàm Thuật khoảng chảy qua chỗ cầu Băng Ky.

Từ đó có thể suy đoán nơi này trước đây 200 năm từng có xóm nghề làm giấy nổi tiếng đến độ thành địa danh con rạch.

Về lịch sử hình thành các khu thị tứ, địa đồ này ghi tên “Thủ Thiêm thị” ngay bên bờ đông sông Sài Gòn (đối ngạn góc đường Tôn Đức Thắng), chợ này nằm giữa hai con rạch nhỏ, với ký hiệu hình học biểu thị nhiều khu nhà dọc bờ sông lớn về phía nam; và chợ Bến Cát (nay khoảng cuối đường Nguyễn Thái Sơn, gần bến đò Miếu Nổi) với ký hiệu nhà phố đăng đối liên tiếp và tản mát hai bên bờ rạch.

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 15.

Địa lý môi trường và cảnh quang qua địa đồ TVH thật sinh động với sự thể hiện toàn vẹn khúc sông Sài Gòn ôm vòng phía đông thành Gia Định.

Thời điểm Trần Văn Học vẽ địa đồ, bên kia bến đò Đồng Cháy (Bình Quới) là địa bàn trấn Biên Hòa, việc diễn tả tổng thể phương diện hành chánh và quân sự địa bàn trung tâm trấn Gia Định không thể thiếu yếu tố giao thông, tức con đường cái quan huyết mạch về phía bắc, cho nên sông Sài Gòn cùng với bán đảo Thanh Đa là một bộ phận không thể tách rời.

Lạ thay, các phiên bản lại cắt mất không gian ấy. Vụ cắt xén này, nói vui một chút thì mấy tay làm phiên bản chỉ vì hà tiện một tấc giấy mà làm sai lệch ý đồ khái quát hóa rất hoàn chỉnh của Trần Văn Học.

Ai từng coi qua nhiều bản đồ do bộ phận do thám và quân đội Pháp thực hiện trong giai đoạn dòm ngó và tấn công thành Gia Định (1858-1861) sẽ thấy, về hiện trạng địa lý, nhiều bản đồ họ vẽ đều căn cứ nền địa đồ TVH, chỉ khác là thêm nhiều chi tiết về các địa điểm quân sự, và lược bớt nhiều yếu tố tự nhiên cùng các đối tượng thể hiện hình thái kinh tế.

Với mục đích quân sự, gắn liền với giao thông, các bản đồ Gia Định qua sự diễn tả của quân đội Pháp luôn thể hiện toàn vẹn khúc sông ôm vòng bán đảo Thanh Đa, với con đường bộ đi Biên Hòa.

Với địa đồ TVH bản chuẩn này, chúng ta thấy rõ được chân tích của một địa đồ quan trọng bậc nhứt trong lịch sử hình thành một thành phố tươi đẹp, ứng dụng khai thác nó cho điều mới mẻ và điều chỉnh những thiếu sót hoặc sai lầm trong những nghiên cứu trong 200 năm qua.

Tiếp cận bản chuẩn Địa đồ Gia Định hơn 200 năm lưu lạc - Ảnh 16.

(*) Tác giả trân trọng cám ơn tiến sĩ Lương Chánh Tòng, tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu và Bảo tàng TP.HCM đã chia sẻ bản chụp với chất lượng khá tốt bức địa đồ TVH bản chuẩn, để viết bài này.

Cùng chủ đề

Đề xuất mở chợ cổ vật tại TP.HCM tạo sân chơi mới cho người yêu di sản

Hơn 100 cổ vật quý được trưng bày Kết nạp hội viên mới và tiếp nhận hiện vật Dịp này, Hội Cổ vật TP HCM đã tiếp nhận nhiều hiện vật quý do các nhà sưu tập trao tặng, làm...

Trưng bày “Cổ vật và hành trình gìn giữ hồn di sản”

VHO - Ngày 6.9, tại Bảo tàng TP.HCM, Hội Cổ vật TP.HCM đã tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập (9.9.2009-9.9.2024) và trưng bày chuyên đề “Cổ vật và hành trình gìn giữ hồn di sản”. Các hiện vật có nguồn gốc, xuất xứ từ nhiều quốc gia (Việt Nam, Trung Quốc, Pháp), đa dạng về chất liệu, phong phú về loại hình và có niên đại trải dài từ thế kỷ thứ III - thế kỷ I TCN...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường và nhiều lãnh đạo viếng phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến viếng phó giáo sư Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vào viếng phó giáo sư Đặng Bích Hà - Ảnh: DANH TRỌNG Trưa 28-9, lễ tang phó giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông,...

Gặp khó, nhiều chủ doanh nghiệp bán nhà, đất để xoay xở

Liên tục bán tài sảnĐơn cử như ở Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC, hội đồng quản trị doanh nghiệp liên tiếp có quyết định chuyển nhượng tài sản để tái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh.Mới đây nhất, công ty này thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Tiệm sách miễn phí ‘3 không’ ở Sài Gòn

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 202415h hằng ngày, tiệm sách "3 không" của ông Cần, 72 tuổi, ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh bắt đầu mở cửa. Gian nhà chỉ rộng hơn 10m² nhưng chứa gần 10.000 đầu sách đủ thể loại. Mỗi người đến mượn sách không giới hạn số cuốn, không phải ghi sổ,...

Đừng mắc sai lầm: Cho con ăn giặm quá sớm, vừa ăn vừa xem điện thoại

"Trước đây, ở Nhật Bản có giai đoạn cho rằng "ăn nhiều, nuôi lớn" là điều tốt và đã từng tổ chức cuộc thi trao giải thưởng cho các em bé béo.Tuy nhiên sau đó, vấn đề gia tăng bệnh tật liên quan đến lối sống (bệnh không truyền nhiễm, NCDs), đã làm thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của...

Rừng tràm Trà Sư và chợ Bến Thành nổi bật trong cuộc bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn 2024

Với tổng cộng gần 16.000 lượt bình chọn sau một tuần kể từ khi phát động, chương trình bình chọn "Điểm đến du lịch hấp dẫn TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long" đã thu hút sự quan tâm từ du khách và cộng đồng. Chương trình bình chọn "Điểm đến du lịch hấp dẫn TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long" năm 2024 Chợ Bến Thành là địa điểm khó bỏ qua của du...

Bài đọc nhiều

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

CSGT mở cao điểm 30 ngày xử lý học sinh vi phạm luật giao thông

Chiều 27/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trên địa bàn cả nước.  Theo đại diện Cục CSGT, thời gian qua, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông có nhiều diễn biến phức tạp, gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đồng thời, để...

Ông Phạm Phú Khôi được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán LPBank

Với hơn 37 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng - chứng khoán, ông Phạm Phú Khôi được kỳ vọng sẽ dẫn dắt LPBS phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo thông tin từ LPBS, ngày 26/9/2024, Công ty này đã triệu tập ĐHĐCĐ bất thường nhằm thông qua một số quyết định quan trọng liên quan tới công tác nhân sự cấp cao. Với sự đồng...

Lễ ký các văn kiện hợp tác Việt Nam – Cuba

Tối 26/9/2024, giờ địa phương (sáng 27/9, giờ Việt Nam), sau hội đàm cấp cao tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez chứng kiến Lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước. Vietnamplus.vn

Thái Lan bắt hành khách dọa đánh bom chuyến bay từ Việt Nam

Nữ hành khách người Ba Lan bị cáo buộc đe dọa đánh bom trên chuyến bay Thai VietJet từ Đà Nẵng (Việt Nam) đến Bangkok. Sân bay quốc tế Suvarnabhumi, Thái Lan Ngày 26-9, một hành khách nữ người Ba Lan đã bị bắt tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi, sau khi bị cáo buộc đe dọa đánh bom trên chuyến bay của Hãng hàng không Thai VietJet từ Đà Nẵng (Việt Nam) đến Bangkok. Chuyến bay VZ961 chở 121 người, trong đó có...

Cùng chuyên mục

Billiards: ‘Ngựa ô’ của Việt Nam không thể viết tiếp hành trình đầy bất ngờ

Tay cơ được xem là 'ngựa ô' của Việt Nam - Nguyễn Văn Tài đã không thể viết thêm một trang mới trong hành trình đầy bất ngờ tại giải billiards carom 3 băng vô địch thế giới (World Championship) 2024 đang diễn ra ở TP.Phan Thiết. Ngay từ trước giải, Nguyễn Văn Tài không được đánh giá cao bằng nhiều cơ thủ khác, vì chưa có nhiều kinh nghiệm thi đấu ở các sân chơi billiards carom 3 băng quốc tế. Nhưng sau...

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường và nhiều lãnh đạo viếng phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến viếng phó giáo sư Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vào viếng phó giáo sư Đặng Bích Hà - Ảnh: DANH TRỌNG Trưa 28-9, lễ tang phó giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông,...

Lâm Đồng: Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, tiềm năng để phát triển bền vững

Tại Đại hội, thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” của Ủy ban Dân tộc cho 5 cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển các dân tộc Việt Nam; tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho 1 tập...

thế hệ trẻ Việt Nam chung tay sau cơn bão lịch sử

Nhìn vào cách thế hệ sinh viên Việt Nam tại Anh, Thái Lan, Australia và Singapore thể hiện tình yêu quê hương, hướng về đồng bào đang đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng sau cơn bão Yagi, chúng ta có thể thấy rõ: Thiên tai gây ra không chỉ thiệt hại vật chất mà còn để lại những nỗi đau tinh thần. Tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau của những người con Việt...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương

VOV.VN - Sáng 28/9, tiếp tục Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cao với sự cần thiết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và việc trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8 theo thẩm quyền.   Cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, Đề án cần tập trung...

Mới nhất

Nữ sinh tài năng là đại biểu ‘Quốc hội trẻ em’

Học sinh Nguyễn Khánh Vân (lớp 9A12 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Q.1, TP.HCM) được mệnh danh là 'nữ sinh tài năng' bởi chỉ trong 3 năm học, em đã sở hữu tới 31 huy chương tại các kỳ thi các cấp, quốc gia, quốc tế.   Nguyễn Khánh Vân là một trong những học sinh tiêu biểu tham gia...

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

VOV.VN - Những ngày này, khắp các tuyến đường, góc phố của Thủ đô Hà Nội rực rỡ với băng rôn, cụm pa nô, áp phích… chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).   vov.vn Nguồn:https://vov.vn/xa-hoi/duong-pho-ha-noi-ruc-ro-co-hoa-chao-mung-ngay-giai-phong-thu-do-post1124254.vov

Những “sứ giả hòa bình” tiếp tục lên đường thực hiện nhiệm vụ

(Bqp.vn) - Sáng 24/9, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh số 3 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Xu-đăng và khu vực Abyei.Khí thế ngày lên đường thực hiện sứ mệnh quốc...

Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đập Thác Bà, đê Hoàng Long

(Dân trí) - Để bảo đảm an toàn đập Thác Bà, các cơ quan đã đưa ra những quyết định quan trọng để vừa phân lũ ở thượng nguồn, chuẩn bị phá đập phụ, vừa sơ tán người dân ở hạ nguồn, sẵn sàng tình huống xấu nhất. Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát...

‘Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt được tất cả các mục tiêu’

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ thành công tốt đẹp, đạt được ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân kết thúc chuyến công...

Mới nhất

Cảng Quốc tế Tân cảng