Trang chủDi sảnGiao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ -...

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ – Một thời hoa lửa”


VHO – Ngày 8.11, Bảo tàng TP.HCM tổ chức Tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ – Một thời hoa lửa”. Chương trình tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève và Chuyến tàu tập kết, đồng thời hưởng ứng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 1
Các nghệ sĩ lão thành, cũng là những nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ – Một thời hoa lửa” chia sẻ tại tọa đàm

Tọa đàm nhằm mang đến những góc nhìn sâu sắc về vai trò quan trọng của Đoàn Cải lương Nam Bộ trong việc cổ vũ tinh thần kháng chiến, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tọa đàm gồm 3 phần: Sự ra đời của Đoàn Văn công Nam Bộ và Đoàn Cải lương Nam Bộ; Những đóng góp của Đoàn Cải lương Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ; Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Cải lương trong giai đoạn hiện nay.

Chương trình với sự tham gia của NSƯT Ca Lê Hồng – Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu-Điện ảnh TP.HCM; NSƯT Lê Thiện – Nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang; Đạo diễn Thanh Hạp – Nguyên Trưởng đoàn Kịch nói TP.HCM; TS Nguyễn Thị Hậu – Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử TP.HCM, Phó tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có NSND Thanh Vy, NSƯT Phi Điểu, NSƯT Văn Hai, các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, giảng viên cùng các đoàn viên thanh niên và sinh viên.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 2
NSƯT Ca Lê Hồng – Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM chia sẻ tại chương trình

Sau Hiệp định Genève năm 1954, những chuyến tàu Tập kết đã chở hơn 200.000 đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, thiếu niên từ miền Nam ra miền Bắc trong đó có trên 100 văn nghệ sĩ đã rời miền Nam ra miền Bắc tập kết.

Năm 1956, Đoàn Cải lương Nam Bộ được thành lập trên cơ sở tách ra từ Đoàn Văn công Nam Bộ. Đây là nơi tập trung nhiều soạn giả, đạo diễn, họa sĩ, diễn viên giỏi nghề và nhiệt tâm đã tạo nên những tác phẩm gây được tiếng vang như: Phụng Nghi Đình, Kiều Nguyệt Nga, Dệt gấm, Khuất Nguyên, Nàng tiên mẫu đơn, Thạch Sanh, Võ Thị Sáu, Máu thắm đồng Nọc Nạn

Với sức ảnh hưởng của mình, Đoàn đã trở thành ngôi sao sáng đem lời ca, tiếng hát đậm chất Nam Bộ phục vụ nhân dân trên đất Bắc… Sau năm 1975, một số nghệ sĩ trong Đoàn vào Nam và trở thành nòng cốt để xây dựng Nhà hát Ca kịch Cải lương Trần Hữu Trang ở TP.HCM.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 3
NSƯT Lê Thiện – Nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang

Tọa đàm ôn lại thời kỳ hào hùng của nền nghệ thuật nước nhà, khi những làn điệu cải lương Nam Bộ đã trở thành ngọn lửa tinh thần, động viên và cổ vũ quân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước.

Thông qua những chia sẻ của các nghệ sĩ, chuyên gia, thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của Đoàn Cải lương Nam Bộ trong việc gìn giữ và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, đồng thời tôn vinh những đóng góp to lớn của các nghệ sĩ đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng.

Đạo diễn Thanh Hạp tập kết ra Bắc tháng 12.1954, là người có công trong việc xây dựng Nhà Truyền thống Cải lương Nam Bộ tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 4
Một số tư liệu về sân khấu cải lương được NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch lưu giữ, hiện tặng cho Bảo tàng TP.HCM

Ông là thành viên trụ cột của Đoàn Cải lương Nam Bộ – chiếc nôi nghệ thuật được hợp thành từ nguồn diễn viên của các đoàn văn công và kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ: Đoàn Văn công liên khu miền Đông, Đoàn Văn công Ngũ Yến.

Tại chương trình, đạo diễn Thanh Hạp đã chia sẻ về bối cảnh hình thành nên Đoàn Văn công Nam Bộ và sau đó là Đoàn Cải lương Nam Bộ.

Tương tự, NSƯT Ca Lê Hồng tập kết ra Bắc năm 1954 khi cô chỉ mới 15 tuổi. Bà từng tham gia rất nhiều buổi biểu diễn của Đoàn văn công Nam Bộ. Tại họp mặt,  NSƯT Ca Lê Hồng cũng đã chia sẻ về kỷ niệm từ những ngày đầu tham gia vào Đoàn Văn công Nam Bộ.

NSƯT Lê Thiện bắt đầu theo Đoàn Văn công Quân đội Nam Bộ đi hát cho đồng bào chiến sĩ từ khi mới hơn 11 tuổi. Tới năm 1979, bà biểu diễn ở chiến trường Campuchia, vừa động viên chiến sĩ, vừa là “ngoại giao văn hóa”…

Đến với chương trình, NSƯT Lê Thiện chia sẻ nhiều kỷ niệm xúc động, nói về cơ duyên đưa bà tham gia vào Đoàn Văn công Nam Bộ từ khi còn là một cô bé… Cùng với đó, bà chia sẻ những khó khăn, thử thách cũng như sứ mệnh của các diễn viên Đoàn Cải lương Nam Bộ thời bấy giờ.

NSƯT Ca Lê Hồng cũng đã chia sẻ về công tác đào tạo, hướng dẫn, tập luyện và xây dựng những vở diễn đầu tiên của Đoàn Cải lương Nam Bộ từ những ngày đầu trền đất Bắc.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 5
TS Nguyễn Thị Hậu chia sẻ những kỷ niệm về cha – ông Nguyễn Ngọc Bạch – Trưởng Đoàn Văn công Nam Bộ, sau này là Trưởng Đoàn Cải lương Nam Bộ,

Trong những cuộc chiến gian khổ, ý chí chiến đấu của các chiến sĩ dù là ở mặt trận nào cũng rất cần sự động viên. Và một trong những sự động viên lớn cho các diễn viên trong Đoàn Cải lương Nam Bộ đó là sự quan tâm, yêu mến của khán giả, của nhân dân và đặc biệt là từ Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Tại tọa đàm, các nghệ sĩ lão thành đã chia sẻ những kỷ niệm vô cùng xúc động những cũng đầy ý nghĩa của các nghệ sĩ, diễn viên Đoàn Cải lương Nam Bộ với Bác Hồ kính yêu.

TS Nguyễn Thị Hậu là chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về khảo cổ học, đặc biệt là khảo cổ học Nam Bộ cũng như có nhiều đóng góp cho lĩnh vực di sản của TP.HCM. Bà là con gái ông Nguyễn Ngọc Bạch – Trưởng Đoàn Văn công Nam Bộ, sau này là Trưởng Đoàn Cải lương Nam Bộ, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin TP.HCM.

TS Hậu đã có một giai đoạn tuổi thơ gắn liền với Đoàn Cải lương Nam Bộ, tại buổi họp mặt, bà đã chia sẻ những kỷ niệm về ba của mình cũng như những cô chú trong Đoàn Cải lương Nam Bộ…

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 6
Đạo diễn Thanh Hạp – Nguyên Trưởng đoàn Kịch nói TP.HCM

Từ những chia sẻ của các khách mời, đã giúp khán giả, nhất là các bạn trẻ hiểu thêm về ý nghĩa cũng như vai trò của Đoàn Cải lương Nam Bộ nói riêng và nghệ thuật Cải lương nói chung đến đời sống văn hóa tinh thần của quân và dân trong giai đoạn khốc liệt thời kháng chiến

Không chỉ trong kháng chiến chống Mỹ, mà sau giải phóng, Đoàn Văn công Nam Bộ quay trở lại phía Nam và tiếp tục cống hiến cho hoạt động văn nghệ ở nơi đây, góp phần xây dựng đời sống tinh thần, tạo động lực cho người dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các nghệ sĩ cũng đã có những chia sẻ về những động lực để các diễn viên có thể bám trụ với nghề, tiếp tục cống hiến những đêm diễn ý nghĩa dành cho nhân dân. NSƯT Ca Lê Hồng – Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM, chia sẻ về công tác đào tạo, hướng dẫn cũng như truyền lửa đến các diễn viên trẻ trong giai đoạn hiện nay…

Các khách mời nêu thực trạng của nghệ thuật Cải lương hiện nay cũng như đưa ra những định hướng để góp phần bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 7
NSƯT Lê Thiện và NS Thanh Hạp hát lại một lớp trong vở diễn đã từng thể hiện thành công trước đây ở Đoàn Cải lương Nam Bộ

Trong thời gian qua, Bảo tàng TP.HCM vinh dự nhận được nhiều tài liệu, hiện vật từ các nhà nghiên cứu, nhà sưu tập, các cộng tác viên trao tặng, trong đó có những tư liệu, hiện vật về Đoàn Văn công Nam Bộ và Đoàn Cải lương Nam Bộ. 

Bà Đoàn Thị Trang – Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng TP.HCM cho biết, thực hiện định hướng của TP.HCM về bảo tồn và phát huy giá trị của Nghệ thuật Cải lương, Bảo tàng TP triển khai công tác sưu tầm hiện vật, tư liệu, hình ảnh liên quan đến Đoàn Văn công Nam Bộ, Đoàn Cải lương Nam Bộ.

Đầu năm 2024, Bảo tàng đã tiếp nhận 243 hiện vật, tư liệu của TS Nguyễn Thị Hậu gửi tặng. Nhóm hiện vật gồm Huân chương kháng chiến, Huy chương Hội diễn sân khấu và Huy hiệu văn hóa của ông Nguyễn Ngọc Bạch; giấy tờ cá nhân; các bản viết tay, bài viết, tờ quảng cáo về âm nhạc, sân khấu cải lương; sách, tài liệu về nghệ thuật sân khấu cải lương.

Nhóm tư liệu ảnh của ông Nguyễn Ngọc Bạch về hoạt động của Đoàn Cải lương Nam bộ và Đoản Kịch nói Nam bộ (tiền thân là văn công Nam Bộ), ảnh một số nghệ sĩ Sài Gòn, từ 1957 – 1984.

Hướng tới bảo tồn và phát huy giá trị bộ sưu tập hiện vật tư liệu của gia đình TS Nguyễn Thị Hậu, bước đầu Bảo tàng TP.HCM sẽ số hóa mảng tư liệu hình ảnh để bổ sung trưng bày trong phòng trưng bày cố định “Văn hóa – Nghệ thuật”.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 8
Bà Đoàn Thị Trang trao hoa và bảng ghi nhận cám ơn đến TS Nguyễn Thị Hậu đã đóng góp hiện vật cho sự phát triển của Bảo tàng TP.HCM

Thời gian sắp tới Bảo tàng tiếp tục sưu tầm tư liệu, hình ảnh liên quan đến các kịch bản, vở diễn tiêu biểu của Đoàn như Phụng Nghi Đình, Kiều Nguyệt Nga, Dệt gấm…Tư liệu, hình ảnh liên quan đến các thành viên của Đoàn Văn công Nam Bộ, Đoàn Cải lương Nam Bộ trong thời gian hoạt động ở miền Bắc để hướng tới trưng bày chuyên đề riêng đối với Nghệ thuật Cải lương Nam Bộ.

Bà Trang cho biết Bảo tàng mong muốn sẽ có những trưng bày về các tư liệu, hiện vật liên quan trực tiếp đến Đoàn Cải lương Nam Bộ. Đây cũng là một trong những hoạt động mà Bảo tàng TP.HCM hướng đến trong công tác giáo dục truyền thống, định hướng cho thế hệ trẻ về lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/giao-luu-nhan-chung-lich-su-doan-cai-luong-nam-bo-mot-thoi-hoa-lua-110997.html

Cùng chủ đề

Văn nghệ sĩ TP.HCM giao lưu với nhân chứng lịch sử tàu không số

Những câu chuyện lịch sử thú vị đầy cảm xúc từ thuyền trưởng lái tàu không số đến chính trị viên, thủy thủ tàu… khiến các văn nghệ sĩ từ TP.HCM không khỏi xúc động, tự hào. Đến Phú Yên, nữ diễn viên không...

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang động viên công nhân trên công trường cao tốc trục ngang

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã đến kiểm tra công tác thi công và dự buổi giao lưu chia sẻ, động viên các công nhân, kỹ sư, người lao động ngay tại công trường thi công dự án thành phần 3 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. ...

Du khách nước ngoài thích thú lần đầu được thăm quan toà nhà Bắc Bộ Phủ

(Tổ Quốc) - Tòa nhà Bắc Bộ Phủ - một trong những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử của Hà Nội, đã chính thức mở cửa đón công chúng và du khách. Đây là lần đầu tiên công trình này được mở cửa cho công chúng và du khách tham quan trong khuôn khổ Lễ hội thiết kế sáng...

Vinh danh các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Min

Tham dự chương trình có ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM cùng lãnh đạo các Tỉnh uỷ, Thành ủy khu vực phía...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự chương trình Dự...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024) đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM với nhiều hoạt động. Triển lãm và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM Chương trình do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

30 năm Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: Phát triển xứng tầm Di sản

30 năm qua, Vịnh Hạ Long đã đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là "bước chân" đầu tiên, mở đường cho những danh hiệu nổi bật mà Vịnh Hạ...

30 năm vịnh Hạ Long được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới

Lễ kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới vừa được tổ chức long trọng, ý nghĩa.   Các đại biểu dự buổi lễ - Ảnh: Báo Quảng Ninh Tối 14-12, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024). Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường...

Họa sĩ kể chuyện bảo tồn di sản, văn hóa Huế qua tranh

Họa sĩ Võ Thành Thân vẽ các tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, giá trị truyền thống của Cố đô Huế, qua đó kêu gọi người trẻ gìn giữ giá trị bản sắc, hồn cốt của dân tộc. Triển lãm Mộng ảnh của họa sĩ Võ Thành Thân vừa được khai mạc tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San, TPHCM. Chia sẻ với VietNamNet, Võ Thành Thân cho biết dành thời gian 3 năm thực hiện các tác phẩm,...

Cùng chuyên mục

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch...

30 năm Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: Phát triển xứng tầm Di sản

30 năm qua, Vịnh Hạ Long đã đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là "bước chân" đầu tiên, mở đường cho những danh hiệu nổi bật mà Vịnh Hạ...

Huế: Tăng vốn trùng tu Quốc Tử Giám và Văn Miếu thời nhà Nguyễn

HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt điều chỉnh mức đầu tư đối với 2 dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Ngày 14.12, tin từ HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết vừa quyết định điều chỉnh mức đầu tư tu bổ, tôn tạo và phục hồi 2 di tích Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Cụ thể, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã điều chỉnh...

30 năm vịnh Hạ Long được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới

Lễ kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới vừa được tổ chức long trọng, ý nghĩa.   Các đại biểu dự buổi lễ - Ảnh: Báo Quảng Ninh Tối 14-12, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024). Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường...

Video Art ‘Thăng Đường Nhập Thất’: Dấu Ấn Văn Hóa Qua Nghệ Thuật

Triển lãm video art "Thăng Đường Nhập Thất," diễn ra tại giảng đường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mang đến một làn gió mới, thổi bừng sức sống cho kiệt tác mỹ thuật Đông Dương. Lấy cảm hứng từ bức tranh kinh điển của Victor Tardieu, tác phẩm không chỉ tái hiện quá khứ mà còn dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá sâu sắc về lịch sử và văn...

Mới nhất

Cuộc kháng chiến chủ động, sáng tạo của dân tộc yêu chuộng hòa bình

Trong cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường, quân và dân Thủ đô đã đánh hàng trăm trận, làm tiêu hao nhiều sinh lực địch, tạo điều kiện để cả nước bước vào triển khai thế trận chiến đấu lâu dài. Cách đây 78 năm, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh,...

Kinh thành cổ Lam Kinh ở Thanh Hóa có 5 bia đá Bảo vật quốc gia, 3 cây cổ thụ nổi tiếng về sự...

Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến...

Khúc quân hành trên thành phố di sản

Ngày 18/12, TP. Hạ Long tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng ôn lại truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam nói chung và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh và...

Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Với lợi thế đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp, cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê là một trong những hướng đi mới đang được ngành chức năng huyện Hướng Hóa...

Nhà báo Cuba bày tỏ ấn tượng trước sự trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam được coi là một trong những đội quân lớn nhất và siêu việt nhất trên thế giới. Đây là khẳng định mà nhà báo, nhà văn Cuba Luis Manuel Arce Isaac, phóng viên chiến trường tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Nicaragua đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên...

Mới nhất