Trang chủNewsNhân quyềnThúc đẩy quyền và sự hòa nhập của người chuyển giới trong...

Thúc đẩy quyền và sự hòa nhập của người chuyển giới trong Tuần lễ Tự hào Hà Nội


Bộ Tư pháp và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo nhằm trao đổi kiến thức và đối thoại về quyền cùng các thách thức mà người chuyển giới phải đối mặt liên quan đến thân nhân và tài sản.

Với sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam, Hội thảo được tổ chức trong thời gian diễn ra Tuần lễ Tự hào Hà Nội – sự kiện thường niên nhằm tôn vinh tình yêu, sự đa dạng và hòa nhập.

Thảo thúc đẩy quyền và sự hòa nhập của người chuyển giới trong Tuần lễ Tự hào Hà Nội
Quang cảnh hội thảo. (Nguồn: UNDP tại Việt Nam)

Tinh thần tích cực và sôi nổi của tuần lễ đã truyền cảm hứng cho cuộc đối thoại mang tính xây dựng, góp phần vào việc định hình Luật chuyển đổi giới tính đầu tiên tại Việt Nam.

Người chuyển giới phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trở ngại do giấy tờ tùy thân không khớp với bản dạng giới thực tế của họ. Do đó, việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhà ở, cơ hội việc làm, giáo dục cũng như các quyền và dịch vụ khác của người chuyển giới bị ảnh hưởng bởi việc không thể thay đổi giới tính hợp pháp trên giấy tờ.

Trong bài phát biểu khai mạc, bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, trong đó công nhận phẩm giá và quyền bình đẳng của tất cả các cá nhân bao gồm người chuyển giới.

Bà Ramla Khalidi nhấn mạnh: “Nguyên tắc không phân biệt đối xử được ghi trong các điều ước quốc tế về nhân quyền như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) đều đã được Việt Nam phê chuẩn năm 1982 là rất quan trọng để bảo vệ quyền của người chuyển giới.

Việc đạt được Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự bao trùm của người chuyển giới, phù hợp với nguyên tắc cốt lõi của Chương trình nghị sự 2023: Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Bà Lê Thị Hoàng Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự và Kinh tế, Bộ Tư pháp, cho biết: “Người đã chuyển đổi giới tính có nhu cầu giải quyết các vấn đề về nhân thân, tài sản. Để giải quyết các vấn đề này, việc tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế là hết sức cần thiết.

Thông qua việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế; kết hợp việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước; nghiên cứu đặc thù văn hóa, xã hội và điều kiện kinh tế của Việt Nam, chúng ta có xây dựng quy định đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người chuyển đổi giới tính”.

Tại hội thảo, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí, người chấp bút soạn Luật chuyển đổi giới tính, trình bày về hiện trạng chuyển đổi giới tính tại Việt Nam và những vấn đề cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Cụ thể là kinh nghiệm về việc áp dụng pháp luật đối với người chuyển đổi giới tính ở các nước; độ tuổi quy định trong luật; can thiệp y học; quy định về tình trạng hôn nhân trong thực hiện can thiệp y học hoặc trong thủ tục công nhận giới tính của người chuyển đổi giới tính; một số vấn đề pháp lý đặt ra sau can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; thủ tục hành chính trong việc công nhận việc chuyển đổi giới tính; và cơ quan có thẩm quyền xác nhận/ công nhận giới tính của người chuyển đổi giới tính.

Những kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc từ ba quốc gia Nhật Bản, Pakistan và Ireland về hành trình hướng tới sự công nhận hợp pháp và sự chấp nhận của xã hội đối với người chuyển giới, tập trung vào lĩnh vực nhân thân và tài sản đã được đại diện ba quốc gia chia sẻ tại hội thảo.

Thảo thúc đẩy quyền và sự hòa nhập của người chuyển giới trong Tuần lễ Tự hào Hà Nội
Đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm. (Nguồn: UNDP tại Việt Nam)

Ông Conor Finn, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam, cho biết Ireland đã đi một chặng đường dài trong lĩnh vực này chỉ trong một thời gian ngắn vài năm và đã mang lại những cải thiện đáng kể trong việc bảo vệ pháp lý cho người chuyển giới.

Ông khẳng định: “Hai nước Ireland và Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị thân thiết và đáng trân trọng, chúng tôi rất vui khi tham gia chia sẻ kinh nghiệm trong buổi hội thảo này”. Ông bày tỏ tin tưởng dự thảo luật chuyển đổi giới tính của Việt Nam là một cơ hội thực sự để mở rộng việc bảo vệ pháp lý cho cộng đồng người chuyển đổi giới tính.





Nguồn

Cùng chủ đề

dứt khoát cần bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Kinhtedothi - Ngày 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Nhiều luật phải sửa để phục vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã quán triệt kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán...

Bộ quốc phòng Dự thảo luật Luật Tình trạng khẩn cấp

Tại dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp, Bộ Quốc phòng đề xuất các biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng. Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp. Tại dự thảo Bộ Quốc phòng đề xuất các biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp khi có thảm họa lớn; khi có dịch bệnh...

Đề xuất chính sách khuyến khích cán bộ không đủ tuổi tái cử nghỉ hưu sớm

Ngày 4/12, Bộ Tư pháp công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không tái cử, tái cử bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội nghỉ công tác.Dự thảo nghị định do Bộ Nội vụ xây dựng và dự kiến trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới để có hiệu lực...

Thu hồi tài sản tham nhũng năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Quá trình thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, các cơ quan thi hành án đã thi hành xong 9.211 việc, tương ứng với hơn 22.177 tỷ đồng. ...

Mỹ phát hiện chiêu tẩm dung dịch ma túy đá vào quần áo trong hành lý

Hôm 26.11, giới chức Bộ Tư pháp Mỹ thông báo về trường hợp bắt giữ nghi phạm buôn lậu chất cấm bằng cách tẩm dung dịch ma túy đá vào quần áo gửi theo hành lý cho chuyến bay chuẩn bị từ Mỹ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

HĐBA ra thông cáo về tình hình Syria, kêu gọi các láng giềng kiềm chế, UNHCR hối thúc bảo vệ dân thường

Cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa kết thúc ngay cả sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.

Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe

Ngâm chân trong nước gừng mỗi ngày có thể cải thiện tuần hoàn máu, giảm cảm lạnh, sổ mũi...

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Giá cà phê “bốc hơi mạnh”; trong nước giá vẫn rất cao, cơ hội khẳng định chất lượng ở thị trường châu Âu

Tuần này dày đặc các cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương lớn, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)... sẽ đưa ra quyết định lãi suất cuối cùng của năm 2024. Dự báo, thị trường cà phê nói riêng, các thị trường hàng hoá nói chung sẽ có tuần biến động.

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Mexico và EU tổ chức Đối thoại cấp cao lần thứ 12 về nhân quyền

Mexico và EU xem xét những diễn biến gần đây về tình hình nhân quyền, đồng thời trao đổi thông tin về các sáng kiến, chính sách trong lĩnh vực này.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Mới nhất

Chung cư HH Linh Đàm không còn căn hộ có giá dưới 1,5 tỷ đồng

Hiện giá căn hộ chung cư HH Linh Đàm dao động trong khoảng 39 - 41 triệu đồng/m2. Trong đó, căn có giá thấp nhất rơi vào khoảng 1,7 tỷ đồng. Hiện giá căn hộ chung cư HH Linh Đàm dao động trong khoảng 39 - 41 triệu đồng/m2. Trong đó, căn có giá thấp nhất rơi vào khoảng 1,7...

Điều chỉnh mới hướng tới phát triển bền vững

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là nguồn thu lớn nhất cho ngân sách nhà nước (NSNN), đóng góp 20-24,5% tổng thu NSNN giai đoạn 2019-2023. Qua hơn hai thập kỷ, sắc thuế này đã trở thành nền tảng quan trọng của hệ thống tài chính công Việt Nam. Luật Thuế GTGT 2024: Điều chỉnh mới hướng tới phát...

VN-Index ngắt chuỗi giảm điểm 4 phiên liên tiếp

Thị trường rơi vào trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng” khi cổ phiếu giảm áp đảo cổ phiếu tăng, nhưng VN-Index vẫn tích luỹ 1,22 điểm, lên 1.263,79 điểm trong phiên giao dịch ngày 16/12 và ngắt mạch giảm bốn phiên liên tiếp. Thị trường rơi vào trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng” khi cổ phiếu giảm áp đảo cổ...

Làm gì để cán bộ Hội LHTN Việt Nam gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau’?

Tân Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nêu giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ Hội 'gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau'. ...

Từ vụ trường Saigon Star: Tỉnh táo để không phải trả giá

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí lên tiếng về các gói học phí dài hạn tại những trường quốc tế, thế nhưng vẫn có nhiều phụ huynh "nếm trái đắng" mà mới nhất là vụ trường Saigon Star... ...

Mới nhất