Vào thập niên 1990, nhà kinh tế học người Romania – Australia Stefan Mandel và cộng sự của ông chơi xổ số và liên tiếp trúng giải nhiều lần.
Vào cuối thập niên 1960, nhà kinh tế học trẻ tuổi Stefan Mandel chật vật tìm cách sống qua ngày. Khi đó, mức lương của Mandel chỉ ở khoảng 10 USD/tháng, không đủ để đáp ứng nhu cầu tối thiểu. Ông cần một cách kiếm nhiều tiền nhanh chóng và quyết định mua xổ số. Có tư duy bẩm sinh với những con số, Mandel dành mọi phút rảnh rỗi phân tích những bài báo về lý thuyết xác suất của nhà toán học thế kỷ 13 Leonardo Fibonacci. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông viết một “thuật toán chọn số” dựa trên phương pháp gọi là “combinatorial condensation”.
Theo đó, nếu một người chơi chọn 6 số trong dãy số từ 1 đến 49, tỷ lệ thắng giải là 1/13.983.816. Nếu người đó chọn 15 số, cơ hội thắng giải tăng lên 1/2.794. Với thuật toán của mình, Mandel chắc chắn ít nhất ông có thể trúng giải nhì cùng hàng trăm giải thưởng nhỏ hơn và khả năng trúng giải độc đắc là 1/10. Mandel hợp tác với 4 người bạn, mỗi người mua 228 vé số. Ông may mắn trúng giải độc đắc trị giá khoảng 2.000 USD thời đó. Sau khi trừ chi phí, ông có đủ tiền để đưa vợ con ra nước ngoài. Sau 4 năm lang thang khắp châu Âu, Mandel định cư ở Australia và bắt đầu chơi xổ số theo cách khác.
Mandel nhận ra một điều: Trong một số giải xổ số, giải độc đắc cao gấp ba lần chi phí mua mọi bộ số có thể. Ví dụ, giải xổ số yêu cầu chọn 6 số trong dãy từ 1 đến 40, tức là có thể tạo ra 3.838.380 bộ số. Với giá một USD một vé số, nếu mua tất cả bộ số có thể, người chơi sẽ tốn hơn 3,8 triệu USD. Nhưng nếu giải độc đắc là 10 triệu USD thì sau khi trừ đi tiền thuế, người chơi vẫn “lãi” lớn.
Trong giải xổ số thông thường, một bộ số được lựa chọn ngẫu nhiên từ dãy số, ví dụ như từ 1 đến 50. Nếu người chơi chọn bộ số khớp với kết quả, họ sẽ chiến thắng. Nhưng Mandel nhận thấy ở một số giải sổ số, giải độc đắc cao gấp 3 lần chi phí mua mọi bộ số có thể. Ví dụ, giải xổ số yêu cầu chọn 6 số trong dãy từ 1 đến 40, như vậy có thể tồn tại 3.838.380 bộ số. Với mỗi tờ vé số giá một USD, nếu mua tất cả bộ số có thể, người chơi sẽ tốn 3,8 triệu USD. Tuy nhiên, họ vẫn lãi lớn nếu trúng giải độc đắc trị giá 10 triệu USD (sau khi trừ thuế).
Chiến lược của Mandel thành công. Ông cùng các nhà đầu tư trúng số 12 lần trong những năm 1980 tại Australia. Tuy nhiên, cách làm của ông nhanh chóng bị giới chức Australia chú ý. Họ ra thêm nhiều quy định và luật mới để ngăn Mandel tiếp tục làm chủ vận may. Nhưng 13 lần trúng số tại Australia và Romania là chưa đủ với Mandel, ông nhắm mục tiêu vào xổ số bang Virginia tại Mỹ.
Qua một khoảng thời gian, Mandel thuyết phục hàng trăm nhà đầu tư gom tiền và cam kết chia tiền cho họ nếu trúng giải. Sau đó, ông phát triển một hệ thống tự động. Đó là căn phòng chứa đầy máy in và máy tính chạy theo thuật toán in ra mọi bộ số có thể tồn tại. Máy tính giúp cách mạng hóa quy trình của Mandel. Trước đây, ông bị hạn chế khi phải viết tay hàng triệu tổ hợp, một lỗi nhỏ có thể phá hủy công sức làm việc suốt 8 tháng. Nhưng sau này ông có thể giao phó công việc cho một cỗ máy.
Vào những năm 1980, Mandel và các nhà đầu tư trúng số 12 lần trên khắp Australia, bao gồm một giải thưởng 1,1 triệu USD vào năm 1986. Chiến thắng liên tiếp của ông thúc đẩy giới chức Australia thay đổi quy định chơi xổ số. Vì vậy, Mandel nhắm vào mục tiêu lớn hơn là các giải xổ số tại Mỹ.
Vào thời điểm đó, giải xổ số ở bang Virginia có một số lợi thế. Do còn tương đối mới, người chơi được phép mua vé số với số lượng không giới hạn và được tự in tại nhà, sau đó mang đến các cơ sở như cửa hàng, trạm xăng để thanh toán. Điều quan trọng nhất là dãy số chỉ giới hạn từ 1 đến 44 (các bang khác lên tới 54). Người chơi chọn 6 con số từ dãy đó, tương ứng với 7.059.052 bộ số, ít hơn rất nhiều so với mức thông thường là 25 triệu bộ số. Với giá một USD/vé, Mandel cần chi gần 7,1 triệu USD để chắc chắn có chiếc vé trúng giải.
Mandel thuyết phục được 2.560 nhà đầu tư hùn tiền. Tại một nhà kho ở Melbourne, Australia, ông bố trí 30 máy tính và 12 máy in laser, đồng thời thuê 16 nhân viên toàn thời gian để in hàng triệu vé số với mọi bộ số có thể trong quá trình kéo dài 3 tháng. Sau đó, ông vận chuyển một tấn vé số tới Virginia, Mỹ với chi phí 60.000 USD. Tuy nhiên, Mandel phải chờ giải độc đắc đạt giá trị đủ cao để có lãi sau khi trừ đi thuế, chi phí và trả lãi cho nhà đầu tư. Vào thứ Tư, ngày 12/2/1992, giải xổ số Virginia treo thưởng lên tới 15,5 triệu USD, Mandel và cộng sự quyết định hành động. Phiên quay số diễn ra vào thứ 7, nghĩa là họ có ba ngày để mua 7,1 triệu vé số.
Mandel nhờ doanh nhân Anithalee Alex Jr. điều hàng chục người tới trạm xăng và cửa hàng tạp hóa để thanh toán tất cả chỗ vé số đó bằng séc. Quá trình diễn ra suôn sẻ trong hai ngày. Tuy nhiên, vào ngày cuối cùng, vài giờ trước khi hết hạn, một cơ sở ngừng thanh toán vé số cho họ. Họ không thể sở hữu 140.000 vé số (tương ứng 700 bộ số). Cuối cùng, trong tay họ chỉ có khoảng 6,4 triệu bộ số. Kết quả thắng giải vẫn phụ thuộc một phần vào may mắn.
Ngày 15/2/1992, may mắn đã mỉm cười với Mandel và cộng sự, họ trúng giải độc đắc 27 triệu USD và còn thắng thêm gần một triệu USD từ các giải thấp hơn. Sau khi trừ thuế và chi phí, mỗi nhà đầu tư nhận được khoảng 1.400 USD, riêng Mandel tự trả phí tư vấn cho ông là 1,7 triệu USD. Tổng cộng 14 cơ quan quốc tế, chủ yếu là Australia và Mỹ, bắt tay điều tra Mandel, bao gồm CIA, FBI, IRS, Cơ quan Phòng Chống Tội phạm Quốc gia Anh (NCA), Ủy ban An ninh Australia. Cuối cùng, họ kết luận Mandel không phạm pháp.
Vài năm sau, năm 1995, Mandel tuyên bố phá sản. Ông trải qua một thập kỷ tham gia nhiều dự án đầu tư khác nhau nhưng không thành công. Hiện nay, Mandel trải qua cuộc sống yên bình ở một ngôi nhà bên bờ biển tại hòn đảo nhiệt đới Vanuatu và không còn chơi xổ sổ.
An Khang (Theo IFL Science)