Trang chủNewsThế giớiThủ tướng Australia tìm ‘trái ngọt’ tại Bắc Kinh

Thủ tướng Australia tìm ‘trái ngọt’ tại Bắc Kinh



Chuyến thăm Bắc Kinh của ông Anthony Albanese được kỳ vọng góp phần tái khởi động quan hệ song phương nhanh chóng hơn.

Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia ngày 15/11/2022. (Nguồn: Getty Images)
Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia ngày 15/11/2022. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 4-7/11, Thủ tướng Australia Anthony Albanese sẽ thăm chính thức Trung Quốc. Dự kiến, tại Bắc Kinh, ông sẽ gặp gỡ người đồng cấp chủ nhà Lý Cường, Chủ tịch Tập Cận Bình, trước khi tham dự Triển lãm Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc ở thành phố Thượng Hải.

Nỗ lực “rã đông”

Như vậy, ông Anthony Albanese sẽ trở thành Thủ tướng đầu tiên của Australia đến thăm Trung Quốc kể từ năm 2016. Lúc đó, cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Hàng Châu.

Khi ấy, quan hệ song phương tưởng chừng như đang ở trên đà phát triển tốt đẹp. Tuy nhiên, ít lâu sau đó, các cơ quan an ninh và truyền thông Australia bắt đầu bày tỏ quan ngại về làn sóng “can thiệp của nước ngoài”, cụ thể là Trung Quốc.

Dưới thời cựu Thủ tướng Scott Morrison, mọi chuyện trở nên nghiêm trọng hơn khi chính trị gia này coi việc “đương đầu với Trung Quốc” là một phần làm nên thương hiệu chính trị của mình. Đơn cử trong số đó là nỗ lực của Ngoại trưởng Australia Marisa Payne khi đưa Canberra trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong việc gây áp lực, mở điều tra quốc tế về nguồn gốc gây ra đại dịch Covid-19. Điều này vốn được coi là “lằn ranh đỏ” với Trung Quốc. Động thái trên dẫn đến sự đáp trả quyết liệt của Bắc Kinh, với hàng loạt các lệnh trừng phạt/giới hạn với nhiều mặt hàng thương mại, còn đối thoại cấp cao “đóng băng”. Các biện pháp giải quyết thách thức của Australia với Trung Quốc những năm tiếp theo dẫn đến các “rào cản thương mại”, khiến mọi thứ càng thêm căng thẳng.

Mọi thứ chỉ dần cải thiện khi ông Albanese lên nắm quyền. Giai đoạn này, chính sách ngoại giao “bình tĩnh và xuyên suốt” của Australia với Trung Quốc đã góp phần giảm căng thẳng. Hai bên nối lại các chuyến thăm cấp Bộ trưởng, nổi bật là giữa Bộ Thương mại hai nước, giảm thiểu các gián đoạn thương mại trước đó.

Ngày 10/4 năm nay, với sự trung gian của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hai bên đã nhất trí về việc Bắc Kinh “xem xét kỹ lưỡng” thuế quan đã áp đặt với đại mạch của Canberra. Gần bốn tháng sau, Trung Quốc dỡ bỏ thuế quan với mặt hàng này. Ngay trong tháng đó, Bộ trưởng Thương mại Australia Don Farrell cho biết 55.000 tấn đại mạch với giá cả thị trường đã đến Trung Quốc.

Quan trọng hơn, nỗ lực thành công để dỡ bỏ thuế quan với đại mạch đã giúp Australia xây dựng một quy trình có thể áp dụng với các mặt hàng khác đang chịu hạn chế tương tự từ phía Trung Quốc. Hồi tháng Mười, Canberra khởi động lộ trình tương tự với rượu vang, với sắp tới có thể là tôm hùm và thịt bò.

Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của ông Anthony Albanese góp phần tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến trình “rã đông” trao đổi cấp cao, cũng như đàm phán tháo gỡ bất đồng về thương mại, từ đó, chính trị gia này có thể tiếp tục tìm kiếm những “trái ngọt” về kinh tế, đưa con số xuất khẩu sang Trung Quốc (203,25 tỷ AUD, tương đương 128,85 tỷ USD, tính từ đầu năm 2023 đến tháng 8/2023) tiếp tục “bay cao” trong thời gian tới.

Hợp tác khi có thể, bất đồng khi cần thiết

Bên cạnh kinh tế, thương mại, an ninh cùng một số vấn đề khác cũng đáng được lưu ý. Trước thềm chuyến thăm, gia đình học giả người Australia gốc Trung Yang Jun kêu gọi Thủ tướng Albanese yêu cầu trả tự do cho nhân vật này. Trước đó, ông Yang đã bị giam giữ với cáo buộc gián điệp từ năm 2019.

Hai bên có thể thảo luận về Hiệp ước an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS). Tuần trước, ông Albanese đã tới Mỹ, gặp Tổng thống chủ nhà Joe Biden cũng như tân Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson. Nhấn mạnh quan hệ đồng minh, hai bên cam kết tiếp tục thúc đẩy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Đáng chú ý, trong lúc Hạ viện Mỹ đang rối ren, ông vẫn cố gắng gặp hơn 60 nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa, vận động họ sớm thông qua dự thảo về Hiệp ước an ninh AUKUS cuối năm 2023. Bắc Kinh từng kịch liệt phản đối thỏa thuận về tàu ngầm hạt nhân này. Hiện chưa rõ lãnh đạo Trung Quốc có nêu vấn đề này với ông Albanese trong chuyến thăm tới hay không.

Tuy nhiên, thái độ của ông Joe Biden đối với AUKUS, cũng như chuyến thăm của Thủ tướng Australia tới Trung Quốc là rõ ràng. Nhà lãnh đạo này nêu rõ: “Cùng với Anh, chúng ta (Mỹ và Australia) đang có khoản đầu tư nhiều thế hệ vào an ninh chung”. Về chuyến thăm Bắc Kinh của ông Albanese, Tổng thống Biden khẳng định: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và hiểu rằng Thủ tướng (Australia) muốn tới Bắc Kinh và gặp ông Tập… Đối thoại với Trung Quốc và duy trì đường dây liên lạc là vô cùng quan trọng”. Theo nhà lãnh đạo này, “chúng ta đang cạnh tranh chiến lược tại khu vực. Đó là thực tại ở giai đoạn hiện nay”.

Về phần mình, ông Albanese khẳng định “nhìn nhận rõ nét” thách thức đến từ Trung Quốc. Phát biểu tại buổi chiêu đãi do Phó Tổng thống Kamala Harris và Ngoại trưởng Antony Blinken chủ trì, ông nhấn mạnh Canberra sẽ tiếp cận “kiên nhẫn, thận trọng và có tính toán” với Bắc Kinh: “Chúng tôi là hai đất nước có lịch sử, văn hóa và hệ thống chính trị vô cùng khác nhau. Australia luôn tìm cách hợp tác với Trung Quốc khi có thể, bất đồng nếu cần thiết và tiếp tục tiếp xúc, vì lợi ích của chúng tôi”. Chuyến thăm Bắc Kinh tới sẽ là dịp để ông minh chứng cho cách tiếp cận đó.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hàn Quốc tập trận không kích, Pháp hy vọng bầu cử Mỹ “yên bình”, EU điều tra nền tảng Temu

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng ngày 1/11.

Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.

Nga tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, Lào sẵn sàng gia nhập BRICS, Đức-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/10.

Vai trò và sức mạnh lữ đoàn tên lửa DF-26 Trung Quốc

Theo Tân Hoa Xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 17/10 thị sát một lữ đoàn tên lửa của quân đội Trung Quốc đóng quân ở tỉnh An Huy, phía đông nam. Đây là chuyến thị sát công khai đầu tiên tới một đơn vị Lực lượng Tên lửa kể từ năm 2016 và các cảnh quay về chuyến thăm cho thấy một số tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.Theo chuyên gia Liang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Kha Ninh 17:00 | 08/11/2024 Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka) ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba “nhàn nhã” là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ngay khi kết quả ngã ngũ, TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco để hiểu rõ hơn về hành trình tới Nhà Trắng phi thường của ông Trump.

Cùng chuyên mục

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo. ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển lãm hàng không dân dụng và quân sự lớn nhất nước này. ...

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

Mới nhất

Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha. Chiều ngày 8/11, UBND huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024,...

Hàn Quốc phóng tên lửa đạn đạo Hyunmoo-II về phía biển Hoàng Hải

Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật vào ngày 7/11, khi bắn tên lửa đạn đạo Hyunmoo-II về phía biển Hoàng Hải. Ngày 8/11, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật vào ngày 7/11,...

Ông Trump lặp lại điều chưa từng có trong 132 năm qua

(Dân trí) - Ông Donald Trump là người thứ 2 sẽ đảm nhiệm 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ không liên tiếp trong vòng 132 năm trở lại đây. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (Ảnh: Getty). Với chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 5/11, ông Donald Trump gần như chắc chắn sẽ trở thành tổng thống thứ...

Giá vàng đảo chiều tăng, người dân Thủ đô vẫn đổ xô bán vàng

Mặc cho giá vàng tăng - giảm chóng mặt, người dân Thủ đô vẫn xếp hàng bán vàng. Nhiều người ngậm ngùi bởi "mua giá trên trời mà bán thì dưới đất". Người dân 'đổ xô' đi bán vàng vì sợ lỗ Sáng 8/11, giá vàng miếng SJC và giá vàng nhẫn trơn...

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Mới nhất