Thêm 1 tỉ phú USD đầu năm Ất Tỵ, người giàu Việt Nam ở đâu so với khu vực?

Ông Nguyễn Đăng Quang - chủ tịch Tập đoàn Masan - vừa trở lại danh sách tỉ phú USD, theo cập nhật mới nhất đến ngày 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) từ Forbes.

Báo Tuổi TrẻBáo Tuổi Trẻ02/02/2025


Ông Nguyễn Đăng Quang sở hữu tài sản 1 tỉ USD, theo Forbes - Ảnh: MSN

Việt Nam đón năm mới với 6 tỉ phú USD

Danh sách tỉ phú Việt Nam, theo cập nhật mới nhất (ngày 2-2, tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) của Forbes ghi nhận có 6 người, gồm: ông Phạm Nhật Vượng - chủ tịch Vingroup, ông Trần Đình Long - chủ tịch Hòa Phát, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air, ông Trần Bá Dương - chủ tịch Thaco, ông Hồ Hùng Anh - chủ tịch Techcombank và ông Nguyễn Đăng Quang - chủ tịch Masan. 

Ông Quang, người vừa phải rời khỏi bảng xếp hạng cuối năm Giáp Thìn, nay đã trở lại. Quy mô tài sản theo thống kê mới nhất của ông Quang vừa đủ 1 tỉ USD, xếp thứ 2.718 người giàu thế giới.

Chủ tịch Masan lần đầu tiên được công nhận tỉ phú USD trong lần công bố đầu vào năm 2019. Từ đó đến nay, ông Quang là trường hợp khá đặc biệt khi ra vào liên tục bảng xếp hạng với quy mô tài sản ròng thường loanh quanh mốc 1 tỉ USD.

Forbes có nhiều tiêu chí để thống kê quy mô tài sản ròng của các doanh nhân, trong đó có giá trị cổ phiếu. Năm qua, mã MSN chịu áp lực không nhỏ khi cổ đông ngoại rút lượng lớn vốn.

tỉ USD

Quy mô tài sản ròng của các tỉ phú USD Việt Nam

2-4-2024

2-2-2025

Ông Phạm NhậtVượng

Bà Nguyễn ThịPhương Thảo

Ông Trần ĐìnhLong

Ông Hồ HùngAnh

Ông Trần BáDương

Ông NguyễnĐăng Quang

0

1

2

3

4

5


Như vậy nếu tính cả 6 tỉ phú, quy mô tài sản ròng là 13,4 tỉ USD, đã giảm 500 triệu USD so với lần dữ liệu của Forbes vào đầu tháng 4 năm ngoái, nhưng tăng khoảng 800 triệu USD so với cuối năm 2023.

Sáu tỉ phú USD của Việt Nam (từ trên xuống, từ trái sang): Ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Hồ Hùng Anh, ông Trần Bá Dương, ông Trần Đình Long và ông Nguyễn Đăng Quang - Ảnh: QUANG ĐỊNH - T.L.

Đứng đầu bảng xếp hạng vẫn là ông Phạm Nhật Vượng. Bước sang năm Ất Tỵ 2025, ông Vượng với khối tài sản 4,1 tỉ USD đã đánh dấu 15 năm liên tiếp là tỉ phú USD.

Tuy nhiên, khi cổ phiếu VIC có xu hướng giảm trong năm 2024, tài sản ông Vượng theo đó cũng hao hụt 200 triệu USD so với đầu năm ngoái. 


Ông Trần Đình Long - chủ tịch Hòa Phát - cũng giảm 200 triệu USD với lần cập nhật vào đầu tháng 4 năm ngoái. Gần về cuối năm, chịu ảnh hưởng chung của thị trường, mã HPG bớt sự hưng phấn so với giai đoạn đầu năm và gặp nhiều phiên điều chỉnh.

Trong khi tỉ phú làm xe điện, sản xuất thép hao hụt tài sản ròng, ông Hồ Hùng Anh và ông Trần Bá Dương - hai doanh nhân ngành ngân hàng và ô tô - lại ghi nhận những chuyển biến tích cực khi quy mô tài sản ròng tăng thêm cả trăm triệu USD. Riêng bà Thảo không biến động.

Người giàu Việt Nam ở đâu trong bản đồ tỉ phú khu vực?

Nhìn vào dữ liệu 

Forbes

, Việt Nam loanh quanh 5 - 6 tỉ phú USD trong nhiều năm liền. Chủ tịch Vingroup cũng được xem là tỉ phú USD đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỉ đồng - tương đương 1 tỉ USD ở thời điểm bấy giờ.

Liên tiếp 3 năm sau đó, Việt Nam có duy nhất tỉ phú USD Phạm Nhật Vượng, theo 

Forbes

 công bố. Đến 2017, cùng với ông Vượng, có thêm bà Nguyễn Thị Phương Thảo với tài sản trị giá 1,2 tỉ USD.


Danh sách tỉ phú USD lần lượt xuất hiện những doanh nhân làm chủ tập đoàn sản xuất kinh doanh lớn như ông Long, ông Dương, ông Quang, hay lãnh đạo ngành ngân hàng tư nhân như ông Hồ Hùng Anh.

Cá biệt năm 2022, lần đầu Việt Nam có 7 tỉ phú USD. Lúc đó, bảng xếp hạng có sự góp mặt của ông Bùi Thành Nhơn - chủ tịch Novaland. Lúc đó, ông Nhơn nắm khối tài sản 2,9 tỉ USD, đứng thứ 1.053 thế giới. 

Sang 2023, 2024, bảng xếp hạng vắng bóng ông Nhơn khi tập đoàn ông làm chủ rơi vào khó khăn lớn.

Nhìn sang một số nước trong khu vực, có thể thấy các doanh nhân giàu nhất đang ngày càng gia tăng. 

Theo dữ liệu trên Forbes ngày 24-1, Thái Lan có 26 tỉ phú USD với tổng quy mô tài sản gần 86 tỉ USD, Singapore có 41 tỉ phú với tổng quy mô tài sản gần 115 tỉ USD.

Đáng chú ý nhất trong khối ASEAN là sự vươn lên của Indonesia về độ giàu có của các doanh nhân. Đầu năm 2025, Indonesia có 35 tỉ phú USD, tăng 10 người so với năm 2023. 

Còn tại các nước Philippines, Malaysia lần lượt có 16 và 17 tỉ phú USD góp mặt trong danh sách.

Theo nghị quyết của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có ít nhất 10 tỉ phú, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Để cụ thể hóa mục tiêu này, trao đổi với Tuổi Trẻ, một chuyên gia kinh tế nhấn mạnh rằng phải thúc đẩy được môi trường cho kinh tế tư nhân phát triển. Trong đó, theo xu hướng chung của cả thế giới, thúc đẩy các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, công nghệ mới để gia tăng cơ hội tạo ra những doanh nhân, doanh nghiệp vươn tầm quốc tế. 

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý mục tiêu có doanh nghiệp, doanh nhân tỉ USD là cần thiết nhưng sức mạnh của nền kinh tế phải nằm ở số đông hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tuoitre.vn

Nguồn:https://tuoitre.vn/them-1-ti-phu-usd-dau-nam-at-ty-nguoi-giau-viet-nam-o-dau-so-voi-khu-vuc-20250202175039936.htm



Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

Nhân vật

Tết Trong Mơ: Những nụ cười giữa 'xóm ve chai'
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao
Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch
Giới trẻ xếp hàng từ 6h30, chờ 7 tiếng để chụp ảnh ở quán cà phê cổ trang

No videos available