Trang chủNewsThể thaoThể thao đỉnh cao ảnh hưởng tới VĐV thế nào

Thể thao đỉnh cao ảnh hưởng tới VĐV thế nào


Từ mắt cá chân phồng, đôi chân gân guốc đến những ngón chân bị biến dạng, báo Anh Sportmail liệt kê những VĐV chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc thi đấu đỉnh cao.

Bàn chân của Cristiano Ronaldo

Ronaldo làm dậy sóng mạng xã hội khi đăng tải bức ảnh đang nghỉ ngơi sau khi ghi bàn duy nhất giúp Al Nassr thắng Al Ahli tại Saudi Pro League ngày 16/3. Tiền đạo 39 tuổi đăng bức ảnh đang mặc chiếc quần Erakulis được thiết kế để tăng tốc độ phục hồi sau các trận đấu, tại khách sạn St Regis trị giá gần 900 USD mỗi đêm ở Arab Saudi, với đôi bàn chân sưng tấy.

“Hãy nhìn vào chân của cầu thủ thi đấu chuyên nghiệp đã 22 năm. Chắc chắn anh ấy thức dậy với cơn đau điên cuồng hàng ngày”, một người viết trên mạng xã hội X. “Cái giá mà các cầu thủ bóng đá phải trả mà chúng ta không thể thấy được”, một người khác bình luận.





Đôi bàn chân sưng tấy của Ronaldo. Ảnh: Instagram / Cristiano Ronaldo

Đôi bàn chân sưng tấy của Ronaldo. Ảnh: Instagram / Cristiano Ronaldo

Sau 22 năm, Ronaldo thi đấu 1228 trận cho CLB và đội tuyển, bị phạm lỗi, đá, giẫm vào chân tuần này qua tuần khác. Dù mắt cá chân của Ronaldo không lộ rõ, có một tình trạng gọi là “Mắt cá chân của cầu thủ”. Việc đá, vặn và uốn cong nhiều lần có thể khiến dây chằng bị căng và giãn ra, khiến chúng bị sưng, dày hoặc viêm.

Chân của Pawel Poljanski

Poljanksi có thể không phải là cái tên quen thuộc, nhưng bạn sẽ khó có thể quên được đôi chân của cựu cua-rơ chuyên nghiệp người Ba Lan. Poljanski, 33 tuổi, đã thi đấu cho Tinkoff và Bora-Hansgrohe từ năm 2014 đến năm 2020 qua nhiều Grand Tours, trong đó có hai lần ở Tour de France.

Năm 2017, sau khi hoàn thành chặng 16, anh đăng bức ảnh về đôi chân đầy mạch máu, những đường gân nổi lên và khu vực xung quanh đầu gối gần như bị “rỉ sét”. Anh viết trên Instagram: “Sau 16 chặng, tôi nghĩ đôi chân của mình trông hơi mệt mỏi”.

Tiến sĩ Bradley Launikonis từ Trường Khoa học Y sinh thuộc Đại học Queensland đã lý giải về tấm hình gây ám ảnh này. “Sau khi Poljanski thi đấu, các tĩnh mạch nổi lên. Lưu lượng máu được điều áp qua các động mạch một cách được điều chỉnh cao”, ông nói. “Máu có thể đọng lại ở đó và đó là những gì đang xảy ra trong trường hợp cực đoan này. Có máu chảy trong huyết quản và đó là lý do tại sao bạn nhìn thấy chúng rất rõ ràng. Có một lượng máu cao được đẩy vào chân anh ấy trong thời gian dài và nó vẫn còn ở đó sau khi tập luyện và thi đấu”.





Đôi chân của Poljanski.

Đôi chân của Poljanski.

Launikonis cho biết điều này sẽ không xảy ra với những VĐV nghiệp dư, mà chỉ xảy ra với những VĐV đỉnh cao, đặc biệt là những cua-rơ chuyên nghiệp liên tục dự các giải đấu lớn. Launikonis nói thêm rằng những cua-rơ hàng đầu nhận được lưu lượng máu đến chân gấp đôi so với những VĐV nghiệp dư.

“Lượng máu thường chảy xuống chân của chúng ta là 5 lít/phút”, ông phân tích. “Với những VĐV chuyên nghiệp nhưng chưa phải đỉnh cao, bài tập tối đa sẽ có 20 lít mỗi phút. Các VĐV elite sẽ có tốc độ gấp đôi, khoảng 40 lít mỗi phút. Máu cũng có thể đọng lại ở đó, và đó là điều đang xảy ra trong trường hợp đặc biệt này”.

Trước Pojkanski, Chris Froome và Bartosz Huzarski chụp hình đôi chân biến dạng sau giải đấu vào năm 2014.

Ngón chân của LeBron James

LeBron, hiện 39 tuổi, biểu tượng của Los Angeles Lakers, đã mất nhiều năm rèn luyện để trở thành huyền thoại NBA. Nhưng dường như đôi chân của anh phải trả giá đắt trong quá trình vươn lên vị thế đó.

Một bức ảnh chụp LeBron trong kỳ nghỉ vào năm 2013 cho thấy các ngón chân của ngôi sao bóng rổ người Mỹ biến dạng và chụm lại một cách khó tin. Có thể thấy ngón chân cái của LeBron dính vào ngón chân thứ hai và ngón nhỏ nhất gần như hướng ngang qua bàn chân.





Bàn chân phải kỳ dị của James.

Bàn chân phải kỳ dị của James.

Trên báo Anh Sunsport năm ngoái, một bác sĩ phẫu thuật chân tiết lộ LeBron có thể chi tới 7,000 USD mỗi tháng để giữ cho đôi chân luôn trong tình trạng tốt, gồm việc chăm sóc bàn chân, dụng cụ chỉnh hình và giày thể thao tùy chỉnh.

“LeBron cũng có bàn chân trái phức tạp và cần được phẫu thuật để loại bỏ vết chai và ngăn ngừa loét. Bây giờ còn có sự phục hồi chức năng cho bàn chân phải. Đó là hóa đơn khổng lồ, lên tới 85.000 USD mỗi năm”, bác sĩ này tiết lộ.

Ngón chân của Adam Lallana

Lallana, đang khoác áo Brighton, cũng quen thuộc với những chấn thương. Tiền vệ 35 tuổi đã phải đối mặt với những vấn đề dai dẳng trong những năm qua.

Gân kheo, háng và đầu gối là một trong những trở ngại tồi tệ nhất, nhưng còn ngón chân thì sao? Sau khi cùng Liverpool thắng Southampton năm 2018, tiền vệ người Anh đã đăng bức ảnh về ngón chân với tình trạng chuyển sang màu trắng-vàng khó tin. “Có gợi ý nào để rã đông đôi chân không”, anh viết trên Instagram.

Nhiều người dùng cho rằng Lallana đang mắc phải “hiện tượng Raynaud” – tình trạng khiến máu ngừng lưu thông đến ngón chân hoặc ngón tay.





Những ngón chân trắng bệch của Lallana.

Những ngón chân trắng bệch của Lallana.

Bác sĩ chuyên khoa chân, Tiến sĩ Judith Anders viết: “Từ bức ảnh, các triệu chứng xuất hiện tương tự như bệnh Raynaud – một phản ứng bất thường với cái lạnh khiến các ngón chân đổi màu. Nói một cách đơn giản, sự hiện diện của Raynaud có nghĩa là các dây thần kinh cung cấp mạch máu trở nên quá nhạy cảm với nhiệt độ. Cũng có thể có yếu tố cảm xúc. Nếu một người tiếp xúc với lạnh nhưng cũng khá căng thẳng, sự kết hợp này có thể làm trầm trọng thêm vấn đề, khiến ngón tay và ngón chân tê và lạnh”.

Bác sĩ này tiếp tục phân tích: “Lưu lượng máu bị ngừng lại một cách hiệu quả, dẫn đến mất lưu thông tạm thời đến khu vực bị ảnh hưởng. Sau đó, khi các mạch máu giãn ra và máu bắt đầu chảy trở lại, các ngón tay có thể thay đổi màu sắc, lúc đầu chuyển sang màu xanh lam và sau đó là màu đỏ tươi”.

Mắt cá chân của Neymar

Neymar sưng tấy mắt cá chân ngay sau trận mở màn vòng bảng gặp Serbia tại World Cup 2022. Tiền đạo Brazil đăng bức ảnh với mắt cá chân cần phải được bảo vệ và viết: “Hãy tiến lên nào”.

Neymar kịp trở lại sau vòng bảng, nhưng không thể giúp Brazil tiến sâu. Anh mở tỷ số ở hiệp phụ thứ nhất trận tứ kết gặp Croatia, nhưng “Selecao” thua 2-4 trên loạt luân lưu.





Mắt cá chân sưng tấy của Neymar.

Mắt cá chân sưng tấy của Neymar.

Bàn chân của Darrell Armstrong

Armstrong từng chơi 891 trận NBA và hiện làm trợ lý HLV của Dallas Mavericks. Năm 2017, ngôi sao của Mavericks, Dirk Nowitzki chia sẻ bức ảnh về đôi chân của Armstrong trên Twitter và khiến người hâm mộ ám ảnh. “Armstrong đang làm việc với những ngón chân khủng long này”, Nowitzki viết.





Bàn chân với ngón cái lệch hẳn của Armstrong.

Bàn chân với ngón cái lệch hẳn của Armstrong.

Ngón chân cái của Armstrong cong vào trong trong khi ngón thứ hai di chuyển lên trên bốn ngón còn lại. Các VĐV bóng rổ thường gặp các vấn đề về ngón chân chồng lên nhau và bàn chân rộng hơn. Với số lần di chuyển, nhảy và tiếp đất nhanh chóng, họ phải chịu rất nhiều áp lực.

Hồng Duy




Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Hậu vệ bay người phản lưới như tiền đạo đối thủ, Philippines suýt thua tuyển Lào

Cầu thủ Philippines bay người phản lướiĐội tuyển Lào gặp Philippines trên sân vận động quốc gia tại Viêng Chăn. Hưng phấn sau trận hòa Indonesia, đội bóng của huấn luyện viên Ha Hyeok-jun tiếp tục cống hiến những pha bóng ấn tượng dù gặp đối thủ mạnh hơn.Philippines áp đảo với tỷ lệ kiểm soát bóng lên đến gần 80%. Tuy nhiên, số lượng cơ hội 2 đội tạo ra là như nhau. Đội tuyển Lào vẫn...

Tốc độ nhanh nhất của con người

Nghiên cứu chỉ ra con người có thể chạy tối đa 65 km/h, nhanh hơn đáng kể so với tốc độ nhanh nhất của huyền thoại Usain Bolt khi lập kỷ lục chạy 100m trong 9 giây 58. Cơ thể con người có thể làm những điều phi thường về mặt thể chất. Lực sĩ Hafthor Julius Bjornsson nâng thành công mức tạ 501kg theo kiểu deadlift. Usain Bolt giữ kỷ lục chạy 100 mét trong 9,58 giây. Một...

Cùng chuyên mục

Bích Tuyền đang ghi điểm nhiều thứ 2 tại giải vô địch thế giới các CLB 2024

Theo thống kê của trang Volleyball World vào trưa nay (18/12), Bích Tuyền đang tạm đứng thứ 2 ở các thông số VĐV ghi điểm nhiều nhất và tấn công xuất sắc nhất tại giải vô địch thế giới các CLB nữ 2024.Ở hạng mục VĐV ghi điểm nhiều nhất (Best Scorers), tay đập Kisy Nascimento của CLB Brazil, Gerdau Minas đang dẫn đầu với 31 điểm sau 2 trận. Bích Tuyền xếp thứ 2 với 28 điểm....

Tuyển Việt Nam đấu Philippines: HLV Kim Sang-sik phá dớp thời ông Park Hang Seo?

Philippines là đối thủ thứ ba của đội tuyển Việt Nam ở vòng bảng AFF Cup (ASEAN Cup) 2024. Nếu đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng, huấn luyện viên Kim Sang-sik sẽ phá được "dớp" mà ngay cả người tiền nhiệm Park Hang Seo trong giai đoạn đỉnh cao của đội bóng cũng không làm được.Trong 3 kỳ AFF Cup liên tiếp (2018, 2020 và 2022), đội tuyển Việt Nam đều bị chững lại ở trận thứ...

Mới nhất

Trường đại học Giao thông vận tải có tân hiệu trưởng

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, 51 tuổi, quê Hưng Yên. Trước khi được bổ nhiệm chức vụ hiệu trưởng Trường đại học Giao thông vận tải, ông là phó hiệu trưởng kiêm giám đốc phân hiệu tại TP.HCM. ...

Làm thế nào để chèn nhạc nền trên trang cá nhân Zalo?

Trong nhiều cách điều chỉnh trang cá nhân cho phù hợp với sở thích của bạn trên Zalo, một số công cụ cho phép người dùng chèn những bản nhạc yêu thích. Tại sao nên chèn nhạc nền vào trang cá nhân Zalo?Tăng tính cá nhân hóa: Âm nhạc là một trong những cách thể hiện cái tôi mạnh...

Cán bộ công an tỉnh hiến máu kịp thời cứu bé bị tan máu bẩm sinh

Khi hay tin bé T. bị bệnh tan máu bẩm sinh đang cấp cứu, thiếu tá Nguyễn Quốc Trọng đã xung phong đăng ký hiến máu cứu bé kịp thời. ...

Tọa đàm phổ biến các quy định mới về hợp tác đầu tư trong giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Toạ đàm quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định số 124/2024/NĐ-CP và Nghị định số 125/2024/NĐ-CP. ...

Mới nhất