Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThế hệ nhà khoa học nữ đi trên con đường ít người...

Thế hệ nhà khoa học nữ đi trên con đường ít người đi



Đối với những phụ nữ tạo nên đột phá trong khoa học, hành trình đến thành công thường không phải là đường thẳng. Nỗ lực của họ không chỉ thay đổi cuộc sống cá nhân mà còn mang lại lợi ích to lớn cho toàn xã hội thông qua các nghiên cứu tiên phong.

Trong quá khứ, định kiến giới và kỳ vọng của xã hội khiến các nghề nghiệp trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) trở nên phi truyền thống với phụ nữ. Dẫu vậy, ngày càng nhiều người phụ nữ vượt qua rào cản này, theo đuổi đam mê khám phá và chứng minh năng lực của mình trong lĩnh vực này.

TS Emily Roycroft, người đã tìm cách tái tạo môi trường sống tự nhiên tại Tasmania để bảo vệ các loài nguy cấp, cho biết: “Làm việc trong lĩnh vực khoa học là cơ hội để tạo dựng sự nghiệp từ sự tò mò về thế giới xung quanh. Bạn đặt ra những câu hỏi có thể chưa ai từng nghĩ đến. Đây là công việc giúp bạn làm những điều đáng kinh ngạc và trải nghiệm nhiều điều đa dạng, đồng thời đóng góp tích cực cho thế giới”.

Đồng tình với quan điểm này, TS Leah Smith từ Đại học Otago nhấn mạnh rằng khoa học không chỉ dành cho những đứa trẻ “thông minh” mà thực chất là lĩnh vực dành cho bất kỳ ai khao khát khám phá điều mới lạ về thế giới. 

Smith nói: “Đôi khi, phụ nữ và các bé gái bị ảnh hưởng bởi những quan niệm sai lầm, rằng não của chúng ta không đủ khả năng phân tích để thành công trong một số con đường sự nghiệp. Nhưng tính tò mò chính là chìa khóa. Kỹ năng và tự tin sẽ phát triển theo thời gian, vì thế đừng để nhận thức của người khác hoặc nghi ngờ bản thân kìm hãm mình”.

Smith và Roycroft là hai trong số năm nghiên cứu sinh được chọn trong Chương trình L’Oréal-Unesco Women in Science năm 2025. Cùng với TS Brittany Mitchell, TS Kaye Minkyung Kang và TS Mengyu Li, họ đã chứng minh rằng những rào cản không chỉ là thử thách mà còn có thể trở thành động lực.

Quyết tâm thành công

Muốn trở thành nhà khoa học và thực sự trở thành nhà khoa học là hai điều khác nhau. Việc định hướng con đường từ ước mơ đến hiện thực không hề dễ dàng. Là người đầu tiên trong gia đình học đại học, Smith từng phải tạm gác việc học suốt năm và làm hai công việc cùng lúc để đủ chi phí học đại học tại Mỹ. 

Từ trên xuống: TS Leah Smith, Đại học Otago, TS Kaye Minkyung Kang và TS Emily Roycroft

Dẫu vậy, tình yêu mãnh liệt dành cho khoa học luôn thôi thúc cô tiến về phía trước. Niềm cảm hứng đó đến từ loạt phim truyền hình khoa học viễn tưởng The X-Files (Hồ sơ tuyệt mật) những năm 90, đặc biệt là nhân vật đặc vụ Scully.

Hiện tại, Smith là nghiên cứu viên tại Đại học Otago, New Zealand, tập trung nghiên cứu thực khuẩn thể – những loại virus tiêu diệt vi khuẩn. Với tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, thực khuẩn thể là giải pháp tiềm năng cho các bệnh nhiễm trùng không thể chữa trị. “Tôi luôn bị cuốn hút bởi ý tưởng khám phá những điều mà chưa ai biết”, Smith chia sẻ.

Dám theo đuổi đam mê

TS Kaye Minkyung Kang, giảng viên tại Đại học Sydney, bắt đầu yêu thích khoa học từ niềm đam mê lặn biển. Là một giáo viên dạy lặn, cô bị mê hoặc bởi vẻ đẹp huyền bí của thế giới dưới lòng đại dương, đến mức thôi thúc cô tìm hiểu sâu hơn về nó. 

Tuy nhiên, con đường theo đuổi khoa học của cô không hề suôn sẻ khi không nhận được sự ủng hộ từ gia đình.

“Tôi đến từ Hàn Quốc, xuất thân từ một gia đình rất truyền thống, và họ cho rằng phụ nữ không nên làm khoa học. Họ tỏ ra vô cùng hoài nghi về quyết định học tiến sĩ của tôi. Nhưng tôi tin rằng quan trọng nhất là tin tưởng vào trực giác và dám theo đuổi đam mê của chính mình”, Kang nói.

Niềm đam mê ấy đã dẫn Kang đến những nghiên cứu đóng góp tích cực vào giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Cô tập trung phát triển quy trình chuyển đổi chất thải carbon thành hóa chất hữu ích cho ứng dụng nông nghiệp và công nghiệp. Cô cũng đang phát triển một quy trình chuyển đổi hiệu quả hơn sử dụng năng lượng mặt trời thay vì điện.

Kang khuyến khích các phụ nữ trẻ đừng ngần ngại theo đuổi đam mê của mình và đừng sợ mắc sai lầm. “Đừng để sự tiêu cực ngăn cản bạn, và hãy nhớ rằng khoa học phát triển từ thử nghiệm và sai sót. Thử thách là một phần của hành trình”, Kang chia sẻ.

Từ Ai Cập đến Tasmania

Hành trình của TS Emily Roycroft đến với khoa học bắt nguồn từ niềm đam mê với lịch sử cổ đại khi còn nhỏ, được truyền cảm hứng từ bộ truyện “Cairo Jim”. Ban đầu, cô theo học ngành khảo cổ học Ai Cập và di truyền học tiến hóa tại Đại học Monash, với dự định theo ngành y dược. 

Tuy nhiên, trong quá trình học, Roycroft nhận ra rằng nghiên cứu khoa học có thể là con đường để theo đuổi niềm đam mê thực sự của mình – tiến hóa và di truyền học.

Hiện tại, Roycroft tập trung vào việc bảo tồn các loài gặm nhấm bản địa của Úc. Cô nghiên cứu sức khỏe di truyền của các quần thể nhỏ còn sót lại trên các đảo ngoài khơi Tasmania, đánh giá khả năng thích nghi của chúng để tái du nhập vào các khu bảo tồn trên đất liền.

Cô nói: “Bảo tồn các loài này là điều cần thiết, không chỉ để duy trì đa dạng sinh học mà còn để khôi phục sự cân bằng trong hệ sinh thái của chúng ta”.

Nguồn: Guardian



Nguồn: https://pnvnweb.dev.cnnd.vn/the-he-nha-khoa-hoc-nu-di-tren-con-duong-it-nguoi-di-20250102154024884.htm

Cùng chủ đề

Người có tài năng được ưu tiên thuê nhà công vụ, bố trí kỳ nghỉ dưỡng cùng gia đình

(NLĐO)- Theo Nghị định 179, người có tài năng được ưu tiên thuê nhà công vụ, vay ưu đãi mua nhà trả góp ...

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ chỉ có KHCN, đổi mới sáng tạo mới là con đường giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên chính chúng ta và thế giới. ...

‘Trí thức, nhà khoa học phải đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu ASEAN về AI’

Theo Tổng Bí thư, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo. Sáng 30/12, phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trí thức là lực lượng đại diện cho trí tuệ, tài năng...

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học

(NLĐO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định những thành tựu vĩ đại của đất nước có sự đóng góp đặc biệt của đội ngũ trí thức, nhà khoa học ...

Nâng cao hiệu quả quản trị, hành chính công

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đã trình bày nhiều tham luận, thảo luận về những vấn đề cơ bản ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

ABBANK được bình chọn Top nhà tuyển dụng yêu thích nhất 2024

Vừa qua, tại lễ vinh danh “Nhà tuyển dụng yêu thích 2024” do CareerViet thực hiện khảo sát và công bố, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đã xuất sắc ghi tên mình ở Vị trí Top 6...

Đến năm 2045, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của thế giới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ...

Hiệp hội Nữ Doanh nhân TP Hà Nội tổ chức “Xuân yêu thương”, tặng quà Tết cho đồng bào vùng cao

Những ngày cuối năm, khi Tết đang đến gần, cũng là lúc những túi quà Tết, những chiếc chăn ấm, những suất học bổng đầy ý nghĩa được Hiệp hội Nữ Doanh nhân TP Hà Nội phối hợp...

VN-Index ảm đạm phiên giao dịch đầu năm

Chỉ số giằng co tại vùng 1.270 điểm, VN-Index ghi nhận mức thanh khoản khiêm tốn khi chỉ đạt gần 11.000 tỷ đồng ngay phiên giao dịch đầu năm mới. ...

Người phụ nữ tiên phong trong nghiên cứu xóa mù chữ

Năm 1965, Jeanne gia nhập Trường Cao học Giáo dục Harvard với tư cách là giáo sư chính thức. Bà thành lập Phòng thí nghiệm Đọc hiểu Harvard vào năm 1966 và giữ chức giám đốc trong hơn...

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Đăng ký tạm trú bao lâu thì được nhập hộ khẩu?

Đăng ký tạm trú bao lâu thì được nhập hộ khẩu là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi làm thủ tục đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật hiện hành?

Lương thấp, nhân viên trường học mong được gỡ khó

Là viên chức trong ngành giáo dục - đào tạo nhưng không phải là giáo viên nên không được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên…, nhiều nhân viên trường học có mức lương eo hẹp, đời sống...

Gia tăng điểm giả IELTS, mua bằng với mức giá 63 triệu đồng

PAKISTAN - Một giám đốc trung tâm IELTS tại Pakistan tiết lộ rằng một số công ty du học thu phí lên đến 700.000 PKR (khoảng 63,9 triệu đồng) cho điểm 6.0 giả mạo và các thí sinh còn được đưa sang UAE thi nói để dễ gian lận hơn. Bài đăng mới đây trên nền tảng tuyển dụng LinkedIn của một cố vấn nghề nghiệp cấp cao từ trường danh tiếng ở thủ đô Islamabad (Pakistan) The City School...

Hơn 5000 học sinh, sinh viên tham gia “Ngày hội Toán học mở TP.HCM”

"Ngày hội Toán học mở TP.HCM" năm 2024 với chủ đề “Chơi cùng Toán học – Playing with Math” đã thu hút hơn 5.000 học sinh, sinh viên từ khắp các trường học trên địa bàn TP.HCM. ...

Cùng chuyên mục

SIU Prize Week chào đón các diễn giả quốc tế

Tuần lễ SIU Prize 2025 diễn ra từ ngày 4 tới 11-1 là chuỗi sự kiện học thuật, gồm các hội thảo về trí tuệ nhân tạo kết hợp cùng lễ trao giải SIU Prize Computer Science mùa 1. ...

Mục tiêu chi tối thiểu 20% tổng ngân sách, Giáo dục Việt Nam đến năm 2030 sẽ thay đổi thế nào?

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ...

Lớp học khiêu vũ đặc biệt của Huấn luyện viên chỉ nhận mình là người “bật công tắc”

Đồng hành với người khiếm thị như một chữ duyên, thầy Tô Văn Hoà không ngừng nỗ lực truyền ngọn lửa đam mê mãnh liệt với bộ môn khiêu vũ và tinh thần thể thao cháy bỏng tới các bạn học viên "đặc biệt". ...

Tựu trường sớm để nghỉ Tết dài hơn

Lịch nghỉ Tết hằng năm không cố định, mỗi địa phương thực hiện khác nhau khiến nhiều phụ huynh, học sinh tại TP HCM thấp thỏm và ngành giáo dục gặp nhiều áp lực ...

Hiếu PC bật mí tuyệt chiêu chống lừa đảo qua mạng cho học sinh THPT

(NLĐO)- Chuyên gia an ninh mạng Hiếu PC chia sẻ những kiến thức quan trọng về an toàn bảo mật thông tin và cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến cho học sinh THPT ...

Mới nhất

Giảm thiểu tác động, phát triển du lịch bền vững ở vùng lõi di sản ở Hội An

Năm 2024, thành phố Hội An (Quảng Nam) đón trên 4,5 triệu lượt du khách. Đây là một kết quả đáng mừng của địa phương. Tuy nhiên, nơi đây cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, nhất là sự tác động của hoạt động du lịch lên vùng lõi di sản. Theo thống kê của Trung tâm Quản...

Hoa Lư – Thành phố đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu di sản kép

Ngày 1.1.2025, thành phố Hoa Lư chính thức đi vào hoạt động. Đây là thành phố đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu di sản kép. Thành phố Hoa Lư - Đô thị đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu di sản kép. Ảnh: Nguyễn Trường Theo Nghị quyết số 1318/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH, thành phố Hoa Lư được thành...

Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế

Ngày 1/1/2025, thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Lễ công bố thành phố Huế trực thuộc Trung ương cũng vừa diễn ra. Nhân dấu mốc lịch sử quan trọng này, PV báo Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nhiều cơ hội mới thu...

TP HCM sẽ có thêm 5 thành phố

(NLĐO) - Theo quy hoạch, TP HCM có khu vực đô thị trung tâm và 6 đô thị trực thuộc là TP Thủ Đức và 5 đô...

Những khoảnh khắc Xuân Son tỏa sáng trong chiến thắng trước Thái Lan

(Dân trí) - Nguyễn Xuân Son tiếp tục "nổ súng" và là nhân tố quan trọng trong chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan ở chung kết lượt đi AFF Cup 2024 tối 2/1 trên sân Việt Trì (Phú Thọ). Xuất phát trong đội hình ra sân của đội tuyển Việt Nam trong trận đấu chung kết lượt đi...

Mới nhất