Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Thế giới đổi thay đến đâu, trái tim người thầy vẫn quan...

‘Thế giới đổi thay đến đâu, trái tim người thầy vẫn quan trọng’


GS Dương Nguyên Vũ: 'Thế giới đổi thay đến đâu, trái tim người thầy vẫn quan trọng' - Ảnh 1.

GS Dương Nguyên Vũ (bìa trái) trao đổi với học sinh và phụ huynh tại Ngày hội toán học mở TP.HCM 2023

Hôm nay, 3.12, Ngày hội toán học mở TP.HCM 2023 diễn ra tại Trường song ngữ quốc tế Canada, Q.7, TP.HCM. Ngày hội có phần chia sẻ của GS Dương Nguyên Vũ, sáng lập viên và giảng viên chương trình tiên tiến APCS tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), GS ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore (NTU).

Những năm 1980, ông Dương Nguyên Vũ lần đầu tiên đặt chân tới Pháp, được nhận vào học đồng thời tại Trường kiến trúc thuộc Học viện quốc gia mỹ thuật và Trường quốc gia Cầu cống thuộc Viện Công nghệ Paris.

Năm 1990, ông nhận bằng tiến sĩ về trí tuệ nhân tạo, đồng thời ghi dấu Việt Nam trên bản đồ tri thức thế giới với sáng kiến “Bay tự do hơn”, ứng dụng toán học để tối ưu dự đoán, điều tiết lịch trình bay và công trình – đường bay tự kiểm soát. Sáng kiến này đã đưa ông trở thành chuyên gia công nghệ thông tin hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không… Ông cũng là Giám đốc sáng lập Viện John Von Neumann (ĐH Quốc gia TP.HCM) tới năm 2017.

GS Dương Nguyên Vũ: 'Thế giới đổi thay đến đâu, trái tim người thầy vẫn quan trọng' - Ảnh 2.

GS Dương Nguyên Vũ (thứ 3 từ trái qua) tại tọa đàm trong Ngày hội toán học mở TP.HCM 2023

“Người thầy là huấn luyện viên”

GS Dương Nguyên Vũ cho biết ông dạy học ở Việt Nam từ năm 1997, môn trí tuệ nhân tạo (AI), điều khiến ông nhớ nhất đến tận bây giờ đó là ánh mắt của các em sinh viên, ánh mắt lấp lánh sự tò mò với những cái mới. Đó cũng là điều thôi thúc ông phải làm gì đó giúp cho các sinh viên.

Theo GS Dương Nguyên Vũ, trong kỷ nguyên AI, người thầy không đơn thuần là người truyền thụ kiến thức cho sinh viên mà còn là huấn luyện viên, hướng dẫn cho sinh viên, giúp các em tự học được nhiều hơn. Bởi trong kỷ nguyên AI, kiến thức không chỉ ở những thầy cô giáo mà còn ở khắp nơi. Kỷ nguyên AI cho phép tạo ra những lớp học không có ranh giới, lớp học mà học sinh, sinh viên người Việt Nam có thể ngồi học cùng các bạn ở Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc…

GS Dương Nguyên Vũ: 'Thế giới đổi thay đến đâu, trái tim người thầy vẫn quan trọng' - Ảnh 3.
GS Dương Nguyên Vũ: 'Thế giới đổi thay đến đâu, trái tim người thầy vẫn quan trọng' - Ảnh 4.

Các em học sinh trải nghiệm tại Ngày hội toán học mở TP.HCM 2023

AI cũng có công cụ có thể giải quyết bài toán cá nhân hóa cách học, để đảm bảo sự công bằng trong giáo dục. Bởi trong mỗi lớp học, mỗi người học có tiềm năng khác nhau, tài năng khác nhau, mỗi sinh viên là mỗi nhà vô địch trong một lĩnh vực nhưng cách các em được học, được tiếp thu kiến thức khác nhau. Khi giảng viên giảng bài, nếu vì một lý do nào đó, có một em sinh viên vắng mặt, hổng mất kiến thức một ngày hôm đó. Ban đầu lỗ hổng nhỏ, nhưng dần dần, lỗ hổng kiến thức từ lớp trước cứ lớn dần hơn ở các lớp sau, dần dần nó trở nên quá lớn, các em buộc phải nghỉ học. Điều đó không công bằng trong giáo dục.

Công cụ AI có thể giải quyết được vấn đề này, cá nhân hóa cách học, giúp người học được học cái gì mình muốn, theo cách của mình, đảm bảo được mục tiêu giáo dục.

Theo GS Dương Nguyên Vũ, trong kỷ nguyên AI, người học cần được đào tạo về tư duy phản biện, cần được trang bị nhiều kỹ năng mới, trong đó rất quan trọng là tiếng Anh. Đồng thời, mỗi người cũng phải có sự cân bằng, giữa thể chất và tinh thần, giữa học và chơi để sẵn sàng với những thử thách mới. Người học cũng phải có sự chuẩn bị tốt cho tương lai, mỗi ngày khám phá ra những tiềm năng mới của chính mình.

GS Dương Nguyên Vũ: 'Thế giới đổi thay đến đâu, trái tim người thầy vẫn quan trọng' - Ảnh 5.

“Điều khiến tôi trở về Việt Nam công tác là nhìn thấy những tiềm năng ở người trẻ Việt Nam”

“Điều khiến tôi trở về Việt Nam công tác là nhìn thấy những tiềm năng ở người trẻ Việt Nam, các bạn sẵn sàng bước ra vòng tròn của mình, khám phá ra tiềm năng của mình mỗi ngày. Tiềm năng của sinh viên Việt Nam rất lớn, nếu được khai phá hết các bạn sẽ tạo được rất nhiều thành tựu tự hào”, GS người Việt từng là Trưởng phòng nghiên cứu sáng tạo và cố vấn khoa học cao cấp tại tổ chức châu Âu vì sự an toàn hàng không, thành viên của Ủy ban khoa học – hội đồng châu Âu và song song giảng dạy tại 2 trường đại học của Pháp, nhận định.

AI có thể thay thế người thầy được không?

GS Dương Nguyên Vũ cho biết trong kỷ nguyên AI, người thầy là người chuyển giao những đam mê về các môn học cho sinh viên. Với kinh nghiệm của người thầy trong lĩnh vực đó, người thầy có thể trao đổi, thảo luận cho sinh viên nhiều vấn đề trong và bên lề môn học, đó là điều AI không làm được.

Một người mẹ tham gia ngày hội đặt câu hỏi tới GS Dương Nguyên Vũ: “Tôi không giỏi toán cũng không hiểu gì về AI thì có thể đồng hành cùng con như thế nào?”. GS Dương Nguyên Vũ trả lời, phụ huynh có thể chỉ dạy, hướng dẫn cho con về tư duy phản biện. Hãy dạy cho con biết nêu những góc nhìn, có tư duy phản biện, làm sao để chúng ta có thể nhìn thấy điều mà người khác không thấy một cách tự nhiên, điều đó rất quan trọng.

“Thế giới có đổi thay đến đâu, bất cứ điều gì có thể xảy ra thì trái tim của người thầy, trái tim của cha mẹ và trái tim của người học đều vô cùng quan trọng. Trong đó, điều quan trọng nhất là trái tim người học”, GS của ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore bộc bạch.

GS Dương Nguyên Vũ: 'Thế giới đổi thay đến đâu, trái tim người thầy vẫn quan trọng' - Ảnh 6.

Anh Nguyễn Đại Nghĩa

Anh Nguyễn Đại Nghĩa, tốt nghiệp bác sĩ Trường ĐH Y Dược TP.HCM nhưng theo học công nghệ thông tin năm 25 tuổi và vừa là thủ khoa đầu ra của khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng cho rằng AI là công cụ hỗ trợ con người.

Anh Nguyễn Đại Nghĩa cho biết trước đây anh học y khoa, định hướng liên quan chẩn đoán hình ảnh, anh mong muốn nghiên cứu phương pháp đưa AI vào trong chẩn đoán hình ảnh và thấy AI, deep learning (học sâu) là một bước tiến lớn, ngày càng phổ biến. Song với anh, AI, deep learning là thành quả nghiên cứu của con người, là công cụ hỗ trợ con người chứ không thể thay thế được người thầy.

Ngày hội toán học mở TP.HCM 2023 (MOD) do Viện Nghiên cứu cao cấp về toán phối hợp Sở GD-ĐT TP.HCM; Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường song ngữ quốc tế Canada (Sedbergh Vietnam) tổ chức với chủ đề “Toán học cho mọi người – Dạy học trong kỷ nguyên AI”.

GS Dương Nguyên Vũ: 'Thế giới đổi thay đến đâu, trái tim người thầy vẫn quan trọng' - Ảnh 7.

Học sinh Trường tiểu học Hồng Đức, Q.8 tham gia tại ngày hội

GS Dương Nguyên Vũ: 'Thế giới đổi thay đến đâu, trái tim người thầy vẫn quan trọng' - Ảnh 8.

Học sinh hào hứng tham gia “Đường lên đỉnh Olympia” phiên bản Ngày hội toán học mở TP.HCM

Trong số các diễn giả tham gia chia sẻ tại ngày hội, ngoài GS Dương Nguyên Vũ, anh Nguyễn Đại Nghĩa, còn có ông Trần Trọng Nghĩa, CEO Megaedu; thạc sĩ Hoàng Minh Thông, tổ trưởng tổ phát triển chương trình và chuyển đổi số Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM; tiến sĩ Lê Khánh Duy, chuyên gia về đổi mới và tương tác người-máy (Innovation and Human – Computer Interaction) với 5 bằng sáng chế quốc tế.

Tại ngày hội, hàng ngàn học sinh các trường học từ tiểu học tới THPT tại TP.HCM và các tỉnh thành lân cận tham gia các hoạt động trải nghiệm liên quan ứng dụng toán học, STEM, AI chủ đề “Trong xứ sở toán học diệu kỳ”…



Source link

Cùng chủ đề

Hai điều nhà mạng cần thực hiện để tiến đến kỷ nguyên AI di động

Kỷ nguyên AI di động đã mở ra, mang lại cơ hội to lớn cho ngành công nghiệp di động. Tuy nhiên, nhà mạng cần thực hiện hai điều để thực sự tiến đến thời khắc này. Đây là quan điểm được ông Li Peng - Phó Chủ tịch Cấp cao, kiêm Chủ tịch Kinh doanh & Dịch vụ ICT của Huawei – chia sẻ tại Diễn đàn Toàn cầu về Băng thông rộng Di động 2024. Với chủ đề “5.5G...

Toàn bộ trường tiểu học ở Singapore có lớp chuyên cho học sinh xuất sắc

Theo báo Strait Times, toàn bộ 180 trường tiểu học ở Singapore đều triển khai Chương trình giáo dục năng khiếu (GEP), mở ra các lớp chuyên, lớp chọn dành cho những học sinh xuất sắc, thuộc nhóm 1% học sinh xuất sắc nhất.Trước đây những học sinh giỏi ở Singapore sẽ phải chuyển đến học riêng ở các trường chuyên, nhưng...

Giải bài toán nguồn lực cho kỷ nguyên AI

Nhân lực làm chủ công nghệ AI - nhiều thách thức Sự xuất hiện của AI đã khiến cho những nhà báo vừa khấp khởi mừng vừa chộn rộn lo. AI không chỉ hỗ trợ trong việc tự động hóa quy trình sản xuất nội dung mà còn đóng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Cùng chuyên mục

17 cơ sở đào tạo của Việt Nam nằm trong Bảng xếp hạng đại học châu Á

Tổ chức Quacquarelli Symonds vừa công bố kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học châu Á 2025 (QS AUR 2025). Theo đó, Việt Nam có 17 cơ sở đào tạo góp mặt trong...

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm, tiến sĩ giáo dục có thể nghỉ muộn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, một trong những vấn đề mới quy định tại dự thảo luật này so với các quy định hiện hành là chính sách tiền lương, chế độ nghỉ hưu của nhà giáo. ...

‘Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục giải bài toán thừa, thiếu cục bộ’

Nhiều ý kiến từ địa phương cho rằng cần giao thẩm quyền, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục, thay vì thực tế như hiện nay. Chia sẻ thực trạng quản lý nhà nước về nhà giáo tại địa phương, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho hay, hàng năm, trên cơ sở kế hoạch phát triển trường, lớp được UBND tỉnh phê duyệt, Sở GD-ĐT...

Trình Quốc hội Luật Nhà giáo, đề xuất lương giáo viên xếp cao nhất

(NLĐO)- Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên ...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội loạt chính sách mới về lương, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ so với quy định hiện hành, dự Luật Nhà giáo có nhiều chính sách mới về tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu với nhà giáo. Sáng 9-11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn...

Mới nhất

Kim cương 6 ly là bao nhiêu carat?

Kim cương là một trong những món trang sức sang trọng được nhiều người ưa chuộng. Khi nhắc đến kim cương, chúng ta thường nghe đến các đơn vị đo lường như carat hay ly. Vậy, kim cương 6 ly là bao nhiêu carat? Carat và ly là hai đơn vị đo lường quan trọng trong việc xác định...

‘Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục giải bài toán thừa, thiếu cục bộ’

Nhiều ý kiến từ địa phương cho rằng cần giao thẩm quyền, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục, thay vì thực tế như hiện nay. Chia sẻ thực trạng quản lý nhà nước về nhà giáo tại địa phương, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An...

Ông chủ Facebook thở phào nhẹ nhõm trước 25 đơn kiện

Một thẩm phán liên bang cho biết, CEO Meta Mark Zuckerberg không phải chịu trách nhiệm cá nhân trong 25 đơn kiện cáo buộc doanh nghiệp này khiến trẻ em nghiện mạng xã hội, quyết định giúp ông chủ Facebook có thể thở phào nhẹ nhõm. ...

Lương nhà giáo được xếp cao nhất, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu trước tuổi

Sáng 9/11, trình bày Tờ trình dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, so với quy định hiện hành tại các luật liên quan, dự Luật Nhà giáo có một số điểm mới.Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề...

Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump

Chó robot thuộc biên chế Sở Mật vụ Mỹ đã được triển khai tuần tra quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald...

Mới nhất