Trang chủNewsThời sựThăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong 'Biệt động Sài...

Thăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong ‘Biệt động Sài Gòn’


Cỗ thang máy cổ với hai cánh cửa sắt phải đóng mở bằng tay đưa chúng tôi lên lầu 2, nơi trưng bày các chứng tích của gia đình ông chủ thầu khoán Dinh Độc Lập Mai Hồng Quế (tên thật là Trần Văn Lai – Năm Lai), người giàu có nức tiếng Sài Thành 70 năm trước và cũng là một chiến sĩ biệt động can trường.

Câu chuyện về cuộc đời ông đã được thể hiện một phần qua nhân vật Hoàng Sơn, chủ Hãng sơn Đông Á trong bộ phim Biệt động Sài Gòn, tác phẩm kinh điển của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.

Đón chúng tôi là bà Đặng Thị Tuyết Mai (tức Đặng Thị Thiệp) – người vợ thứ hai và anh Trần Vũ Bình – con trai ông Năm Lai. Bà Tuyết Mai và anh Bình là những người đang gìn giữ chút chứng tích cuối cùng còn sót lại của chồng, của cha mình.

Thăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong 'Biệt động Sài Gòn' - 1

Căn nhà của ông Trần Văn Lai, nơi từng dùng để hội họp bí mật của biệt động Sài Gòn nay trở thành bảo tàng.

Cuộc hội ngộ qua di ảnh

Một cụ bà ngót nghét tuổi 100, mặc bộ đồ lam đã ngả màu cũ kỹ, đầu đội mũ ni, bước chân không còn vững phải có người dìu, nhưng vẫn cố gắng với tay chạm vào tấm di ảnh của ông Năm Lai treo trên cao, miệng reo mừng: “Năm Lai nè, Năm Lai đây nè!”.

Bà là Ni trưởng Thích nữ Diệu Thông (tên thật là Phạm Thị Bạch Liên), nữ cán bộ biệt động thành phố Sài Gòn – Gia Định, đồng đội của ông Năm Lai gần 70 năm trước. Ở giai đoạn đặc biệt ác liệt của cuộc chiến, bị truy quét gắt gao, họ cùng cải trang hoạt động giữa lòng địch. Cô bé giao liên Diệu Thông dáng người nhỏ thó, luôn lọt thỏm giữa đám đông được ông Năm Lai chiều như em út trong gia đình.

Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, đất nước thống nhất gần nửa thế kỷ, họ hội ngộ qua… di ảnh.

Thăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong 'Biệt động Sài Gòn' - 2

 Ni trưởng Diệu Thông (phải) và bà Tuyết Mai trong lần hội ngộ hiếm hoi.

Ni trưởng Diệu Thông không giấu nổi xúc động: “Ổng là tỷ phú, là trùm thầu khoán. Ổng thầu luôn làm nội thất trong Dinh Độc Lập mà. Hồi đó ổng nhiều nhà, nhiều xe hơi lắm… Ổng giàu mà ổng thương tui lắm, xin gì cũng cho. Bây giờ nhà đâu hết rồi, mấy chục căn nhà đâu hết rồi?”.

Tưởng như cuộc đời trần tục và những ký ức đã trôi qua gần 70 năm trước đã chìm trong tiếng kinh chiều kệ sớm, nhưng không, tấm di ảnh trên ban thờ đã đưa Ni trưởng Diệu Thông và bà Tuyết Mai về với những kỷ niệm về người đàn ông mà họ hằng kính phục, gắn bó.

Thời đó, ông Năm Lai được biết đến với cái tên tỷ phú Mai Hồng Quế: vàng hàng trăm ký, nhà mấy chục căn, xe cả chục chiếc… Đó là do tài năng kinh doanh, khả năng tạo vỏ bọc có một không hai và sự chắt chiu để đóng góp cho cách mạng của ông.

Đến bây giờ, khi nhớ lại, hai người phụ nữ vẫn tấm tắc: “Thật sự là một vỏ bọc quá hoàn hảo, giúp ích cho cách mạng nhiều và nhất là bảo đảm an toàn cho những người cùng hoạt động với ông ấy”.

Ngày trước, hình ảnh bà Tuyết Mai không mấy đẹp trong mắt giới nhà giàu Sài Gòn. Trong mắt mọi người, và cả Ni trưởng Diệu Thông hồi đó, bà Tuyết Mai chỉ là “cô nhân tình” đáng tuổi con của tỷ phú Mai Hồng Quế. Vì tiền, mà đến.

Thăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong 'Biệt động Sài Gòn' - 3

 Ni trưởng Diệu Thông, bà Tuyết Mai và anh Trần Vũ Bình bên di ảnh ông Trần Văn Lai.

Từ “đứa ở” thành ông trùm thầu khoán

Trước khi trở thành tỷ phú Mai Hồng Quế, ông Năm Lai chỉ là một cậu bé nhà nghèo ở xã Vũ Đông (huyện Kiến Xương, nay thuộc TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Để thoát khỏi cảnh nghèo, năm 13 tuổi, cậu rời Vũ Đông lên Hà Nội. Một mình nơi phố thị lạ lẫm, ông xin làm người ở cho các gia đình giàu có.

Khi ông chủ người Pháp có việc quay về nước, cậu thiếu niên Năm Lai được gửi lại cho quan án sát Phạm Gia Nùng với lời giới thiệu: “Đây là đứa ở được việc”.

Từ đó, ông Năm Lai kề cận quan án sát. Ông nhanh nhẹn, thông minh nên được quan án sát dẫn đi trong nhiều dịp gặp gỡ quan khách. Thậm chí, vợ bé của quan còn tự hào khoe với quan khách ông là cháu của chồng, xem như con cái trong nhà.

Xuất thân trong dòng họ Trần Đông A, ông được giác ngộ cách mạng từ rất sớm. 16 tuổi, ông chính thức tham gia cách mạng, trở thành chiến sỹ biệt động. Với lý lịch đáng tin là con cháu nhà quan án sát Phạm Gia Nùng, ông được tổ chức điều vào Sài Gòn hoạt động. Dù vậy, để đường đường chính chính sinh sống tại đất Sài Thành không phải dễ dàng.

Theo sự sắp xếp của tổ chức, ông trở thành chồng của bà Phạm Thị Phan Chính (tên thật là Phạm Thị Chinh), cũng là một nữ biệt động đang sống dưới danh nghĩa là cháu của ông chủ tiệm vàng Phú Xuân, một trong những tài phiệt giàu có nhất thành phố lúc bấy giờ.

Sau khi trở thành vợ chồng, nhờ sự hậu thuẫn của bà Chính, nhờ uy tín của gia đình vợ với chính quyền lúc đó cũng như sự khéo léo của bản thân, dưới vỏ bọc Mai Hồng Quế, “đứa ở được việc” ngày nào được tin cậy giao làm chủ thầu khoán, chịu trách nhiệm trang trí nội thất Dinh Độc Lập.

Sau khi nhận thầu khoán Dinh Độc Lập, các thương vụ làm ăn sau đó lần lượt đến với ông. Cũng từ đây, tỷ phú Mai Hồng Quế nổi tiếng khắp đất Sài Gòn. Dưới vỏ bọc tỷ phú, ông Năm Lai lần lượt xây dựng các cơ sở bí mật, cơ sở đấu tranh chính trị tại Sài Gòn.

Thăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong 'Biệt động Sài Gòn' - 4

Những chứng tích còn sót lại của gia đình “ông chủ hãng sơn Đông Á”.

Từ cuộc hôn nhân do tổ chức sắp đặt, làm vợ chồng trên danh nghĩa, qua những ngày tháng đồng cam cộng khổ, ông Năm Lai và bà Phan Chính nảy nở tình yêu, trở thành gia đình thực sự. Thế nhưng, đoạn tình cảm chưa được bao lâu đã phải ly biệt.

Năm 1964, địch quyết định thả 2 cán bộ cao cấp của ta (tên là Phan Trọng Bình và Phạm Quốc Sắc) đang bị giam giữ tại nhà tù Côn Đảo với điều kiện phải có người ở Sài Gòn đứng ra bảo lãnh. Theo lệnh của tổ chức, vợ chồng ông Năm Lai đứng ra làm thủ tục nhận người, lấy lý do là có họ hàng với bà Phan Chính. Sau khi bảo lãnh, 2 cán bộ cao cấp được bí mật đưa ra chiến khu.

Vài ngày sau, địch phát hiện hai người bà Chính bảo lãnh “bốc hơi”. Chúng gọi bà lên tra khảo nhiều ngày liền nhưng không khai thác được thông tin gì. Bất lực, chúng phải thả bà về. Một thời gian sau, bà Phan Chính mất. Nhiều người cho rằng, bà mất do thương tích từ những trận tra khảo dã man của địch.

Nén nỗi đau ly biệt, ông Năm Lai vẫn âm thầm hoạt động, tiếp tục vỏ bọc là tỷ phú Mai Hồng Quế.

Cùng “cô nhân tình” đào hầm, chứa vũ khí

Chúng tôi cảm nhận được sự kính trọng của bà Tuyết Mai khi nhắc về bà Phan Chính, người vợ trước của chồng mình. Hai người phụ nữ cùng nên duyên vợ chồng với tỷ phú Mai Hồng Quế theo sự sắp xếp của tổ chức. Song, không danh chính ngôn thuận như “vợ cả” Phan Chính, bà Tuyết Mai phải vào vai “cô nhân tình” cặp kè ông tỷ phú, bị người đời dè bỉu.

“Lúc đó tui 18, ông ấy hơn tui tận 20 tuổi, vào vai tình nhân, vợ bé là ai cũng tin ngay”, bà Tuyết Mai nói.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại Quảng Ngãi, bà Tuyết Mai tham gia cách mạng từ rất sớm. 17 tuổi, bà lên Đà Lạt theo sự phân công của tổ chức, sau đó được điều xuống Tây Ninh.

Một ngày, tại chiến khu Tây Ninh, bà và ông Năm Lai lần đầu gặp nhau. Bà gọi ông Năm Lai bằng chú, và đinh ninh ông đã có vợ con đề huề. Còn ông Năm Lai nói rõ, ông cần bà để phối hợp thực hiện nhiệm vụ tổ chức giao: mua nhà, đào hầm chứa vũ khí.

Thăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong 'Biệt động Sài Gòn' - 5

Ảnh đoàn tụ của gia đình ông Trần Văn Lai sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Theo sự sắp xếp của tổ chức, bà theo ông về Sài Gòn. Để hoạt động thuận lợi, bà và ông thống nhất, bằng mọi cách phải để cho mọi người tin rằng, bà là cô nhân tình được ông chủ dắt đi mua nhà, bao nuôi. Tiếng xấu đồn xa, việc bà dan díu với ông chủ giàu có đến tai hết thảy mọi người. Tới đâu, bà cũng bị người đời dè bỉu, miệt thị, thậm chí đánh đập.

Đấy cũng là mục đích mà cả bà và ông Năm Lai đã bàn bạc trước để có được.

“Hồi đó chỉ là đi theo để làm nhiệm vụ. Tôi vẫn nghĩ ông ấy đang có vợ con ở nhà. Đến một hôm, khi đi qua nghĩa trang, ông dắt tui vào viếng mộ của chị ấy. Lúc đó tôi mới biết hết sự việc”, bà Tuyết Mai kể lại.

Biết rõ sự tình, bà cởi mở hơn với ông, rồi cả hai nảy sinh tình cảm. Năm 1966, sau thời gian hoạt động chung, tổ chức chấp thuận cho hai ông bà trở thành vợ chồng. Tuy nhiên, với người đời, bà vẫn là cô nhân tình dan díu với đại gia, được bao nuôi sung sướng. Hình ảnh ông chủ hào phóng, chở nhân tình đi mua nhà khắp Sài Gòn dù không mấy hay ho, nhưng lại không gây chút nghi ngờ nào cho địch.

Các căn nhà ông Năm Lai chọn mua đều phải có chiều sâu, để đào được hầm dài. Trong một thời gian ngắn, ông mua 7 căn nhà gần Dinh Độc Lập, Tòa Đại sứ Mỹ, Đài Phát thanh…, là những địa điểm quân sự chiến lược của địch. Căn nhà 287/68-70-72 Trần Quý Cáp (Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3 bây giờ) là cụm 3 căn nhà liền nhau, được chọn làm nơi đào căn hầm đặc biệt nhất.

Để bảo đảm bí mật, ông bà dùng dao, dùng mai nhỏ xắn đất, mỗi ngày một ít, rồi ngụy trang vận chuyển ra ngoài. Sau gần một năm, căn hầm được đào và xây dựng hoàn tất, trở thành hầm chứa vũ khí lớn nhất của lực lượng biệt động tại nội thành Sài Gòn – Gia Định, sức chứa khoảng 3 tấn vũ khí và 10 người.

Thăm nhà ông chủ hãng sơn Đông Á trong 'Biệt động Sài Gòn' - 6

Bia tưởng niệm lực lượng biệt động Sài Gòn tại căn nhà của ông Trần Văn Lai bây giờ.

Để kịp tiến độ cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, ông Năm Lai gấp rút sắp xếp để cấp trên xuống hầm kiểm tra. Hầm đạt yêu cầu, lịch vận chuyển vũ khí xuống hầm cũng được lên kế hoạch ngay.

Trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, các hầm vũ khí của ông Năm Lai đều phát huy tác dụng. Vũ khí được chuyển đến các cụm để đánh Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu, Tòa đại sứ… Đây cũng là lý do vỏ bọc Mai Hồng Quế bị lộ. Ông Năm Lai bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa truy bắt gắt gao và treo thưởng 2 triệu đồng, là số tiền rất lớn khi ấy, cho ai bắt được.

Sau nhiều ngày trốn trong thùng rác của chợ Bến Thành với ý định tiếp tục ở lại Sài Gòn hoạt động, ông được tổ chức ra lệnh rút về Quảng Ngãi (quê bà Tuyết Mai) tạm lánh.

Sau giải phóng, ông công tác ở Phòng Tổng kết chiến tranh (Bộ Tư lệnh TP.HCM), đến năm 1981 thì nghỉ hưu. Tháng 6/2002, ông qua đời.

Năm 2015, Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, ghi nhận và vinh danh tinh thần bất khuất, quả cảm, hy sinh xương máu, cống hiến nhiều tài sản, vật chất cho cách mạng của ông.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nghỉ lễ 30-4 và 1-5, khám phá các điểm đến lịch sử ở TP.HCM

Năm 2000, khu rừng này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam Không chỉ nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên miền sông nước bình dị, nơi đây còn được biết đến với nhiều hoạt động, trải nghiệm...

Dàn diễn viên ‘Biệt động Sài Gòn’ sau gần 40 năm

Hai Nhất bên Thành Đạt - người con duy nhất theo nghiệp ông - và con dâu, diễn viên Hải Băng. Những năm sau này, ông giữ nhiệt huyết với phim ảnh, từng đoạt giải Nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2011 với vai Bảy Xoài - trùm xã hội đen trong "Những đứa con biệt động Sài Gòn". Năm ngoái, nghệ sĩ 76 tuổi từng nhập viện vì đột...

‘Tôi không dám về quê ăn Tết cùng vợ con’

Trong những ngày cuối năm, Thương Tín đã có dịp trải lòng về kế hoạch đón năm mới. Chia với PV VTC News, nam diễn viên tâm sự, ông vẫn chưa có quyết định sẽ về quê Ninh Thuận hay ở lại TP.HCM trong dịp Tết Giáp Thìn 2024. "Năm nay, tôi vẫn chưa có kế hoạch về quê do có một số lời mời đi hát trong những ngày Tết. Nếu về quê ăn Tết rồi lại trở...

‘Khi tôi qua đời, hãy hoả thiêu rồi đưa vào chùa nào cũng được’

Diễn viên Aly Dũng vừa qua đời vì mắc bệnh ung thư máu khiến nhiều đồng nghiệp tiếc thương. Sau khi an táng, tro cốt của ông được an vị tại chùa Nghệ sĩ tại quận Gò Vấp, TP.HCM.Là một trong những bạn diễn cùng phim Biệt động Sài Gòn,Thương Tín xúc động khi vừa tới thắp nhang cho người đồng nghiệp. Được biết ngày Aly Dũng qua đời, Thương Tín gặp vấn đề sức khoẻ nên không...

'Biệt động Sài Gòn' và những bộ phim làm nên tên tuổi đạo diễn Long Vân

(VTC News) - Tên tuổi đạo diễn Long Vân gắn liền với "Biệt động Sài Gòn" - bộ phim màu đầu tiên của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam được công chiếu năm 1985.Sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật, đạo diễn Long Vân đã qua đời ở tuổi 87. Sự ra đi của ông khiến cho nhiều thế hệ khán giả yêu phim ảnh cảm thấy tiếc nuối.Lúc sinh thời, đạo diễn Long Vân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cận cảnh trọng tài gây tranh cãi, tuyển Việt Nam mất phạt đền

Đội tuyển Việt Nam mất phạt đền.Sau pha phối hợp ăn ý với Đinh Thanh Bình ở cánh phải, Vũ Văn Thanh kiếm được quả phạt đền cho đội tuyển Việt Nam. Hậu vệ số 17 dâng cao xâm nhập vòng cấm và ngã ra sau khi có tác động của hậu vệ Philippines. Trọng tài thổi phạt nhưng sau khi xem lại băng hình, ông thay đổi quyết định.Xem Asean Championship Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp...

Khởi tố tài xế ô tô đánh người trước cổng Bệnh viện Từ Dũ

Cơ quan CSĐT Công an Quận 1, TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam 2 tháng Quách Minh Nhựt (33 tuổi, ngụ Quận 6) về tội Cố ý gây thương tích.Các quyết định và lệnh trên đã được VKSND Quận 1 phê chuẩn.Thông tin ban đầu, khoảng 13h40 ngày 14/12/2024, ông T.T.T. (50 tuổi, ngụ Quận 1) lái xe máy chở con đi học, lưu thông trên đường Cống Quỳnh theo hướng từ...

Concert ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ dự kiến thu 340 tỷ đồng

Theo Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, nhà sản xuất xác nhận concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" dá»± kiến thu khoảng 340 tá»· đồng. Tại Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch ngày 18/12, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam có bài tham luận Văn hóa trong kỷ nguyên mới,...

Thua tiếc nuối Myanmar, đội tuyển Lào bị loại khỏi AFF Cup 2024

Myanmar 3-2 LàoĐội tuyển Lào thi đấu trận cuối cùng tại vòng bảng AFF Cup 2024 (ASEAN Cup) tối 18/12. Gặp Myanmar trên sân Thuwunna (Yangon), đội bóng của huấn luyện viên Ha Hyeok-jun thủng lưới trước và chịu lép vế. Dù vậy, nỗ lực của các cầu thủ Lào góp phần tạo nên 20 phút cuối kịch tính.Đội khách có thời điểm vượt lên dẫn 2-1. Tuy nhiên khi thể lực cạn kiệt, đội tuyển Lào không...

Đội hình Việt Nam vs Philippines: Hoàng Đức dự bị

Huấn luyện viên Kim Sang-sik thay đổi gần hết đội hình xuất phát của đội tuyển Việt Nam so với trận thắng Indonesia. Chỉ có Nguyễn Filip, Nguyễn Quang Hải và Doãn Ngọc Tân tiếp tục đá chính.Có tới 4 cầu thủ lần đầu tiên được sử dụng ở AFF Cup 2024 (ASEAN Cup). Đó là Nguyễn Thanh Bình, Châu Ngọc Quang, Đinh Thanh Bình và Bùi Hoàng Việt Anh. Đỗ Duy Mạnh, Bùi Vĩ Hào và Khuất...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách hạn chế xuất khẩu công nghệ cao

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị USABC và các doanh nghiệp Hoa Kỳ có tiếng nói với chính quyền Hoa Kỳ ủng hộ việc tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư bền vững giữa hai nước; sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách hạn chế xuất khẩu công nghệ cao. ...

Dự báo thời tiết 19/12/2024: Miền Bắc sáng sớm trời rét, trưa nắng hanh

Dự báo thời tiết 19/12/2024, miền Bắc tiếp tục chìm trong giá rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại vào đêm. Sáng sớm có sương mù nhẹ, ban ngày trời nắng hanh. Không khí lạnh vẫn tiếp tục bao trùm miền Bắc, mang theo cái rét đặc trưng của mùa đông. So với ngày 18/12, nhiệt độ ngày 19/12 không có nhiều biến động. Thủ đô chìm trong màn sương mờ vào buổi sáng sớm, một khung cảnh quen...

Chủ tịch Quốc hội trao nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng

Chiều 18/12, TP Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố giai đoạn 2023-2025. ...

Tìm biện pháp giảm thiểu các kênh di cư không chính thức

(NLĐO)- Cần tăng cường hợp tác nhằm giảm thiểu các kênh di cư không chính thức, phòng, chống tội phạm đưa người di cư trái phép, mua bán người… ...

Vĩnh Phúc trao giải cuộc thi viết về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

(CLO) Chiều 18/12/2024, Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức trao giải Cuộc thi báo chí với chủ đề “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” tỉnh Vĩnh Phúc. ...

Mới nhất

Vĩnh Phúc trao giải cuộc thi viết về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

(CLO) Chiều 18/12/2024, Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức trao giải Cuộc thi báo chí với chủ đề...

Dấu ấn công nghệ từ bàn tay người trẻ tại “ngày hội lớn” của thanh niên

NDO - Trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX tại Hà Nội từ ngày 16 đến 18/12, đã diễn ra Triển lãm “Thanh niên Việt Nam - Tự tin bước vào kỷ nguyên mới” với hàng loạt công trình, phát minh tiêu biểu của tuổi...

Hiệu trưởng 7x của Trường Đại học Giao thông Vận tải vừa được bổ nhiệm là ai?

Ngày 18/12, Trường Đại học Giao thông Vận tải long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Chỗ cấp tập thi công, nơi dở dang ‘đứt đoạn’

TPO - Trong khi các dự án hậu cần nghề cá, đê kè chống lũ ở Hà Tĩnh đang cấp tập hoàn thành xây dựng như tiến độ đề ra thì một số dự án như nâng cấp quốc lộ 8C, đường bao quanh cụm công nghiệp Lộc Hà vẫn  vướng mắc mặt bằng, chờ tháo gỡ. 18/12/2024 | 20:33...

Bộ Y tế cam kết cắt giảm thủ tục cấp phép dược phẩm

Lãnh đạo Bộ Y tế cam kết tiếp tục cắt giảm và đơn giản thủ tục hành chính, dứt khoát không được thêm...

Mới nhất