Phụ nữ dân tộc Dao thêu hoa văn trên áo
Như vậy, đến nay Thái Nguyên có tổng số 22 di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng với 3 di sản nói trên, 19 di sản được công nhận trước đó là: Múa Tắc xình, hát Sấng cọ, Lễ hội cầu mùa (dân tộc Sán Chay), Lễ cấp sắc, Nghi lễ Tết nhảy, hát Pả dung (dân tộc Dao); rối cạn Thẩm Rộc và Ru Nghệ, Nghi lễ Then, Lễ hội Lồng Tồng, Lượn cọi (dân tộc Tày); hát Soọng cô, Nghi lễ cấp sắc (dân tộc Sán Dìu), Nghi lễ Hét khoăn, Nghi lễ cấp sắc (dân tộc Nùng), Lễ hội đền Đuổm (huyện Phú Lương), Lễ hội đình Phương Độ (huyện Phú Bình); Nghệ thuật Khèn của người Mông, Lễ hội núi Văn – núi Võ, xã Văn Yên (huyện Đại Từ); tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương, xã Tân Cương, xã Phúc Trìu, xã Phúc Xuân (TP. Thái Nguyên).
Nghệ nhân Triệu Văn Thuận truyền dạy chữ Nôm trong cộng đồng người Dao ở xã Hợp Tiến (Đồng Hỷ)
Việc đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là cơ sở để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, tầng lớp Nhân dân trong việc gìn giữ, phát huy giá trị của di sản cũng như đề ra những giải pháp quản lý, bảo tồn, phát huy một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động trên, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể và người dân nhằm thực hiện xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nguồn: https://thainguyen.gov.vn/van-hoa-xa-hoi/-/asset_publisher/L0n17VJXU23O/content/thai-nguyen-them-3-di-san-van-hoa-phi-vat-the-uoc-cong-nhan?inheritRedirect=true