Trang chủNewsThời sựTập trung nguồn lực để trình Quốc hội về sắp xếp, tinh...

Tập trung nguồn lực để trình Quốc hội về sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Ngày 7/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội, trong đó có nhiều nội dung quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ưu tiên thời gian, tập trung nguồn lực cao nhất, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ưu tiên thời gian, tập trung nguồn lực cao nhất, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Sau một ngày làm việc khẩn trương, sôi nổi với tinh thần trách nhiệm cao, Chính phủ xem xét, cho ý kiến đối với 7 nội dung quan trọng gồm 4 dự án luật và 3 dự thảo nghị quyết của Quốc hội.

Về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) (Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng) Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý tiếp tục rà soát các mối quan hệ giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các cơ quan, phù hợp với quy định của Hiến pháp.

Về phân cấp, ủy quyền, Thủ tướng cho rằng với quyền hành pháp chính trị thì có thể ủy quyền nhưng không phân cấp; còn hành chính công vụ thì phải phân cấp, ủy quyền mạnh, việc phân cấp, ủy quyền phải trình Quốc hội đồng ý, đưa vào luật và đề nghị giao Chính phủ quy định cụ thể.

Việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm; ai được giao phân cấp, phân quyền, uỷ quyền thì phải quyết định, khi quyết định thì phải chịu trách nhiệm; các cấp được phân cấp, phân quyền, uỷ quyền chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật về việc thực hiện quyền hạn được phân cấp, phân quyền, uỷ quyền.

Thủ tướng đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành tập trung quản lý nhà nước, xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, luật pháp, xây dựng các công cụ kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, kiểm soát đầu ra, tránh "ôm đồm" quá nhiều việc cụ thể. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành tập trung quản lý nhà nước, xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, luật pháp, xây dựng các công cụ kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, kiểm soát đầu ra, tránh “ôm đồm” quá nhiều việc cụ thể. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi) (Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng), Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu định hướng: Không đưa nội dung nghị định, thông tư vào dự thảo luật, Quốc hội không quyết những việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ không quyết những việc thuộc thẩm quyền của bộ, địa phương. Cùng với đó, làm rõ mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn, chính quyền hải đảo; chính quyền địa phương ban hành chính sách theo thẩm quyền.

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy (Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng), Thủ tướng nêu rõ, việc trình ban hành Nghị quyết nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động của tổ chức bộ máy mới trong toàn hệ thống chính trị sau khi sắp xếp được bảo đảm thông suốt, hiệu quả, không để khoảng trống pháp lý, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Các cơ quan khẩn trương rà soát, ban hành các văn bản phù hợp với Nghị quyết, bảo đảm thực tế thực hiện không vướng mắc.

Các cơ quan soạn thảo tiếp tục lắng nghe các ý kiến góp ý, lấy ý kiến của các đối tượng bị tác động, các cơ quan liên quan, các nhà khoa học, chuyên gia, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đồng thời làm tốt công tác truyền thông chính sách, nhất là với những vấn đề mới, vấn đề khó. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các cơ quan soạn thảo tiếp tục lắng nghe các ý kiến góp ý, lấy ý kiến của các đối tượng bị tác động, các cơ quan liên quan, các nhà khoa học, chuyên gia, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đồng thời làm tốt công tác truyền thông chính sách, nhất là với những vấn đề mới, vấn đề khó. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) (Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng), Thủ tướng nêu rõ những quy định đã có và được thực hiện hiệu quả, được thực tiễn chứng minh là đúng, đa số đồng tình thì tiếp tục kế thừa; đồng thời quán triệt, thực hiện nghiêm túc, thể chế hóa đầy đủ các nội dung mà Bộ Chính trị đã cho ý kiến; lược bỏ những nội dung không còn phù hợp, thủ tục rườm rà, không cần thiết…

Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số Bộ của Chính phủ khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI (Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng); dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (Bộ Quốc phòng chủ trì xây dựng).

Các Phó Thủ tướng tham dự phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các Phó Thủ tướng tham dự phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Các Phó Thủ tướng tham dự phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các Phó Thủ tướng tham dự phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Kết luận chung về phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các Bộ: Quốc phòng, Nội vụ, Tư pháp đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các nội dung và nghiêm túc tiếp thu, giải trình ý kiến của Thường trực Chính phủ, ý kiến thành viên Chính phủ để chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật, nghị quyết; đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, sâu sắc, có chất lượng của thành viên Chính phủ và các đại biểu.

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng tiếp tục chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc các ý kiến để hoàn thiện các dự án luật, nghị quyết theo quy định; các đồng chí Phó Thủ tướng theo lĩnh vực phụ trách quan tâm, trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện 7 nội dung quan trọng nêu trên; Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện, sớm trình ban hành Nghị quyết phiên họp để thống nhất triển khai.

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Yêu cầu khẩn trương hoàn thiện các nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường thứ 9 (tháng 2/2025), Thủ tướng cho biết, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề trong khi thời gian rất ngắn.

Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ưu tiên thời gian, tập trung nguồn lực cao nhất, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, tạo sự đồng thuận trong quá trình thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, dự thảo nghị quyết theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm về công tác thể chế, pháp luật thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh thể chế là “đột phá của đột phá”, là “động lực, nguồn lực cho sự phát triển”, song vẫn là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo sát sao công tác xây dựng pháp luật, tiếp tục ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư thời gian, công sức, nguồn lực con người, cơ sở vật chất trong công tác thể chế.

Thủ tướng đề nghị tiếp tục tổng kết thực tiễn để xây dựng chính sách, đánh giá tác động chính sách; triển khai cụ thể hóa, thể chế hóa các đường lối, chính sách của Đảng; cần thay đổi tư duy làm luật theo hướng vừa quản lý được, vừa thông thoáng, giảm khâu trung gian, giảm thủ tục, một việc chỉ giao một người, ai làm tốt nhất thì giao người đó, tháo gỡ các “điểm nghẽn”, khơi thông và huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước.

Cùng với đó, bỏ tư duy “không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản”; người dân, doanh nghiệp làm được, có thể làm tốt hơn thì giao cho họ; cái gì đã cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì để cho người dân, doanh nghiệp được phép làm và có không gian sáng tạo, đổi mới.

Các Bộ trưởng tham dự phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các Bộ trưởng tham dự phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Đồng thời, luật quy định khung, mang tính nguyên tắc, còn các vấn đề cụ thể trong thực tiễn, nhiều khi diễn ra nhanh hơn quy định của luật thì giao Chính phủ, các bộ, ngành hướng dẫn để phù hợp với tình hình.

Rà soát lại, kiên quyết bỏ các cơ chế xin-cho, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình xây dựng các luật, pháp lệnh. Đồng thời, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, giảm tiếp xúc và giao dịch trực tiếp, giảm tiêu cực, tham nhũng vặt.

Thủ tướng yêu cầu, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục rà soát các luật đã ban hành, nhất là những vấn đề vướng mắc, lạc hậu hoặc chưa theo kịp với thực tiễn để hoàn thiện hệ thống pháp luật, vướng mắc ở đâu tháo gỡ ở đó... Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục rà soát các luật đã ban hành, nhất là những vấn đề vướng mắc, lạc hậu hoặc chưa theo kịp với thực tiễn để hoàn thiện hệ thống pháp luật, vướng mắc ở đâu tháo gỡ ở đó… Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Chính phủ và các bộ, ngành tập trung quản lý nhà nước, xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, luật pháp, xây dựng các công cụ kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, kiểm soát đầu ra, tránh “ôm đồm” quá nhiều việc cụ thể; khi phân công thì chú ý 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm.

Việc diễn đạt các nội dung của các dự án luật, nghị quyết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, rõ ý, rõ nghĩa, rõ quyền hạn, rõ trách nhiệm, dễ hiểu, dễ kiểm tra, dễ giám sát.

Các cơ quan soạn thảo tiếp tục lắng nghe các ý kiến góp ý, lấy ý kiến của các đối tượng bị tác động, các cơ quan liên quan, các nhà khoa học, chuyên gia, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đồng thời làm tốt công tác truyền thông chính sách, nhất là với những vấn đề mới, vấn đề khó.

Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục rà soát các luật đã ban hành, nhất là những vấn đề vướng mắc, lạc hậu hoặc chưa theo kịp với thực tiễn để hoàn thiện hệ thống pháp luật, vướng mắc ở đâu tháo gỡ ở đó, thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó giải quyết, nếu vượt thẩm quyền thì đề xuất có thẩm quyền; quán triệt yêu cầu đổi mới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/tap-trung-nguon-luc-de-trinh-quoc-hoi-ve-sap-xep-tinh-gon-bo-may.html

Cùng chủ đề

Tiếp tục lắng nghe các ý kiến xác đáng khi sáp nhập bộ, ngành

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần tiếp tục lắng nghe các ý kiến xác đáng, được phản ánh đúng quy trình, quy định về những gì chưa hợp lý; tiếp tục rà soát về cơ chế, chính sách chưa bao phủ hết, còn bỏ sót. ...

6 cầu thủ đội tuyển Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động

Chiều 6/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, chúc mừng, biểu dương đội tuyển bóng đá nam quốc gia sau khi đội tuyển giành chức vô địch giải Bóng đá nam Đông Nam Á.Đặc biệt, theo Thủ tướng, đây là lần đầu tiên chúng ta mang cúp vô địch khu vực từ nước ngoài trở về nước; đội tuyển đã kết thúc giải với 7 trận thắng, một hòa và bất bại, lập kỷ lục về số...

Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển Việt Nam

Chiều 6/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, chúc mừng đội tuyển bóng đá nam quốc gia sau khi đội tuyển giành chức vô địch AFF Cup 2024. Thủ tướng gặp mặt các tuyển thủ mang vinh quang về cho nền thể thao nước nhà (Ảnh: Nam Nguyễn). Trước đó, Thủ tướng đã có Thư khen gửi đội tuyển, chia sẻ rằng nhân dân và người hâm mộ bóng đá cả nước rất vui mừng...

Mọi hoạt động đối ngoại phải phục vụ đắc lực mục tiêu tăng trưởng 8%

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngoại giao là mọi hoạt động đối ngoại, ngoại giao phải phục vụ đắc lực, hiệu quả cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% và phấn đấu cao hơn trong điều kiện có thể. ...

Hôm nay, Thủ tướng đón tiếp và trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất cho đội tuyển Việt Nam

Đội tuyển Việt Nam sẽ được nhận phần thưởng cao quý của Nhà nước về thành tích đặc biệt xuất sắc tại AFF Cup 2024 với chức vô địch sau khi đánh bại Thái Lan ở vòng chung kết của giải. Đội tuyển Việt Nam được đón tiếp nồng hậu Lúc 14 giờ 15 hôm nay, đội tuyển Việt Nam sẽ hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Đội sẽ được lãnh đạo Bộ VH-TT-DL và Cục...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bệ đỡ của du lịch xanh

Kinhtedothi - Trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia tập trung thu hút du khách quốc tế, Việt Nam đang tích cực khai thác các điểm mạnh chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh. Việc kết hợp các loại hình logistics được coi là bệ đỡ với du lịch xanh để phát triển kinh tế bền vững. Du khách quốc tế trải nghiệm ẩm thực tại Homstay Thẩm Mã, Hà Giang. Tận dụng lợi thế Cùng với các...

Hà Nội bố trí hơn 500ha đất triển khai 149 dự án tại huyện Phúc Thọ

Theo Quyết định số 32, UBND TP Hà Nội phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Phúc Thọ gồm danh mục 149 dự án với tổng diện tích là 517,74ha. Trong năm thực hiện, UBND huyện Phúc Thọ có trách nhiệm rà soát, đánh giá, khả năng thực hiện các dự án trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025. Trường hợp phát sinh các công trình, dự án đủ cơ sở pháp lý, khả năng...

Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong phát triển Thủ đô

Kinhtedothi - Chiều 7/1, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, bí thư, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. Chủ trì cuộc gặp mặt về phía lãnh đạo TP Hà Nội có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn...

Thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm

Theo Quyết định, bà Tô Thị Bích Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Ủy viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm thay ông Hoàng Công Thủy. Quyết định có hiệu lực từ ngày 7/1/2025. * Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (Ban Chỉ đạo) là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ...

cơ hội và thách thức mới

Ngày 7/1, tại Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi đã diễn ra hội thảo "Thúc đẩy du lịch Việt Nam - Ấn Độ", thu hút sự tham gia của nhiều khách mời quan trọng như: Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya và các chuyên gia đầu ngành. Hội thảo nhằm tìm kiếm giải pháp thúc đẩy ngành du lịch của hai quốc gia. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ấn...

Bài đọc nhiều

Năm 2025, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam bứt phá, tạo tiền đề vững chắc cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới,...

Sáng nay, tại Hà Nội, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy; Phó chủ tịch ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Ngọc Cảnh, cùng đại diện một số bộ ban ngành, các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp giao thông vận tải. Quang cảnh...
22:32:32

Đội tuyển Việt Nam rạng rỡ về nước, Xuân Son tức tốc được đưa đến VINMEC

Sau khi giành chức vô địch AFF Cup 2024 ngay trên đất Thái Lan, Xuân Son cùng đội tuyển Việt Nam đã về đến nước vào chiều 6.1. Ở trận chung kết AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan với tổng tỷ số 5-3 sau 2 lượt trận: thắng 2-1 trận lượt đi và 3-2 trận lượt về. Đây là lần thứ 3 “Những chiến binh sao vàng” lên ngôi tại giải đấu số 1 Đông Nam Á...

Quy định mới về niên hạn xe ô tô

Nghị định 166/2024 của Chính phủ mở rộng thêm 2 đối tượng xe cơ giới phải chịu quy định về niên hạn sử dụng. ...

Những người hùng đội tuyển Việt Nam mang cúp vô địch từ Thái Lan trở về

Đội tuyển Việt Nam sẽ về nước trong chiều nay (6.1), mang theo chức vô địch AFF Cup 2024 từ Thái Lan. 12:14 ngày 06/01/2025 Nguyễn Xuân Son nâng cúp vô địch       12:11 ngày 06/01/2025 12 giờ trưa 6.1 ở sảnh đến nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, các CĐV đầu tiên mặc áo đỏ sao vàng mang theo cờ Tổ quốc đã có mặt để chờ đón đội tuyển Việt Nam trở về. Bà Nguyễn Thị Dư (73 tuổi, ở...

Báo Thái thừa nhận: Bàn thắng của Supachok không đúng tinh thần thể thao

Trong bài viết phân tích sau trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 tối 5-1, tờ báo thể thao hàng đầu Thái Lan Siam Sports đã thừa nhận: "Bàn thắng của Supachok không đúng với tinh thần thể thao". Bàn thắng xấu xí của Supachok bị 'bêu riếu' trên diễn đàn lớn nhất thế giới Reddit Báo Thái cho rằng bàn thắng không nên xảy ra của Supachok đã tạo nên sự bùng nổ cho Việt Nam - Ảnh: FAT Mở...

Cùng chuyên mục

Một huyện ở Thanh Hóa có 8 cán bộ, lãnh đạo xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO)- Trong số 8 trường hợp xin nghỉ hưu trước tuổi tại huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), có 1 lãnh đạo là Thường vụ Huyện ủy, 3 là Huyện ủy viên ...

Khẩn trương xây dựng văn bản liên quan đến Luật Điện lực

Theo Cục Điều tiết điện lực, hiện Bộ Công Thương đang khẩn trương xây dựng các văn bản liên quan đến Luật Điện lực (sửa đổi). Lấy ý kiến đề xuất phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân Tại Họp báo thường kỳ quý IV và gặp mặt báo chí nhân dịp năm mới 2025 của Bộ Công Thương, chiều ngày 7/1, thông tin về điều chỉnh giá bán lẻ...

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phát triển năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện, xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu. Xây dựng hàng loạt cơ chế, chính sách về năng lượng tái tạo Tại Họp báo thường kỳ quý IV và gặp mặt báo chí nhân dịp năm mới 2025 của Bộ Công Thương, chiều ngày 7/1, thông tin về Luật Điện...

Hơn 850 nghìn phương tiện trượt đăng kiểm

Theo Cục Đăng kiểm VN, tính đến thời điểm hiện tại, trên cả nước có 280 cơ sở đăng kiểm hoạt động với 462 dây chuyền kiểm định. ...

Sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

(CLO) Chiều 7/1, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 10, khóa VIII nhằm tổng kết công tác Hội năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. ...

Mới nhất

Giá vàng “bắt sóng” tăng, vai trò trú ẩn an toàn lại “lên ngôi”, có thể phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 8/1/2025 trên thị trường thế giới bật tăng khi các nhà giao dịch cân nhắc về kế hoạch áp thuế của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Nếu căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng, thị trường chứng khoán có thể phản ứng tiêu cực, vàng sẽ là tài sản phù hợp để phòng ngừa rủi ro.

Kiểm soát lãi suất để người gửi không phải chạy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, hiện một số ngân hàng thương...

Huyền bí ngôi chùa linh thiêng nằm giữa 2 dãy núi lớn ở Hòa Bình, nơi cất giữ báu vật trong tổ mối

Với lịch sử huyền bí và các câu chuyện linh thiêng, mỗi năm ngôi chùa thu hút đông đảo du khách tìm về chiêm bái. ...

Khẩn trương xây dựng văn bản liên quan đến Luật Điện lực

Theo Cục Điều tiết điện lực, hiện Bộ Công Thương đang khẩn trương xây dựng các văn bản liên quan đến Luật Điện lực (sửa đổi). Lấy ý kiến đề xuất phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân Tại Họp báo thường kỳ quý IV và gặp mặt báo chí...

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phát triển năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện, xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu. Xây dựng hàng loạt cơ chế, chính sách về năng lượng tái tạo Tại Họp báo thường kỳ quý IV và gặp...

Mới nhất