Trang chủDestinationsHà NộiTạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của...

Tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng


(HNMO) – Việc xây dựng dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định và xử lý những vướng mắc, bất cập của pháp luật về tổ chức tín dụng; luật hóa để tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội sáng 5-6.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, sáng 5-6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm tăng cường phòng ngừa rủi ro, tăng cường năng lực tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng. Đồng thời, xây dựng công cụ để quản lý các tổ chức tín dụng; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành tổ chức tín dụng. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng.

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng hướng đến bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo; xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình bày Tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Về quan điểm xây dựng Luật, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại tổ chức tín dụng bảo đảm an toàn hệ thống, tăng cường tính minh bạch, công khai và phù hợp với nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế tốt nhất, tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng. 

Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật kế thừa quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành và bổ sung việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Về đối tượng áp dụng, dự thảo Luật bổ sung thêm đối tượng áp dụng là tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán xử lý nợ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, với mục tiêu tạo điều kiện để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về cấp tín dụng. Trong đó, đơn giản hóa thủ tục cho các khoản cho vay tiêu dùng, các khoản cho vay nhỏ lẻ phục vụ đời sống; tạo lập hành lang pháp lý cho việc cung ứng dịch vụ ngân hàng qua phương tiện điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng như bổ sung quy định điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng bằng phương tiện điện tử. 

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp sáng 5-6.

Đối với các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, để hạn chế rủi ro từ tập trung tín dụng, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng giảm tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng của một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan. Đồng thời, dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định điều chỉnh giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng nhằm tăng cường tính đại chúng trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, một trong những điểm mới, nhưng khiến cơ quan thẩm tra còn nhiều lo ngại ngay từ khi thẩm tra sơ bộ là bổ sung quy định tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước can thiệp sớm.

Theo đó, dự thảo Luật cho phép sử dụng cho vay đặc biệt ngay từ bước can thiệp sớm, đồng thời mở rộng thêm một số khái niệm như cho vay không có tài sản bảo đảm, chỉ định cho vay đặc biệt; ấn định lãi suất cho vay đặc biệt là 0%/năm và cơ chế hỗ trợ cho tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt. Cụ thể, ngân hàng thuộc trường hợp can thiệp sớm khi bị rút tiền hàng loạt dẫn tới mất khả năng chi trả, hoặc tổ chức tín dụng không duy trì được tỷ lệ chi trả và an toàn vốn lần lượt trong 3 và 6 tháng liên tục, có lỗ lũy kế lớn hơn 20% giá trị vốn điều lệ cùng các quỹ dự trữ.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra.

Một trong những biện pháp áp dụng với nhóm này là cho vay đặc biệt, không cần tài sản đảm bảo, lãi suất 0% một năm từ Ngân hàng Nhà nước, bảo hiểm tiền gửi và các nhà băng khác. Ủy ban Kinh tế cho rằng, Ngân hàng Nhà nước với vai trò là người cho vay cuối cùng thực hiện cho vay đặc biệt là cần thiết để bảo đảm tính thanh khoản, mục tiêu an toàn hệ thống, ngăn chặn sự cố rút tiền hàng loạt, ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội.

“Tuy nhiên, cần rà soát các trường hợp được tiếp cận khoản vay đặc biệt theo hướng chỉ áp dụng trong trường hợp có sự cố rút tiền hàng loạt hoặc trong trường hợp có nguy cơ đổ vỡ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng, gây bất ổn xã hội và Ngân hàng Nhà nước phải chịu trách nhiệm với quyết định cho vay đặc biệt, các giải pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng gặp khó khăn, mặc dù không sử dụng ngân sách nhà nước, nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến ngân sách”, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Không quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

(HNMO) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, sáng 19-6, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã tiếp thu, giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). ...

Cần chấm dứt tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng

(HNMO) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ năm, chiều 10-6, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận toàn thể ở hội trường về dự án Luật...

Bắt buộc làm CCCD với người từ đủ 14 tuổi trở lên

(HNMO) - Về người được cấp thẻ căn cước công dân (CCCD), dự thảo Luật bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ cho người dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam để bảo...

Rút ra bài học kinh nghiệm từ quyết toán ngân sách

(HNMO) - Chiều 1-6, thảo luận tại phiên toàn thể kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng, cần nhìn nhận...

Quốc hội sẽ thảo luận về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

(HNM) - Trong tuần làm việc thứ hai, kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ thảo luận về công tác giám sát, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội kích cầu tiêu dùng với Chương trình khuyến mại tập trung

Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội là giải pháp thiết thực nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng GRDP của Hà Nội. Chương trình cũng đồng thời thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và các chương trình liên quan đến thương mại điện tử và các sản phẩm có...

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự Lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh

Tối 26-12, tại quảng trường khu trung tâm hành chính huyện Mê Linh, diễn ra Lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 - năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc...

Khu di sản Hoàng thành Thăng Long sẽ được mở rộng thêm 13.800m2

Sáng 25-12, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị bàn giao đất quốc phòng, tài sản gắn liền trên đất giữa Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tại 28A, Điện Biên Phủ (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội). Đại tá Đinh Như Huệ, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị (Thừa uỷ quyền của Tổng cục Chính trị) cho biết, việc bàn giao...

Quốc Oai đón danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai hội chùa Thầy

Tối 12-4, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn), huyện Quốc Oai tổ chức chương trình đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai hội chùa Thầy; khai mạc Tuần lễ văn hóa du lịch huyện Quốc Oai 2024 với chủ đề “Quốc Oai - Khơi nguồn di sản”. Về dự chương trình có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương;...

Các chuyên gia hiến kế để phát triển đô thị di sản Huế

Ngày 20-12, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: “Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương”. Đô thị Huế mang những giá trị riêng biệt Theo TS Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Thừa Thiên - Huế, xây dựng cơ chế chính sách, bộ tiêu chí về thành phố trực...

Bài đọc nhiều

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Làng nghề trong mô hình du lịch ngày nay

Làng nghề, những di sản văn hóa quý báu, ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch. Sự kết hợp hài hòa giữa việc bảo tồn nét đẹp truyền thống và đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách hiện đại đã tạo nên một mô hình du lịch độc đáo và đầy sức sống. Mỗi làng nghề đều mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng, từ kỹ thuật sản xuất thủ...

Sau va chạm, 10 người mắc kẹt trong xe khách

(HNMO) - Sau va chạm, đầu xe khách kẹt cứng vào đuôi xe tải, phần cửa không thể mở, lực lượng cứu hộ phải dùng thiết bị chuyên dụng để giải cứu 10 người trên xe khách. ...

Ba người tử vong vì tai nạn giao thông

(HNMO) - Tối 9-6, Trung tâm chỉ huy Công an thành phố Hà Nội thông tin về 3 vụ tai nạn làm 3 người chết, gồm: 1 vụ va chạm giữa xe đạp điện với người đi bộ tại xã Tân Hội,...

U20 Australia đến Phú Thọ dự vòng loại 2 Giải U20 nữ châu Á 2024

(HNMO) - Chiều 31-5, đội tuyển U20 nữ Australia đã có mặt tại thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), chuẩn bị cho vòng loại thứ hai - Giải U20 nữ châu Á 2024. ...

Cùng chuyên mục

Làng nghề trong mô hình du lịch ngày nay

Làng nghề, những di sản văn hóa quý báu, ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch. Sự kết hợp hài hòa giữa việc bảo tồn nét đẹp truyền thống và đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách hiện đại đã tạo nên một mô hình du lịch độc đáo và đầy sức sống. Mỗi làng nghề đều mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng, từ kỹ thuật sản xuất thủ...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Chợ Hà Nội những năm 2000

     Thăng Long xưa còn được gọi là Kẻ chợ, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của Kinh đô. Kể từ ngày ấy đến nay, Thăng Long Hà Nội luôn được ví là một trong những thị trường lớn nhất nước. Chợ ở Thăng Long có từ rất sớm. Năm 1035, nhà Lý đã cho mở chợ Tây Lai, chợ Cửa Đông... dần dần các chợ truyền...

Mới nhất

Người dân thích thú nếm thử đặc sản Lào giữa lòng TP.HCM

Gần 100 gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng, đặc sản Lào đã thu hút đông đảo khách tham quan tại Ngày hội du lịch - văn hóa - xúc tiến thương mại Lào - Việt 2024. ...

Tập thể dục mỗi ngày, lợi ích thế nào?

'Tập thể dục quan trọng vì giúp chúng ta duy trì sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, các bài tập cardio giúp...

Không để gián đoạn các chính sách về lao động, thương binh và xã hội

Các thành tựu mà ngành LĐ-TB&XH đạt được cho đến nay -, đó là sự phát triển tiệm cận và ngày càng nâng lên tầm cao mới sẽ được duy trì, tiếp thu và kế thừa đầy đủ, theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long. Sáng 27/12, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị toàn quốc...

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO - Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện...

Mới nhất