Trang chủDestinationsHà NộiCần chấm dứt tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống tín...

Cần chấm dứt tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng


(HNMO) – Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ năm, chiều 10-6, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận toàn thể ở hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Nhiều đại biểu quan tâm đến việc xử lý sở hữu chéo liên quan đến các tổ chức tín dụng vàcho rằng  cần chấm dứt tình trạng này.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường chiều 10-6.

Phòng ngừa các rủi ro cho hệ thống ngân hàng

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) cho biết, trong các phiên giải trình chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thường xuyên nhắc tới việc phòng ngừa rủi ro, dự thảo luật cũng có nhiều quy định để phòng ngừa các rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, từ vụ việc liên quan đến các ngân hàng ở Việt Nam thời gian qua, đại biểu cho rằng, cần thiết kế thêm các quy định đề phòng rủi ro mang tính chất hệ thống, để khi xảy ra sự cố thì hệ thống có thể chống đỡ hiệu quả. 

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) thảo luận.

Đại biểu cũng quan tâm đến việc xử lý sở hữu chéo liên quan đến các tổ chức tín dụng. Theo đại biểu, đây là vấn đề rất khó khăn, những quy định tại Điều 55, Điều 127 trong dự thảo chưa đủ mạnh để chấm dứt tình trạng sở hữu chéo. Các giải pháp trong dự thảo luật còn thụ động, chưa hiệu quả. Nhấn mạnh, việc chấm dứt sở hữu chéo liên quan đến việc công khai, minh bạch, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm, đại biểu đề nghị xem xét, thiết kế lại mô hình cơ quan giám sát, kiểm tra tài chính liên quan đến ngân hàng, để giải quyết hiệu quả hơn nữa vấn đề này.

Đại biểu Nguyễn Hải Trung (Đoàn Hà Nội) cho rằng, tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Dự thảo Luật sửa đổi, điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu của các cá nhân, tổ chức, tăng tính đại chúng của các tổ chức tín dụng và mở rộng thêm các diện đối tượng liên quan là cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng các giải pháp nêu trong dự thảo chỉ là giải pháp kỹ thuật để hạn chế các cổ đông lớn. 

Đại biểu Nguyễn Hải Trung (Đoàn Hà Nội) thảo luận.

Theo đại biểu, cần nghiên cứu bổ sung các quy định tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước để hạn chế hành vi lạm quyền của cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hai là, cần nghiên cứu, có thêm các biện pháp, giải pháp để quản lý, kiểm soát việc lách luật, sử dụng nhiều cá nhân pháp nhân khác đứng tên cổ phần tạo nhóm cổ đông lớn để điều hành các tổ chức tín dụng.

Cho ý kiến về quy định liên quan đến việc cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm, đại biểu Nguyễn Hải Trung cho rằng, quy định trong dự thảo Luật chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian trong thực tiễn của công tác phòng, chống tội phạm, nhất là phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo trên không gian mạng.

Tình hình tội phạm sử dụng không gian mạng và công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, rửa tiền hiện đang diễn biến rất phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, theo đại biểu, cần thiết ban hành quy định và rút ngắn về thời gian cung cấp thông tin tài khoản khách hàng để phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và có thể giao Chính phủ nghiên cứu quy định chi tiết.

Quy định về sự can thiệp sớm của tổ chức tín dụng

Làm rõ quy định không thực hiện dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng chính sách, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, nên mở rộng các đối tượng khác có khả năng tài chính, uy tín, thay vì chỉ bó hẹp như dự thảo Luật quy định chỉ có 2 tổ chức được mua bán nợ. Về việc quỹ dự trữ bắt buộc, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, quy định về Quỹ đầu tư phát triển là rất cần thiết nhưng dự thảo luật chưa quy định rõ các yêu cầu liên quan đến mức trích lập Quỹ, điều kiện lập và vận hành Quỹ để bảo đảm có hiệu quả. 

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp).

Về áp dụng các biện pháp can thiệp sớm, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, chưa có đánh giá làm rõ tương quan giữa giám sát tăng cường đến can thiệp sớm, chưa có biện pháp kiểm soát đặc biệt để nâng cao hơn tinh thần trách nhiệm. Đồng thời, cần quy định việc can thiệp sớm của tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý nhà nước nếu để xảy ra các trường hợp phải can thiệp sớm mà chưa có biện pháp xử lý từ đầu. Vì thế, đại biểu đề nghị bổ sung trong dự luật biện pháp không cho phép tổ chức tín dụng thực hiện các khoản đầu tư và làm rõ là bị rút tiền hàng loạt đến mức độ nào thì cần có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo sự minh bạch. 

Về khoản vay đặc biệt, đại biểu Phạm Văn Hòa đồng tình với những nội dung quy định trong dự thảo là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống, tạo lòng tin tưởng tuyệt đối với khách hàng. Tuy nhiên, cần rạch ròi khi áp dụng với sự cố rút tiền hàng loạt hoặc có nguy cơ đổ vỡ cả hệ thống, gây bất ổn cho xã hội. 

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) phát biểu.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, quy định bảo mật thông tin khách hàng tại Điều 14 của dự thảo Luật chưa thật sự đầy đủ. Theo đại biểu, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, giữ bí mật cá nhân, gia đình. Thông tin về đời sống riêng tư cá nhân hoặc gia đình được pháp luật bảo đảm theo Hiến pháp, trừ các trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội…

Vì vậy, đại biểu đề nghị sửa lại Điều 14 theo hướng chỉ cung cấp thông tin khách hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và các luật có liên quan; đồng thời, đề nghị chỉ yêu cầu cung cấp thông tin đối với những khách hàng có liên quan đến vụ án được khởi tố, điều tra…

Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Đoàn Thái Bình) phát biểu.

Phát biểu tranh luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Đoàn Thái Bình) cho rằng, các doanh nghiệp đang rất cần tiếp cận nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh, người dân cũng có những nhu cầu cấp thiết về tiêu dùng. Ngân hàng có tiền, nhưng theo cơ chế không thể cho doanh nghiệp, người dân vay. Vì vậy, đại biểu đề nghị, trong mục đích, quan điểm xây dựng luật, cần thể hiện rõ cơ chế tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tài chính. Trong đó, Ban soạn thảo cần bám sát hơn nữa nhu cầu tài chính của người dân và doanh nghiệp trong tình hình hiện nay để tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, giải quyết bức xúc trong xã hội đối với việc thiếu vốn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Sớm đưa các luật đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản vào cuộc sống

Ngày 23/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng.  Giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy phát triển lành mạnh thị trường bất...

giải quyết tồn tại trong vấn đề đất đai

Chiều 21/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án “1 luật sửa 4 luật”: tức Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng. Thị trường bất động sản đang kỳ vọng sự “phá băng” Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh (Đoàn tỉnh Bình Phước) đánh giá cao sự quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ về...

Khơi thông nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế

Ngày 20/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Bảo đảm tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Phát biểu thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Đặng...

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Rút gọn với 4 dự án luật theo quy trình tại một kỳ họp Theo đó, Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 theo hướng bổ sung vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 6/2024) theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn các dự án, dự thảo sau: Luật sửa đổi, bổ sung một...

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các Tổ chức tín dụng theo thẩm quyền và trách nhiệm đã được giao. Công điện gửi Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ: Để các chính sách mới của Luật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo đột phá mới đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình

LTS: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” và hiện tại “Việt Nam đang đứng trước thời điểm lịch sử mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Trong bối cảnh rung lắc dữ dội của một thế giới đầy biến động với những xu thế mới, Việt Nam đang đứng trước một sự lựa chọn lịch sử mang tính đột phá, quyết định...

Đưa Long An thành điểm du lịch đặc sắc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Long An xác định văn hóa, du lịch là lĩnh vực tiềm năng cần “đánh thức” trong thời gian tới để phát huy thế mạnh đa dạng của tỉnh. Là tỉnh cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có vị trí “giao thoa” giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Long An có lợi thế rất lớn để phát triển du lịch. Đặc biệt, Long An sở hữu vùng lõi Đồng Tháp Mười rộng lớn, nơi có...

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hoa Kỳ

Tiếp tục chương trình làm việc của các Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), sáng 11-10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 12. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 12. Ảnh: Dương...

Ký ức tháng 10 lịch sử

Cách đây 70 năm, ngày 10-10-1954 đã đánh dấu một mốc son lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, hy sinh nhưng oanh liệt và vẻ vang của quân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. hanoimoi.vn Nguồn:https://hanoimoi.vn/ky-uc-thang-10-lich-su-680924.html

Triển lãm sách nổi bật 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội

Sáng 9-10, Triển lãm sách Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10//2024), do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức, đã khai mạc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (31 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Các đồng chí lãnh đạo Trung ương,...

Bài đọc nhiều

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Người dùng Việt ưa chuộng Mazda CX-5, Ford Territory

(HNMO) - Trong tháng vừa qua, phân khúc crossover cỡ trung (hạng C) - vốn là nhóm xe bán chạy nhất tại Việt Nam lâu nay - tuy ghi nhận doanh số tổng thể sụt giảm nhưng lại chứng kiến nhiều diễn...

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Ngủ trong ô tô thế nào cho an toàn?

(HNMO) - Vụ việc đáng tiếc xảy ra hôm nay (2-6) tại huyện An Lão (Hải Phòng), khi 3 người có dấu hiệu bị ngạt khí trong xe ô tô, trong đó 1 người đã tử vong, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh...

Chiêm ngưỡng Bộ tranh ghép vải “Tứ đại mỹ nhân”

Tranh ghép vải là một hình thức nghệ thuật độc đáo, kết hợp những mảnh vải vụn với nhau để tạo nên những tác phẩm đầy màu sắc và ý nghĩa. Nghệ thuật này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay mà còn cần đến sự sáng tạo và cảm nhận màu sắc tinh tế của người nghệ sĩ. Với những bức tranh đơn giản chỉ cần 1 buổi là có thể hoàn thành nhưng với những...

Cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng Bộ tranh ghép vải “Tứ đại mỹ nhân”

Tranh ghép vải là một hình thức nghệ thuật độc đáo, kết hợp những mảnh vải vụn với nhau để tạo nên những tác phẩm đầy màu sắc và ý nghĩa. Nghệ thuật này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay mà còn cần đến sự sáng tạo và cảm nhận màu sắc tinh tế của người nghệ sĩ. Với những bức tranh đơn giản chỉ cần 1 buổi là có thể hoàn thành nhưng với những...

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Chợ Hà Nội những năm 2000

     Thăng Long xưa còn được gọi là Kẻ chợ, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của Kinh đô. Kể từ ngày ấy đến nay, Thăng Long Hà Nội luôn được ví là một trong những thị trường lớn nhất nước. Chợ ở Thăng Long có từ rất sớm. Năm 1035, nhà Lý đã cho mở chợ Tây Lai, chợ Cửa Đông... dần dần các chợ truyền...

Chén trà sen – tinh hoa ẩm thực Hà Nội

Trà sen Hà Nội, đặc biệt là trà sen Tây Hồ, từ lâu đã được xem như một biểu tượng của văn hóa ẩm thực Hà Nội. Hương thơm thanh khiết, vị ngọt dịu nhẹ của trà quyện với hương thơm ngát của hoa sen đã tạo nên một thức uống vô cùng đặc biệt, mang đậm nét truyền thống và tinh tế của người Hà Nội.

Mới nhất

Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trong phòng chống ma túy

(ĐCSVN) – Chương trình nhằm tập trung giải quyết, khắc phục những tồn tại, hạn chế và những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác phòng, chống ma túy, cần đầu tư công của quốc gia trên các lĩnh vực giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma túy. Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo – xu hướng của ngành tài chính ngân hàng

Theo Mastercard, ngân hàng mở (Open banking) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình ngành tài chính và trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Sự trỗi dậy của nền kinh tế số tại Việt Nam Việt Nam đang cho thấy những bước tiến rất đáng kể trong hành trình hướng tới một nền kinh tế...

Thúc đẩy các nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin của chuyển đổi số quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 469/TB-VPCP ngày 15/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại cuộc làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số...

Ngày hội OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hội LHPN huyện Yên Lập, Phú Thọ, vừa phối hợp tổ chức “Ngày hội giới thiệu, kết nối...

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile sẽ đem đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam-Chile, nhất là trên các lĩnh vực tiềm năng. “Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam - Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao...

Mới nhất