Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTận tâm chọn nghiệp trồng người: 'Tôi tự hào là thầy giáo...

Tận tâm chọn nghiệp trồng người: ‘Tôi tự hào là thầy giáo mầm non’

Duy nhất cái tên Lê Công Sự là thầy giáo trong cả trăm “cô nuôi dạy trẻ” được Thành Đoàn TP.HCM trao giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” TP.HCM 2024 dịp 20-11 năm nay.

Tận tâm chọn nghiệp trồng người: 'Tôi tự hào là thầy giáo mầm non' - Ảnh 1.

Thầy Lê Công Sự cùng các con lớp lá 4 Trường mầm non Hoa Đào (quận 12, TP.HCM) – Ảnh: K.ANH

Hiện là giáo viên Trường mầm non Hoa Đào (quận 12) nhưng để đi con đường ấy, Công Sự đã phải gồng mình chống lại mọi cản ngăn của gia đình và cả bạn bè ngay từ lúc họ biết anh đăng ký thi tuyển sinh, chọn công việc này.

Được chăm sóc, dạy bảo, đồng hành với các bé, được bọn trẻ yêu thương và mỗi ngày vào lớp chỉ cần nghe gọi “thầy ơi” với tôi đã là phần thưởng lớn nhất của một ông thầy chọn nghề “cô nuôi dạy trẻ”.

LÊ CÔNG SỰ

Tận tụy rèn kỹ năng sống cho trẻ

“Thầy nuôi dạy trẻ” 9X ấy là người quê đất thép thành đồng Củ Chi (TP.HCM). Tốt nghiệp khoa giáo dục mầm non Trường ĐH Sài Gòn năm 2015, Công Sự thi đậu viên chức và nhận công tác tại Trường mầm non 12 (quận 3). Sau sáu năm làm việc ở đó, năm học 2021-2022, anh giáo trẻ mới chuyển công tác về Trường mầm non Hoa Đào (quận 12) đến nay.

Người ta thường chỉ nhắc “cô nuôi dạy trẻ”, nhưng biết sao được khi anh thầy 9X này trót yêu và mê chơi với trẻ con nhiều rồi.

Gần chục năm khóc cười cùng trẻ mầm non, Sự nói mỗi ngày của mình đều phải là sự nỗ lực để không chỉ học sinh mà phụ huynh cũng quý mến.

Ngay năm đầu tiên về Hoa Đào, thầy Lê Công Sự đã giành giải nhất hội thi giáo viên dạy giỏi cấp TP với chủ đề “Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ”.

Nhưng cái nghề vốn gắn với cô giáo nên chính thầy tự nhận đôi lúc cũng gặp trắc trở. Dỗ trò mỗi lúc mè nheo, buộc tóc cho mặt thêm xinh hay lo từng miếng ăn giấc ngủ cho các thiên thần nhỏ, thật sự nếu không yêu và đủ kiên nhẫn, khó mà trụ được với nghề.

Chăm sóc thôi chưa đủ, thầy còn phải tìm tòi nhiều trò chơi tư duy, vận động giúp trẻ phát triển nhận thức, kỹ năng sống.

Chuẩn bị cho các con vào lớp 1, thầy tập cho học trò vào nề nếp, biết tự chăm sóc bản thân những thứ cơ bản nhất, chơi hay học xong phải biết dọn dẹp ngăn nắp. Thầy còn đề xuất nhà trường cho thực hiện “gian bếp cho bé” với giờ học kỹ năng tập cho bé biết nhặt và rửa rau, ép nước trái cây rồi làm cơm cuộn… để trẻ quen dần với việc chăm sóc bản thân, phụ việc nhà.

Tận tâm chọn nghiệp trồng người: 'Tôi tự hào là thầy giáo mầm non' - Ảnh 2.

Khi học trò khóc, thầy Sự lại như người cha dỗ dành con – Ảnh: K.ANH

Yêu nghề và nhiều sáng tạo

Vì yêu và muốn gắn bó lâu dài cùng công việc đã chọn, Công Sự thường tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy sao cho giúp học trò phát triển khả năng tư duy và sáng tạo. Đồng thời phát triển cả kỹ năng ngôn ngữ, kích thích sự tò mò khám phá kiến thức của trẻ qua tiết học “Khám phá khoa học vui”.

Với tiết học này, trẻ nói lên điều mình nghĩ, hỏi thứ đang thắc mắc, khám phá và thực hành… trước khi thầy chốt lại bằng những kiến thức ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Chính cách làm này giúp đề tài “Trang bị kiến thức cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1 thông qua trò chơi học tập” của thầy mầm non ấy được công nhận sáng kiến kinh nghiệm của quận.

Nhớ lại những ngày mới vào nghề, Sự nói nhiều phụ huynh ban đầu cũng ngạc nhiên, thậm chí không thích giáo viên nam dạy con mình. Phụ huynh chỉ thấy thầy sạch sẽ, gọn gàng lúc đến đón con mỗi chiều, chứ nhiều hôm trò bệnh, thầy đang ôm trên người nhưng chỉ cần trò ho một cái là khuyến mãi ói đầy người thầy từ đầu đến chân.

“Ba lô đi làm của tôi lúc nào cũng có mấy bộ quần áo. Gặp hôm trò ói lên người có cái mà thay, hay dọn vệ sinh cho bé bị tiêu chảy xong còn phải đi giặt đồ để chiều gửi lại phụ huynh. Giặt xong thì thầy cũng ướt mèm, riết thành quen rồi”, thầy Sự cười.

Chính thầy Sự cũng thừa nhận dường như người ta chỉ quen với hình ảnh cô giáo mầm non. Có người còn chưa từng biết rằng cũng có thầy giáo mầm non. Gia đình, bạn bè thầy vẫn hỏi có biết bao nghề mắc chi chọn cái nghề vất vả, lương eo hẹp mà còn không phải là thế mạnh với nam.

“Nhưng nếu được chọn lại, tôi vẫn muốn làm giáo viên mầm non. Tôi muốn làm công việc nuôi dạy trẻ không chỉ vì yêu thích mà còn bằng cả trái tim mình vun đắp những mầm non tương lai”, thầy Sự bộc bạch.

Người bạn lớn đầu đời của các con

Chị Lê Thị Hạnh Loan – phụ huynh bé Đặng Lê Bảo Châu – khoe thầy Sự là giáo viên mầm non đầu tiên của bé, vì lên 5 tuổi chị mới cho con gái đi học. Lần đầu vào môi trường học chính thức mà bé Bảo Châu khá nhút nhát, chính thầy Sự đã kiên nhẫn tiếp cận bé một cách nhẹ nhàng, giúp con vượt qua lo lắng khi phải xa ba mẹ, dần cảm thấy an tâm hơn.

Thầy kiên trì giải thích cho con từng chút một, con gặp khó khăn gì là thầy luôn ở cạnh bên vỗ về, hỏi han khiến con thấy như được che chở. Chị Loan nói ấn tượng với cách thầy tôn trọng cảm xúc của trẻ, luôn biết khi nào trẻ cần khích lệ, khi nào cần để trẻ rèn tính tự lập. Những giờ học của thầy đã giúp bé học cách hòa đồng với bạn bè, biết chia sẻ và tôn trọng người khác.

“Thấy con gái vui vẻ, tự tin đến lớp mỗi ngày, tôi thật lòng biết ơn thầy Sự nhiều lắm. Chính thầy đã góp công không nhỏ vào sự phát triển tâm lý và trí tuệ của con gái tôi những năm tháng đầu đời. Không chỉ là thầy giáo, thầy chính là người bạn lớn đầu tiên của con, giúp con xây dựng nền tảng vững chắc để bước tiếp trong hành trình học tập và trưởng thành”, chị Loan chia sẻ.

Chuyên môn tốt, tận tâm

Cô Nguyễn Thị Thu Thủy – hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Đào – nói thầy Công Sự có năng lực chuyên môn tốt và được đồng nghiệp đánh giá cao. Thầy vận dụng tốt các phần mềm, ứng dụng công nghệ vào việc giảng dạy. Cô hiệu trưởng khen thầy luôn nhiệt tình, làm việc trách nhiệm, tận tâm và chỉn chu cả trong lúc dạy lẫn khi chơi với trẻ. Vì thế nhiều học sinh yêu quý, phụ huynh tin tưởng.

“Để kích thích trẻ ham thích đến lớp, thầy đã tạo môi trường lớp học với màu sắc sinh động, hình ảnh ngộ nghĩnh, đồ dùng, đồ chơi đều được sắp xếp, trưng bày sinh động và phù hợp tạo điều kiện tốt nhất để trẻ học tập và phát huy khả năng của mình”, cô Thủy đánh giá.

Tận tâm chọn nghiệp trồng người: 'Tôi tự hào là thầy giáo mầm non' - Ảnh 3.Những người thầy đứng lớp mầm non

Hàng chục năm qua, 17 giáo viên nam ở huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) vẫn miệt mài đứng lớp, đem giọng hát và điệu múa đến với các lớp học giữa núi rừng Pù Luông.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tan-tam-chon-nghiep-trong-nguoi-toi-tu-hao-la-thay-giao-mam-non-20241120004451282.htm

Cùng chủ đề

Nữ tiến sĩ 2 lần được vinh danh

Nữ tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Trang (32 tuổi), giảng viên Khoa Tiếng Nga, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, vừa được Thành đoàn TP.HCM trao giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" TP.HCM 2024. "Tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi nhận giải thưởng này hai năm liên tiếp. Đó là động lực để tôi tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Và cũng là món quà tri ân tôi muốn gửi tặng các thầy cô...

Cô Hiền, cô Hòa của học sinh chuyên biệt: Dạy các con cài nút áo cũng là nỗ lực lớn

Với giáo viên ở ngôi trường chuyên biệt ấy, chẳng có niềm vui nào lớn hơn khi thấy học trò ngoan hơn, nghe lời hơn, biết cầm bút và viết được những nét chữ đầu tiên. 457 thầy cô giáo trẻ đã được Thành...

Hai anh em song sinh được tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM cùng một ngày

Thái Hồng Duy và Thái Hồng Khang, hai giáo viên xuất sắc và là hai anh em song sinh cùng được tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM trong cùng một ngày. ...

Hạnh phúc khi thấy học sinh tiến bộ

'Dạy các em học sinh khuyết tật trí tuệ không hề nhẹ nhàng nhưng với lòng nhiệt huyết, sự tận tâm, các cô giáo sẽ tiếp tục dẫn dắt, nuôi dạy các em trở thành người có ích cho xã hội và hòa...

Hai thầy cô gen Z của Học viện Ngân hàng là nhà giáo trẻ tiêu biểu

Cùng thuộc thế hệ Z, cả Nhật Minh và Hương Trà đều xem đó là lợi thế giúp mình dễ dàng kết nối, thấu hiểu tâm tư, thu hút học trò vào bài giảng. Cô Lê Thị Hương Trà (SN 1998) và thầy Nguyễn Nhật Minh (SN 1997) đang công tác tại Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng. Mới đây, cả hai thầy cô cùng được trao tặng danh hiệu “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của trái mít

Mít có hàm lượng magie, vitamin B6 và chất chống oxy hóa cao. Các chất dinh dưỡng này mang lại cho mít một số lợi ích đáng ngạc nhiên. Mít là loại quả quen thuộc được nhiều người ưa thích bởi mùi vị hấp dẫn,...

Lớp học của cô giáo ‘bao đồng, dở hơi’

Một bài hát học 5 năm mới thuộc, có học sinh gần 30 tuổi đã học hơn 17 năm mới lên lớp 3, có em cắn vào tay, đấm vào bụng cô giáo đau đến chảy nước mắt… Để duy trì lớp học, cô chủ nhiệm của lớp từng bị nói là người “bao đồng, dở hơi"... Cô Lê Thị Hòa, giáo viên chủ nhiệm lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật - Ảnh: NGUYÊN BẢO Đó là một...

Tin tức sáng 20-11: Hôm nay Quốc hội họp đợt 2, thảo luận Luật Nhà giáo và đường sắt tốc độ cao

Tin tức đáng chú ý: Hôm nay Quốc hội họp đợt 2, thảo luận Luật Nhà giáo và đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; Hơn 700 bác sĩ đăng ký thực hành tại bệnh viện gắn liền với trạm y tế ở TP.HCM... ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Brazil, lên đường đến Cộng hòa Dominica

Chiều 19-11 (giờ Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân rời Rio de Janeiro (Brazil) để đến thủ đô Santo Domingo của Cộng hòa Dominica. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân vẫy tay chào trước khi vào chuyên cơ sang Cộng hòa Dominica - Ảnh: DUY LINH Khoảng 16h35 ngày 19-11 (giờ Brazil, tức 2h35 sáng 20-11 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cất cánh từ sân bay quân sự...

Mercedes-Benz lập công ty phân phối xe, khả năng chuyển sang nhập ‘nguyên con’

Hãng xe Đức thành lập công ty mới về phân phối Mercedes-Benz Việt Nam (MBDV) nhưng chưa đi vào hoạt động. Hãng cũng không bình luận thêm việc có chuyển đổi kế hoạch từ bỏ lắp ráp tại Việt Nam sang hoàn toàn nhập khẩu. ...

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Những thầy cô ‘trốn’ nhận quà 20/11 của phụ huynh, học sinh

Rất quý và biết ơn cô giáo dạy toán vì đã giúp con trai tiến bộ trong học tập và ngày càng sống có trách nhiệm, chị Khuyên cùng nhóm phụ huynh mua tặng cô một giỏ trái cây làm quà 20/11, nào ngờ khiến cô không vui và nhắn tin “trách”. Có con trai đang học cấp 3 tại huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Khuyên nhớ mãi cô giáo dạy thêm của con hồi cấp...

Trường Ngôi Sao Hoàng Mai công bố Hệ thống triết lý giáo dục và Bộ nhận diện thương hiệu

Sự kiện lễ công bố công bố hệ thống 5 triết lý giáo dục, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và bộ nhận diện thương hiệu riêng chiều ngày 10/8 là sự khẳng định vị thế của một tổ chức giáo dục uy tín trên địa quận Hoàng Mai nói riêng và của TP Hà Nội nói chung, mở đầu cho bước chuyển mình quan trọng trong chiến lược phát triển của trường Ngôi sao Hoàng Mai.

Cùng chuyên mục

Ký ức “nằm gai nếm mật” của những nhà giáo đi B

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng nghìn nhà giáo miền Bắc đã vào Nam, vừa tham gia xây dựng nền giáo dục trong các chiến khu, vùng căn cứ, vừa...

Lương nhà giáo sẽ được xếp cao nhất

Để giáo viên yên tâm công tác, nhiều quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo đang được tính toán để cải thiện ...

Nghề giáo là sứ mệnh

"Là một hiệu trưởng, tôi luôn mong muốn tạo ra một môi trường học tập năng động, sáng tạo, nơi mà các em sinh viên được tự do khám phá và phát triển bản thân", PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân...

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Hơn 2 tháng sau trận sạt lở thương tâm, điểm trường mầm non thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) một lần nữa rộn ràng tiếng trẻ ê a đọc bài, tiếng cô giảng bài. Bước qua những khó khăn, mất mát do thiên tai gây ra, 37 em nhỏ của điểm trường cùng 4 cô giáo cùng nhau tổ chức ngày hiến chương Nhà giáo trong không gian ấm cúng và bình dị."Không khí của...

Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao

Chiều 19.11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến thăm và chúc mừng Trường đại học VinUni nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo VN (20.11.1982 - 20.11.2024). ...

Mới nhất

Tổng Bí thư thăm Malaysia: Tương lai hứa hẹn cho quan hệ Việt Nam – Malaysia

Nhìn nhận chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Malaysia, Phó Đại sứ Malaysia nhấn mạnh tương lai quan hệ Malaysia - Việt Nam vô cùng hứa hẹn. Ngày 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Malaysia theo lời mời của...

Quán cà phê ở Hà Nội chi 250 triệu trang trí Noel phục vụ khách “sống ảo”

(Dân trí) - Khách kéo đến quán cà phê ở Hà Nội chụp ảnh bối cảnh không khí Giáng sinh từ sáng đến tối, tuy vậy chủ quán cho biết "không phải cứ đông khách là có lãi". Từ đầu tháng 10, một quán cà phê ở khu đô thị Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) đã hoàn tất việc...

Lương nhà giáo sẽ được xếp cao nhất

Để giáo viên yên tâm công tác, nhiều quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo đang được tính toán để cải...

Nghề giáo là sứ mệnh

"Là một hiệu trưởng, tôi luôn mong muốn tạo ra một môi trường học tập năng động, sáng tạo, nơi mà các em sinh viên được tự do khám phá và...

Mới nhất

Nghề giáo là sứ mệnh