Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTại sao phải học thêm, tại sao phải dạy thêm?

Tại sao phải học thêm, tại sao phải dạy thêm?

Tại sao phải học thêm? Tại sao phải dạy thêm? Làm thế nào để phần lớn học sinh không cần học thêm?…, theo bạn đọc Báo Thanh Niên, là những câu hỏi cần được trả lời trước khi bàn đến việc quản lý dạy thêm.

Rất nhiều bạn đọc (BĐ) bình luận, gửi thêm thông tin, nêu ý kiến dưới loạt bài bàn về quản lý dạy thêm, học thêm mà Báo Thanh Niên vừa đăng tải.

Tại sao phải học thêm, tại sao phải dạy thêm?- Ảnh 1.

Nhiều bình luận của bạn đọc xung quanh việc quản lý dạy thêm, học thêm

Nên cấm giáo viên dạy thêm chính học sinh của mình

Một BĐ bình luận đồng thời phản ánh: “Nhà trường cấm dạy thêm ca 3, không cho học ở trường nhưng cô giáo lại kéo về nhà dạy ca 3, vậy mỗi ngày lại về muộn thêm 45 phút nữa. Vậy học lại khổ hơn. Cấm trong nhà trường nhưng có cấm được ở nhà cô đâu. Cứ bảo không bắt buộc. Thử hỏi lớp có hơn 20 bạn, con mình không đi. Đứng cuối lớp là chắc. Con đi học ngày nào cũng từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối mới về. Sáng chủ nhật còn phải đến nhà cô học. Không có 1 ngày nghỉ. Quá khổ. Công nhân còn có ngày nghỉ tái tạo sức lao động”.

Một BĐ khác viết: “Tôi được biết giáo viên (GV) ngoài dạy trên lớp, thời gian còn lại dành cho việc soạn bài chấm bài và làm công tác giáo dục khác. Đây buổi sáng GV dạy trên lớp, cả chiều và tối dạy thêm. Lấy đâu thời gian làm công tác khác. Phải chăng GV được quy định làm ít thời gian quá nên có thời gian dạy thêm gấp 2 lần dạy chính”.

Do vậy, rất nhiều BĐ đồng tình cần cấm GV dạy thêm chính học sinh của mình. BĐ tên Khoa phân tích: “Nhiều người nói bác sỹ mở phòng khám ko bị cấm vì họ không ép được bệnh nhân tới phòng khám của họ, bác sỹ phải có chuyên môn tốt bệnh nhân mới tới còn GV dạy thêm học sinh trong trường thì dù GV có kém chuyên môn vẫn có nhiều cách ép được HS ở trường theo học thêm nhiều. Khác nhau cơ bản là vậy đấy”.

Do vậy, theo BĐ này, dạy thêm, học thêm chỉ có ý nghĩa tích cực khi GV không dạy thêm chính học sinh của mình, lúc đó không còn tiêu cực vì GV ngoài trường, lớp với học sinh sẽ không ép được phụ huynh hay học sinh phải học thêm mình.

BĐ Lý Trương cho rằng: “Việc ép học thêm rất tinh vi, khó kết luận mặc dù đã ngầm hiểu. Ví dụ, GV không gọi phát biểu, xếp ngồi góc cuối lớp cả năm, chấm điểm chặt, không cho làm cán bộ lớp mặc dù có năng lực… Trăm kiểu lý do. Tóm lại cần cấm triệt để”.

Tương tự, BĐ Đinh Tiến Tới đề nghị cấm triệt để GV dạy ở các trường, nếu vi phạm thu bằng, phạt nặng. Ai có nhu cầu học thêm nên đến các trung tâm chuyên về dạy thêm.

Cùng quan điểm, BĐ Quang Trần góp ý: “Chỉ cần đưa ra 1 điều cấm, là cấm GV dạy thêm học sinh của mình. Vậy là giáo dục đi vào nề nếp”. Khi thực hiện được việc này, theo ĐB tên Trang, nếu HS có nhu cầu học thì tìm GV mình thích học và GV nào giỏi sẽ có học sinh tìm đến.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên quy định cứng nhắc việc cấm GV dạy thêm. Một BĐ đề xuất: “Theo tôi cứ cho học thêm, dạy thêm thoải mái bởi vì đó là nhu cầu thực tế của GV và HS nhưng với điều kiện đến kỳ kiểm tra, thi cử thì sẽ chọn bài kiểm tra, bài thi trong ngân hàng đề (chuyện này không khó đối với ngành giáo dục) để tránh tình trạng có học thêm mới biết làm bài”.

BĐ Khai Nguyen cũng cho rằng, cần quản lý chứ không có nghĩa là cấm đoán lung tung. Chỉ cần người dạy thêm đạt yêu cầu sư phạm (bằng cấp hay chứng chỉ sư phạm của các trường được ngành giáo dục công nhận) và phải xin giấy phép của cơ quan giáo dục địa phương. Dĩ nhiên phải nộp thuế như một ngành kinh doanh. Chuyện ai cần đi học thuộc về quyền tự do lựa chọn của người học.

Trong khi đó, BĐ Le nêu ý kiến: GV nào muốn dạy thêm thì phải đăng ký dạy ở trung tâm dạy thêm. Còn những GV tự dạy thêm tại nhà thì coi như dạy chui, trốn thuế, cần phải xử phạt hành chính, treo bằng có thời hạn cũng như thông báo đến nơi quản lý.

Xem lại chương trình, chất lượng GV, cách thi cử

BĐ V.Năng đặt vấn đề: “Tại sao phải học thêm? Tại sao phải dạy thêm? Làm thế nào để phần lớn học sinh không cần học thêm?… Không trả lời những câu hỏi này thì làm sao bỏ dạy thêm được?”

BĐ Thao Pham cũng cho rằng: “Để tránh dạy thêm và học thêm thì chương trình đừng nặng quá so với các em. Học cái gì thì kiểm tra cái đó. Tránh tạo áp lực trong thi cử lên các em”.

BĐ Rbab… nhìn nhận việc học sinh cần phải học thêm nhiều khi không phải do nhu cầu mà là buộc phải học thêm. BĐ này nêu ví dụ môn tích hợp ở cấp THCS hiện nay có 3 môn ghép lại nhưng lại được giảng dạy bởi một GV. Nhiều GV chỉ có một chuyên môn nên không tự tin giảng các môn còn lại và yêu cầu học sinh về phải tự tìm hiểu thêm.

Cách dạy học như vậy khiến học sinh không hiểu bài, phụ huynh lo con bị “mất căn bản” nên buộc lòng phải cho con đi học thêm những GV có chuyên môn để con họ không bị hổng kiến thức.

Do vậy, BĐ Rbab nêu quan điểm: “Cấm dạy thêm, học thêm nhưng không xem xét nguyên nhân gốc rễ. Học sinh học thêm nhiều rất tội cho các bé, nhưng các bé vẫn muốn học vì trên lớp GV dạy không hiểu…”.

BĐ Nguyen Duc Canh đồng tình: “Cần tăng cường đánh giá chất lượng dạy học của GV, trong đó có lấy phiếu tín nhiệm của người học. Trường công lập cần có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi miễn phí. Hiện nay số học sinh đi học thêm là rất đông, vậy nên Bộ GD-ĐT cần xem lại chương trình có phù hợp không, hoặc chất lượng GV có đảm bảo không. Nếu chương trình phù hợp rồi mà học sinh còn phải học thêm nhiều chứng tỏ GV chưa đảm bảo chất lượng, cần bồi dưỡng thêm hoặc cho nghỉ dạy…”

Cũng theo BĐ này, cần xem lại cách đánh giá, thi cử. Một số đề thi, hoặc bài kiểm tra ra theo kiểu đánh đố, chỉ có đi học thêm mới làm được thì càng kích thích cho dạy thêm học thêm tràn lan. Học sinh và phụ huynh nay quá khổ vì tiền học thêm gấp nhiều lần tiền học phí. Các cháu không còn thời gian vui chơi nữa vì học thêm quá nhiều.




Nguồn: https://thanhnien.vn/tai-sao-phai-hoc-them-tai-sao-phai-day-them-185241129171349568.htm

Cùng chủ đề

Dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật, vấn đề là quản lý ra sao

Không thể phủ nhận dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật trong thực tế: Học sinh đi học thêm để thi cử; phụ huynh muốn con học thêm vì có nơi gửi con; giáo viên muốn dạy thêm vì có thêm...

Giáo dục hiện đại và câu chuyện dạy thêm, học thêm

Nhiều người cho rằng dạy thêm, học thêm là nhu cầu tất yếu xuất phát từ chính bản thân học sinh nhằm đáp ứng việc học tập và nâng cao kiến thức.

Cao Bằng nỗ lực thực hiện Dự án 10, Chương trình MTQG 1719

Từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã nỗ lực thực hiện Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) về Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng DTTS và miền núi; Kiểm tra, đánh giá, giám sát đánh giá việc tổ chức...

Chuyên gia hướng dẫn sinh viên dùng thức ăn nhanh sao cho khỏe

Chuỗi ngày hội 'Cùng sinh viên sống xanh sống khỏe' chính thức khai mạc tại điểm đến đầu tiên là Trường ĐH Đồng Nai với nhiều hoạt động ý nghĩa, trong đó giải đáp câu hỏi ăn mì gói liệu có tốt cho sức khỏe. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam có thêm 2 món ăn bước vào bản đồ ẩm thực thế giới

Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng TasteAtlas vừa bình chọn hai món ăn nổi tiếng của Việt Nam vào danh sách 100 món ăn từ động vật giáp xác ngon nhất thế giới. Sự kết hợp tài tình các nguyên liệu đã tạo nên hương vị hấp dẫn của bún riêu và miến xào cua, khiến TasteAtlas đưa hai món ăn này của Việt Nam vào bản đồ ẩm thực thế giới. Bún riêu Bún riêu là món ăn truyền thống của Việt...

Quốc hội đồng ý tái khởi động dự án BT đổi đất lấy hạ tầng

Chiều 29.11, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Quy hoạch, luật Đầu tư, luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và luật Đấu thầu.   Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 15.1.2025, riêng việc thực hiện dự án BT thanh toán bằng quỹ đất và hợp đồng BT thanh toán bằng ngân sách nhà nước có hiệu lực thi hành từ 1.7.2025. Ông Vũ...

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Hệ thống Trường liên cấp Newton – 15 năm xây dựng Hình mẫu giáo dục tiên tiến

Những thành tích Hệ thống Trường liên cấp Newton đạt được 15 năm qua không chỉ ghi dấu ấn về đổi mới giáo dục, mà còn tạo sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần hội nhập quốc tế. 15 năm “vàng son” của Hệ thống trường liên cấp Newton  Hệ thống Trường liên cấp Newton vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập. Tại buổi lễ, nhà giáo Hoàng Thị Mận - Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Newton...

Cùng chuyên mục

Đánh học sinh lớp 6 bầm tím chân, cô giáo bị kỷ luật cảnh cáo

Cô giáo ở Quảng Nam đánh học sinh lớp 6 của mình chủ nhiệm bầm tím hai chân nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo. Chiều 29-11, thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Duy Xuyên (Quảng Nam), Trường THCS Lê...

Trường Đại học Hà Nội ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Công ty UpGrad

Ngày 29/11, tại Trường Đại học Hà Nội (HANU) diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Hà Nội với Công ty TNHH upGrad Tech (upGrad). Lễ ký kết nằm trong chuỗi các hoạt động...

Kỷ luật cảnh cáo cô giáo chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân

Cô giáo đánh học sinh bầm tím 2 chân đã viết kiểm điểm tự nhận hình thức khiển trách, tuy nhiên hội đồng xử lý kỷ luật của nhà trường quyết định tăng lên hình thức kỷ luật cảnh cáo để răn đe. Chiều 29/11, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Hữu Sáu - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, trường THCS Lê Quý Đôn (xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) đã quyết định hình...

Kỷ luật cảnh cáo cô giáo đánh bầm tím 2 chân học sinh lớp 6

Ngày 29/11, ông Nguyễn Hữu Sáu - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - xác nhận Trường THCS Lê Quý Đôn đã quyết định hình thức kỷ luật cảnh cáo cô T.T.E. - giáo viên đánh học sinh bầm tím 2 chân.Theo ông Sáu, sau khi sự việc xảy ra, cô E. đã viết bản kiểm điểm tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách. Tuy nhiên, Hội đồng kỷ luật...

Kỷ luật cô giáo “tác động vật lý” khiến học sinh bầm tím 2 chân

(NLĐO) – Cô giáo đánh bầm tím 2 chân của em học sinh lớp 6 ở tỉnh Quảng Nam tự nhận hình thức khiển trách, tuy nhiên nhà trường đã kỷ luật cảnh cáo. ...

Mới nhất

Bệnh nhân cấp cứu vào BV Phạm Ngọc Thạch phải nằm dưới sàn truyền dịch, Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo gì?

Sau khi báo chí phản ánh về tình trạng nhiều bệnh nhân ở khoa cấp cứu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) phải nằm ghép, bệnh nhân phải nằm dưới sàn để truyền dịch, sáng 29-11, Sở Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện...

Sở LĐTB&XH Nghệ An phối hợp với huyện Tương Dương tổ chức Ngày hội việc làm trên địa bàn huyện năm 2024.

(NADS) - Sáng ngày 29/11/2024 với hơn 2.000 lao động tham gia nhằm cung cấp thông tin về thị trường việc làm trong và ngoài nước, định hướng nghề nghiệp, cho học sinh và người lao động trên địa bàn huyện. ...

Luật Đầu tư công sửa đổi gỡ những ách tắc tồn tại trong thời gian dài

Các đại biểu tin rằng, việc sửa luật lần này được thực hiện kỹ càng; đáng chú ý nhất là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương từ đó tháo gỡ được những ách tắc tồn tại trong thời gian dài. Chúng ta sắp kết thúc kế hoạch năm 2024...

Hoàn thiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật cho người học vùng đồng bào thiểu số

Ngày 29/11, tại Bắc Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo hoàn thiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật cho người học vùng đồng bào dân tộc...

Sản lượng lương thực toàn cầu tăng đều trong 60 năm qua

Gần 10 tỷ người được dự báo ​​sẽ sinh sống trên Trái đất vào năm 2050, do đó sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng trở nên quan trọng để có thể nuôi sống dân số ngày càng tăng. Trong sáu thập kỷ qua, phần lớn tăng trưởng trong sản xuất lương thực bắt nguồn từ những tiến bộ...

Mới nhất

Tăng sức bền cho start-up