Trang chủNewsThế giớiTại sao một bức tranh tường ở Ấn Độ lại khiến các...

Tại sao một bức tranh tường ở Ấn Độ lại khiến các nước láng giềng giận dữ?


Tại sao một bức tranh tường ở Ấn Độ lại khiến các nước láng giềng giận dữ? - Ảnh 1.

Tòa nhà quốc hội mới ở New Delhi, Ấn Độ

Toàn bộ bức tranh tường là một tấm bản đồ về Ấn Độ từ thời xa xưa với lãnh thổ vươn ra khỏi biên giới nước này ngày nay, bao gồm các vùng đất hiện thuộc Pakistan ở phía bắc cũng như Bangladesh và Nepal ở phía đông, theo tường thuật của CNN.

Phát biểu với các phóng viên hồi đầu tháng 6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi cho biết bức tranh khắc họa Đế chế Ashoka cổ đại và tượng trưng cho “ý tưởng về quản trị có trách nhiệm và hướng tới người dân mà (vua Ashoka) đã thực hiện và truyền bá”.

Song đối với một số chính trị gia từ đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền ở Ấn Độ, bức tranh dường như thể hiện tầm nhìn về tương lai. Tầm nhìn đó là “Akhand Bharat”, tức một “Ấn Độ không bị chia cắt” với lãnh thổ là sự hợp nhất giữa Ấn Độ ngày nay với Afghanistan, Pakistan, Nepal, Bangladesh và Myanmar.

“Quyết tâm rất rõ ràng. Akhand Bharat”, Bộ trưởng Nghị viện Sự vụ Pralhad Joshi viết trên Twitter, đăng kèm ảnh chụp tấm bản đồ. “Akhand Bharat trong (tòa nhà) quốc hội mới. Nó đại diện cho đất nước Ấn Độ hùng mạnh và tự lực của chúng ta”, nhà lập pháp Manoj Kotak của BJP viết trên Twitter.

Tại sao một bức tranh tường ở Ấn Độ lại khiến các nước láng giềng giận dữ? - Ảnh 2.

Bức tranh tường gây tranh cãi tại tòa nhà quốc hội mới của Ấn Độ

Đối với các nước láng giềng của Ấn Độ, “Akhand Bharat” là một khái niệm tân đế quốc có tính kích động, từ lâu đã gắn liền với Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS), một tổ chức cánh hữu có ảnh hưởng lớn đến BJP. RSS tin vào “Hindutva”, hệ tư tưởng cho rằng Ấn Độ nên trở thành “mái nhà của những người theo đạo Hindu”.

Đầu tháng này, Pakistan cho biết họ “bàng hoàng trước những tuyên bố” về bức tranh tường. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Islamabad, Mumtaz Zahra Baloch, cho biết: “Việc khẳng định một cách vô cớ về ‘Akhand Bharat’ là biểu hiện của tư duy xét lại và chủ nghĩa bành trướng đang tìm cách khuất phục bản sắc và văn hóa không chỉ của các nước xung quanh Ấn Độ mà còn của cả các nhóm tôn giáo thiểu số tại chính Ấn Độ”.

Các chính trị gia Nepal cũng đã lên tiếng. “Nếu một quốc gia như Ấn Độ – tự coi mình là một quốc gia lâu đời và hùng mạnh, đồng thời là một hình mẫu của nền dân chủ – đưa các lãnh thổ của Nepal vào bản đồ của mình và treo tấm bản đồ đó ở quốc hội, thì chuyện đó không thể được gọi là công bằng”, báo The Kathmandu Post dẫn lời lãnh đạo phe đối lập KP Sharma Oli.

Cựu thủ tướng Nepal Baburam Bhattarai cảnh báo tấm bản đồ có thể gây ra “căng thẳng ngoại giao không cần thiết và có hại”.

Và tuần trước, Bangladesh đã yêu cầu New Delhi làm rõ tình hình. “Sự tức giận đang được thể hiện từ nhiều khu vực khác nhau vì tấm bản đồ”, Shahriar Alam, một quan chức phụ trách ngoại giao, cho biết.

Trước những phản ứng dữ dội, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tuần trước cho biết vấn đề này đã được Ấn Độ làm rõ và đây “không phải là chuyện chính trị”, theo CNN.

Trong khi Ấn Độ bác bỏ lo ngại của các nước láng giềng, các nhà phân tích cho rằng lời kêu gọi của các chính trị gia BJP qua đó thể hiện sự ủng hộ đối với “Akhand Bharat” là chuyện nguy hiểm. Họ cho rằng những lời kêu gọi như vậy khuyến khích các nhóm cực đoan và là tin xấu đối với một nền dân chủ thế tục theo hiến pháp, nơi có khoảng 80% trong 1,4 tỉ dân theo đạo Hindu và 14% theo đạo Hồi.

Bức tranh tường không phải là thứ duy nhất gây chú ý khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khai trương trụ sở mới của quốc hội vào ngày 28.5.

Bản thân buổi lễ cũng gây tranh cãi tương tự khi tràn ngập các biểu tượng Hindu giáo. Sự kiện cũng diễn ra vào ngày sinh nhật của Vinayak Damodar Savarkar, người được nhiều người coi là đã phát triển hệ tư tưởng “Hindutva” và là một trong những người đầu tiên đề xướng “Akhand Bharat”. Những người chỉ trích cho rằng việc tôn vinh ngày sinh nhật của ông là sai lầm vì lập trường của ông đối với người Hồi giáo.



Source link

Cùng chủ đề

Thành phố của Pakistan báo động vì tình trạng ô nhiễm không khí

(CLO) Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng chưa từng thấy tại Lahore, thành phố lớn thứ hai của Pakistan, đã buộc chính quyền yêu cầu người dân làm việc tại nhà và đóng cửa tất cả các trường tiểu học. ...

Tổng biên tập báo Nhân dân Lê Quốc Minh tiếp Đại sứ Pakistan tại Việt Nam

(CLO) Chiều 1/11, ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam có buổi tiếp ông Kohdayar Marri - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pakistan tại Việt Nam. ...

Pakistan cử võ sĩ quyền Anh dự thi Mr World 2024 tại Việt Nam

Thứ Sáu, 09:45, 01/11/2024 VOV.VN - Mr World 2024 sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11/2024. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai cuộc thi và là lần thứ ba một quốc...

Quốc gia có hơn 108 triệu người nói tiếng Anh nhưng trình độ vẫn thấp

PAKISTAN - Theo báo cáo gần đây, bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực giáo dục khiến phần lớn học sinh Pakistan từ các trường 'trung bình' vẫn thiếu kỹ năng cần thiết để theo học bậc cao và phát triển sự nghiệp dù học tiếng Anh hơn 14 năm. Tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng tại Pakistan với hơn 108.036.049 người sử dụng, đưa quốc gia này trở thành cộng đồng nói tiếng Anh lớn thứ...

Những hình ảnh đầu tiên về bản đồ vũ trụ

(CLO) Với độ phân giải cao, kính viễn vọng Euclid vừa công bố những hình ảnh đầu tiên với hàng triệu ngôi sao và thiên hà - và đó chỉ là những “mảnh ghép” nhỏ trong bản đồ vũ trụ mà công cụ này đang xây dựng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đón đông về với mũ len sành điệu

Mũ len không chỉ là món đồ giữ ấm, mà còn là phụ kiện giúp người diện thể...

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan truyền trên mạng xã hội về việc sở này yêu cầu các trường "bắt và lập kiểm điểm các hành...

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

NATO mở văn phòng đại diện ở Kiev, “xích lại gần hơn nữa” với Ukraine

Ông Patrick Turner, người đứng đầu Văn phòng đại diện NATO ở Ukraine, ngày 5/11 đã đến Kiev và gặp ông Rustem Umerov, Bộ trưởng Quốc phòng nước này.

Cùng chuyên mục

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển lãm hàng không dân dụng và quân sự lớn nhất nước này. ...

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Ngày 7/11, Quốc hội Nicaragua thông qua sắc lệnh của Tổng thống Daniel Ortega cho phép quân đội, tàu và máy bay quân sự của Nga, Mỹ, Cuba, Venezuela và Mexico vào nước này trong nửa đầu năm 2025.

Nga ký nhiều thỏa thuận với Venezuela, ra cam kết về ‘vũ khí tinh vi nhất’

Nga và Venezuela ngày 7.11 đã ký nhiều thỏa thuận trong chuyến thăm Caracas của một quan chức cấp cao từ Điện Kremlin. ...

Mới nhất

Lễ hội “Rồng say” độc đáo của người dân Ma Cao

(NADS) - Người dân uống rượu rồi nhảy múa cùng đầu rồng gỗ trong Lễ hội Rồng say để tưởng nhớ tới công ơn cứu độ chúng sinh của một vị Thiền sư. ...

Nhận diện 8 dấu hiệu trầm cảm ở học sinh dễ gặp nhất

Trầm cảm ở học sinh là trạng thái tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ. Nếu không chú ý nhận diện dấu hiệu trầm cảm...

Tọa đàm “Quy trình nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật”

Chiều nay (8/11), tại Hà Nội, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam và VIPA tổ chức chuỗi tọa đàm "Hiểu đúng về...

10 tỉ phú thế giới có thêm 64 tỉ USD sau chiến thắng của ông Trump

Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng kỷ lục sau khi ông Trump tái đắc cử tổng thống. Báo Guardian...

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Miếng SJC tăng 1 triệu, nhẫn vượt mốc 85 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 8/11/2024 trong nước vàng miếng đảo chiều tăng mạnh 1 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vượt mốc 85 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng quốc tế tăng thẳng đứng, quanh mốc 2.700 USD/ounce. Đến 9h56', Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết giá vàng nhẫn 9999 ở mức 83-84,8 triệu đồng/lượng (mua - bán),...

Mới nhất