Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTại sao lên Mặt Trăng ngày nay 'khó' hơn 50 năm trước?

Tại sao lên Mặt Trăng ngày nay ‘khó’ hơn 50 năm trước?


Thách thức trong việc chế tạo tàu, quá trình hạ cánh và sự thiếu kinh nghiệm của các công ty tư nhân khiến nhiều tàu đổ bộ Mặt Trăng gần đây thất bại.





Tên lửa Vulcan Centaur mang theo tàu đổ bộ Mặt Trăng Peregrine bay lên từ bệ phóng. Ảnh: William Harwood/CBS News

Tên lửa Vulcan Centaur mang theo tàu đổ bộ Mặt Trăng Peregrine bay lên từ bệ phóng. Ảnh: William Harwood/CBS News

13h18 ngày 8/1 (giờ Hà Nội), tên lửa Vulcan Centaur phóng lên không gian từ bang Florida, Mỹ, mang theo tàu đổ bộ Mặt Trăng Peregrine. Công ty Mỹ Astrobotic Technology phát triển tàu đổ bộ Peregrine theo hợp đồng với NASA. Do đó, vụ phóng mang theo niềm hy vọng về tàu đổ bộ Mỹ đầu tiên trở lại bề mặt Mặt Trăng sau hơn nửa thế kỷ.

Tuy nhiên, không lâu sau khi phóng, Astrobotic Technology phát hiện Peregrine rò rỉ nhiên liệu đẩy. Việc thiếu nhiên liệu khiến khả năng con tàu hạ cánh nhẹ nhàng xuống Mặt Trăng nhanh chóng giảm xuống bằng 0.

Peregrine không phải là thất bại duy nhất trong thời gian gần đây. Tàu Luna 25 của Nga đã gặp trục trặc và đâm xuống Mặt Trăng năm 2023, gần 60 năm sau khi tàu Luna 9 của Liên Xô thực hiện cú hạ cánh nhẹ nhàng đầu tiên. Tính đến nay, tàu đổ bộ Mặt Trăng do các công ty tư nhân chế tạo có tỷ lệ thất bại 100%. Ngoài Peregrine, tàu đổ bộ Beresheet của Israel cũng rơi vào năm 2019, trong khi tàu đổ bộ của công ty Nhật Bản ispace rơi vào năm ngoái.

Những thách thức với tàu đổ bộ Mặt Trăng

Một trong những thách thức cơ bản là trọng lượng, theo Jan Worner, cựu giám đốc tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). “Bạn luôn cận kề với thất bại vì tàu vũ trụ phải đủ nhẹ, nếu không sẽ không bay được”, ông nói.

Thêm vào đó, đa số tàu vũ trụ đều là nguyên mẫu. Ngoài những trường hợp hiếm hoi, tàu vũ trụ thường là những cỗ máy chuyên biệt. Chúng không được sản xuất hàng loạt với cùng các hệ thống và thiết kế đã được thử nghiệm, kiểm tra. Hơn nữa, một khi bay vào không gian, chúng phải tự hoạt động. “Nếu gặp vấn đề với chiếc ôtô của mình, bạn có thể đem nó đi sửa, nhưng trong không gian thì không có cơ hội như vậy”, Worner nói.

Bản thân Mặt Trăng cũng đặt ra nhiều thách thức cho các tàu vũ trụ. Thiên thể này có lực hấp dẫn – mạnh bằng 1/6 Trái Đất – nhưng không có khí quyển. Không giống sao Hỏa, nơi tàu vũ trụ có thể bay đến điểm hạ cánh và giảm tốc bằng dù, việc hạ cánh xuống Mặt Trăng phụ thuộc hoàn toàn vào động cơ. Nếu chỉ có một động cơ duy nhất, giống như đa số tàu thăm dò nhỏ, thì nó phải chỉnh hướng được vì không có cách nào khác để kiểm soát quá trình hạ độ cao. Động cơ cũng phải có van tiết lưu, cho phép điều chỉnh lực đẩy.





Phi hành gia Buzz Aldrin đứng cùng lá cờ Mỹ trên Mặt Trăng trong nhiệm vụ Apollo 11 vào tháng 7/1969. Ảnh: NASA

Phi hành gia Buzz Aldrin đứng cùng lá cờ Mỹ trên Mặt Trăng trong nhiệm vụ Apollo 11 vào tháng 7/1969. Ảnh: NASA

Tại sao ngày nay việc đổ bộ Mặt Trăng vẫn rất khó?

Các tàu vũ trụ đã hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng từ những năm 1960. Vì vậy, có lẽ khá khó hiểu khi qua hàng chục năm, Mặt Trăng vẫn là một điểm đến đầy thách thức.

Hồ sơ về các nhiệm vụ Mặt Trăng cung cấp một lý do: Không lâu sau chương trình Apollo, tàu đổ bộ Mặt Trăng không còn được ưa chuộng. Khi tàu vũ trụ Hằng Nga 3 của Trung Quốc đáp xuống vào năm 2013, nó đã đánh dấu lần hạ cánh thuận lợi đầu tiên xuống thiên thể này kể từ tàu Luna 24 của Liên Xô năm 1976.

“Đã nhiều thập kỷ người ta không phát triển tàu đổ bộ. Công nghệ này không phổ biến đến mức bạn có thể dễ dàng học hỏi từ người khác”, Nico Dettmann, trưởng nhóm thám hiểm Mặt Trăng của ESA, cho biết.

Việc thử nghiệm rất quan trọng. Nhưng trong khi tên lửa có thể được giữ cố định và thử nghiệm từng bước, các lựa chọn với tàu vũ trụ lại hạn chế hơn. Quá trình thử nghiệm có thể kiểm tra xem điện, lực đẩy, hoạt động điều hướng, liên lạc và các thiết bị có hoạt động không. Tàu vũ trụ cũng có thể trải qua bài kiểm tra rung lắc để đảm bảo chúng chịu được chấn động mạnh khi phóng. Tuy nhiên, không có cách nào hiệu quả để mô phỏng việc hạ cánh xuống Mặt Trăng.

Trong cuộc chạy đua không gian nhiều thập kỷ trước, NASA đã chi tới 25 tỷ USD cho chương trình Apollo nhưng vẫn thất bại nhiều lần trước khi có thể lên tới Mặt Trăng. Cơ quan này hiện có khoảng 70 năm kiến thức và văn hóa hướng tới việc thiết kế, chế tạo và thử nghiệm tàu vũ trụ.

Tuy nhiên, theo chương trình mới mang tên Dịch vụ tải trọng Mặt Trăng thương mại (CLPS), NASA đang tìm cách cắt giảm chi phí và kích thích ngành công nghiệp vũ trụ Mỹ bằng cách trả tiền cho các công ty tư nhân, ví dụ như Astrobotic Technology và Intuitive Machines, để đưa các thiết bị của mình lên Mặt Trăng.

Sự đánh đổi này mang đến nguy cơ thất bại lớn hơn, vì vậy sẽ có nhiều tàu rơi hơn. “Các công ty này đều khá mới. Một cách tương đối, họ cũng đang thực hiện những nhiệm vụ này với ngân sách nhỏ”, tiến sĩ Joshua Rasera tại Đại học Hoàng gia London nhận định.

Nhưng theo Rasera, chiến lược này sẽ mang lại kết quả vì các công ty sẽ học hỏi từ những thất bại. “Cuối cùng, chi phí vẫn rẻ hơn nếu tính theo tổng số nhiệm vụ, kể cả khi một số nhiệm vụ đầu tiên có thể thất bại”, ông nói.

Thu Thảo (Theo Guardian)




Source link

Cùng chủ đề

Điều kỳ lạ vừa xảy ra ở nơi NASA tin có sự sống ngoài Trái Đất

(NLĐO) - Một "bóng ma" bí ẩn đã xuất hiện, lan rộng rồi lại tuyệt tích sau vài năm ở thế giới sự sống tiềm năng Enceladus. ...

Tàu săn sự sống ngoài hành tinh hồi sinh bất ngờ

(NLĐO) - Sau 11 tháng kể từ ngày kết thúc sứ mệnh đột ngột, tàu săn sự sống ngoài hành tinh Ingenuity đã bắt đầu một nhiệm vụ mới. ...

Nhiều chuyến bay đến Tân Sơn Nhất phải bay vòng chờ hạ cánh

Trưa 12-12, nhiều chuyến bay đến sân bay Tân Sơn Nhất phải bay vòng chờ hạ cánh do ảnh hưởng thời tiết, gây ra chậm chuyến dây chuyền. Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, một trong những nguyên nhân khiến các chuyến bay...

Ông Trump đề cử hàng loạt nhân sự mới

Đài CBS ngày 5.12 đưa tin Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa chọn tỉ phú Jared Isaacman, phi hành gia tư nhân đầu tiên đi bộ ngoài không gian và là bạn thân của tỉ phú Elon Musk, cho vị trí...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Lý giải tảng đá 4.000 năm cắt đôi thẳng tắp kỳ lạ

Arab SaudiAl Naslaa là một tảng đá cứng rắn đồ sộ trông như thể bị cắt đôi ở chính giữa bởi vũ khí laser. Đây là ví dụ tuyệt vời về lực tác động của tự nhiên. Tảng đá Al Naslaa vào năm 2021. Ảnh: Wikimedia Trên thực tế, giới nghiên cứu cho rằng tảng đá Al Naslaa hình thành hoàn toàn do thiên nhiên, theo IFL Science. Tảng đá cao 6 m nằm trên hai bệ đỡ tự nhiên...

ChatGPT đạt 300 triệu người dùng hàng tuần

DNVN - Sam Altman, Giám đốc điều hành của OpenAI, gần đây tiết lộ rằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo ChatGPT hiện có hơn 300 triệu người dùng hàng tuần, tăng từ 200 triệu người dùng vào cuối tháng 8/2024. ...

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

Hiện ra sau 400 triệu năm, quái vật nhiều chân dung gây bối rối

(NLĐO) - Quái vật Palaeospondylus được các nhóm nghiên cứu phân loại vào các nhóm trái ngược nhau, với mô tả hoàn toàn khác nhau về cấu trúc. ...

TikTok ‘cầu cứu’ Tòa án Tối cao Mỹ

Ngày 16-12, TikTok đã có nỗ lực cuối cùng để được tiếp tục hoạt động tại Mỹ khi đề nghị Tòa án Tối cao tạm thời chặn đạo luật buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, phải thoái vốn khỏi TikTok trước ngày 19-1. ...

Cùng chuyên mục

Khốc liệt cạnh tranh Internet vệ tinh

'Chòm sao vệ tinh' là sáng kiến lớn thứ ba của Liên minh châu Âu (EU) trong không gian sau hệ thống định vị Galileo và chòm sao vệ tinh quan sát Trái đất Copernicus. Đầu tuần này EU đã ký các hợp đồng...

Trao giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những hoạt động truyền thông thuộc khuôn khổ Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm...

Nguồn năng lượng từ đá siêu nóng 374 độ C dưới lòng đất

Các nhà khoa học nghiên cứu đá siêu nóng ở độ sâu gần 10 km làm nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng thay thế nhiên liệu hóa thạch. Trong bối cảnh thế giới đang chuyển hướng sang năng lượng tái tạo, năng lượng địa nhiệt nhận được sự quan tâm lớn. Các nhà máy điện địa nhiệt thường khai thác nhiệt từ bề mặt Trái Đất. Nhưng hiện nay, giới...

2025: Lưu lượng 5G sẽ vượt qua 4G

Mạng 5G được dự báo tăng nhanh nhu cầu sử dụng trong thời gian tới, và sẽ vượt qua mạng 4G trong năm 2025. Riêng tại Việt Nam, ông Nguyễn Văn Sơn, giám đốc Trung tâm Dịch vụ di động, Viettel Telecom, cho biết...

TP.HCM thực chiến phòng chống tấn công mạng

Ngày 17-12, TP.HCM khai mạc chương trình 'Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng TP.HCM 2024'. Trong 5 ngày từ 17 đến 21-12, các đội đóng vai tấn công sẽ liên tục thực hiện các cuộc xâm nhập, khai thác...

Mới nhất

Ngành Du lịch hướng mục tiêu đón 10 triệu lượt khách trong năm 2025

Năm 2025, ngành Du lịch Bình Định phấn đấu đón 10 triệu lượt khách, đạt doanh thu 26.000 tỉ đồng. ...

Traphaco chốt quyền tạm ứng cổ tức 20% bằng tiền

Ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ vào 3/1/2025 và cổ tức sẽ được thanh toán tới cổ đông vào ngày 24/1/2025. Ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ vào 3/1/2025 và cổ tức sẽ được thanh toán tới cổ đông vào ngày 24/1/2025. Traphaco sẽ chi...

Những cột mốc tăng trưởng vượt bậc của dự án Top 1 The Opus One

Ra mắt đúng giai đoạn thị trường BĐS trên đà tăng tốc, dự án căn hộ hạng sang The Opus One (đại đô thị Vinhomes Grand Park, TP. Thủ Đức) giúp khách hàng và nhà đầu tư an tâm về những cột mốc tăng giá trong trung và dài hạn. Những cột mốc tăng trưởng vượt bậc của dự án...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A

Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A đoạn tránh Ba Đồn và đoạn tránh nhà máy xi măng Sông Gianh được gia hạn thời gian hoàn thành đến năm 2025 thay vì năm 2024 như kế hoạch ban đầu. Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12ADự...

Xuất khẩu da giày, túi xách gần tới đích 27 tỷ USD

Hết 11 tháng năm 2024, doanh thu xuất khẩu của toàn ngành da giày nước ta đạt 24,6 tỷ USD, trong đó, giày dép đạt 20,75 tỷ USD, tăng 12,9%, túi xách đạt 3,83 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Hết 11 tháng năm 2024, doanh thu xuất khẩu của toàn ngành da giày nước ta đạt 24,6...

Mới nhất