Trang chủNewsThời sựSửa đổi Luật Điện lực là rất cần thiết, cấp bách

Sửa đổi Luật Điện lực là rất cần thiết, cấp bách

Sửa đổi Luật Điện lực là rất cần thiết, cấp bách nhằm kịp thời thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, chính sách về phát triển bền vững lĩnh vực điện lực; bảo đảm an ninh năng lượng giai đoạn sắp tới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày tóm tắt Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (Ảnh: Chinhphu.vn)
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày tóm tắt Tờ trình về dự án Luật Điện lực sửa đổi tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV Ảnh Chinhphuvn

Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Điện lực (sửa đổi) theo quy trình 1 kỳ họp

 Luật Điện lực được ban hành năm 2004 và được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2012, 2018, 2022 và năm 2023. Tuy đã có 4 lần sửa đổi, bổ sung và mỗi lần đã giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc, song hiện nay nhiều quy định của Luật Điện lực hiện hành đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc, không giải quyết được các vấn đề mới, quan trọng phát sinh trong thực tiễn.

Nghị quyết số 937 ngày 13/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra những bất cập, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực điện lực và đề nghị cần có các quy định, cơ chế tổng thể để giải quyết những bất cập, vướng mắc nêu trên, nhất là trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng theo xu hướng xanh đang diễn ra mạnh mẽ và là xu thế chủ đạo, tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành điện lực nước ta.

Mặt khác, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn liên quan đến lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng; nhiều Luật mới có liên quan cũng đã được Quốc hội ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung.

“Vì vậy, việc sửa đổi Luật Điện lực là rất cần thiết, cấp bách nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng; đồng thời, khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, góp phần thúc đẩy ngành điện lực phát triển bền vững, hiệu quả, đạt mục tiêu tăng gấp đôi công suất đặt toàn hệ thống vào năm 2030 và thay đổi căn bản cơ cấu các nguồn điện để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế – xã hội và đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân”, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) Trần Việt Hòa cho biết.

Ông Hòa cũng cho biết Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật này theo quy trình 1 kỳ họp (cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV) nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn sắp tới và khắc phục khó khăn, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật như thiếu quy định cụ thể để đầu tư các dự án điện khẩn cấp; thiếu quy định đầy đủ về cơ chế thúc đẩy đầu tư, xây dựng, khai thác các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khuyến khích chuyển đổi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các nguồn nhiên liệu phát thải thấp trong sản xuất điện; chưa có quy định về cơ chế đặc thù để phát triển điện gió ngoài khơi phù hợp với điều kiện của Việt Nam từng thời kỳ để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài; chưa có chính sách đối với điện năng lượng tái tạo quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cơ quan hành chính sự nghiệp, công trình công cộng bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện hệ thống điện.

Kịp thời thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, chính sách về phát triển bền vững lĩnh vực điện lực

Theo Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Trần Việt Hòa, xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) để kịp thời thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển bền vững lĩnh vực điện lực.

Bên cạnh đó, sửa đổi toàn diện, đồng bộ các quy định của Luật Điện lực theo hướng vừa bảo đảm kế thừa các quy định “đã chín, đã rõ, được đa số đồng tình và đã được kiểm chứng qua thực tiễn”; bãi bỏ các quy định không còn phù hợp, gây vướng mắc, cản trở; bổ sung, phát triển các quy định mang tính nguyên tắc, nền tảng phù hợp với tình hình mới gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế.

Dự thảo Luật này không có nội dung trái Hiến pháp, không có chính sách trái chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; không lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ và bảo đảm tương thích với các điều ước/cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Việc soạn thảo dự án Luật đã đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể:

Bộ Công Thương đã thực hiện tổng kết, đánh giá quy định của Luật Điện lực hiện hành, rà soát các luật có liên quan, xây dựng báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật và thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập tháng 3/2024 để tiến hành soạn thảo dự án luật.

Dự thảo Luật đã được gửi lấy ý kiến theo quy định từ tháng 3 đến tháng 5/2024; được Bộ Tư pháp thẩm định và được Chính phủ thông qua để trình Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký ban hành Tờ trình số 380/TTr-CP ngày 07/8/2024 trình Quốc hội về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và đã được Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (UBKHCNMT) và các cơ quan của Quốc hội đã thực hiện thẩm tra sơ bộ đối với Dự án Luật; Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã cho ý kiến dự án Luật.

Bộ Công Thương đã tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội và hiệu chỉnh hồ sơ dự án Luật. Ngày 25/9/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký ban hành Tờ trình số 520/TTr-CP về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và Ủy ban KH, CN&MT đã tổ chức Phiên họp thẩm tra dự án Luật.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra để hoàn thiện Dự thảo Luật, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.

Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 6 chính sách lớn

Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn bao gồm:

(1) Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước;

1(2) Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới;

(3) Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực;

(4) Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường;

(5) Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện;

(6) An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm 9 chương với 130 điều, đã bám sát vào 06 chính sách nêu trên và không bổ sung chính sách mới.

Dự thảo Luật kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều về quy định chung, cấp giấy phép hoạt động điện lực, thị trường điện, mua bán điện, giá điện, quyền và nghĩa vụ của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện, bảo vệ công trình điện lực và an toàn điện, bỏ 4 điều (tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; quyền và nghĩa vụ của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực; thanh tra điện lực), gộp 4 điều vào các điều khác (về nội dung chính sách phát triển, đầu tư, tiết kiệm điện và giá điện).

Đồng thời, bổ sung 68 điều về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, chính sách phát triển và vận hành các dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí, dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao, các chính sách về năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió ngoài khơi), năng lượng mới (như hydrogen), cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế, giá mua bán điện theo thời gian trong ngày, giá điện nhiều thành phần v.v…

Việc tăng các Điều, Khoản trong dự thảo Luật chủ yếu và thực chất là các quy định mới để mở đường cho việc phát triển mạnh mẽ tiềm năng năng lượng tái tạo của đất nước; phát triển thị trường điện cạnh tranh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; bổ sung quy định việc đầu tư xây dựng công trình điện khẩn cấp nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện và chế tài xử lý nghiêm các dự án điện chậm tiến độ.

Trong quá trình xây dựng dự án luật, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng nội dung Dự thảo đảm bảo về sự tương thích với các điều ước/cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên và nguyên tắc bảo đảm bình đẳng nam, nữ và không phân biệt đối xử về giới, cụ thể hóa và đảm bảo quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và Luật Bình đẳng giới.

Dự thảo Luật này không có nội dung trái Hiến pháp, các nội dung đề xuất công khai, minh bạch, không có chính sách trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Dự thảo Luật được xây dựng theo hướng phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về điện lực (trung ương và địa phương) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Nội dung chính của Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

– Chương I. Quy định chung bao gồm 8 điều với nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu về:

+ Về Phạm vi điều chỉnh: quy định về quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư xây dựng dự án điện lực; phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới; giấy phép hoạt động điện lực; thị trường điện cạnh tranh, giá điện, hoạt động mua bán điện; trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện; vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện lực; bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện; quản lý nhà nước về điện lực.

+ Về Đối tượng áp dụng: cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điện lực, sử dụng điện hoặc có các hoạt động khác liên quan đến hoạt động điện lực tại Việt Nam.

+ Bổ sung 01 điều quy định về áp dụng pháp luật giữa Luật Điện lực và Luật khác có liên quan phù hợp với tính chất đặc thù của Luật Điện lực.

+ Bổ sung một số giải thích từ ngữ liên quan đến hoạt động điện lực như các loại giá điện, các nhà máy điện…

+ Về Chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực:

(i) Bổ sung quy định hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng và các cam kết của Việt Nam giảm phát thải ròng bằng 0 trong thời kỳ mới.

(ii) Thể chế hóa đầy đủ các chính sách liên quan đến giá điện, áp dụng cơ chế giá điện phù hợp đối với các nhóm khách hàng sử dụng điện có mức tiêu thụ điện cao và phát thải cao, cơ sở lưu trú du lịch, các khách hàng sản xuất sản phẩm công nghiệp; trạm sạc điện phục vụ phương tiện giao thông xanh phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội từng thời kỳ.

(iii) Chính sách phát triển điện phục vụ vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

(iv) Nguyên tắc chung trong phát triển điện hạt nhân nhằm góp phần đảm bảo cung ứng điện, an ninh năng lượng.

+ Sửa đổi, bổ sung các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện để phù hợp với tình hình mới.

– Chương II. Quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư dự án điện lực bao gồm 4 mục với 22 điều như sau:

+ Mục 1. Quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển nguồn, lưới điện cấp tỉnh và kế hoạch thực hiện quy hoạch, bao gồm 9 điều;

+ Mục 2. Đầu tư xây dựng dự án, công trình điện lực, gồm 8 điều;

+ Mục 3. Lựa chọn nhà đầu tư dự án điện lực, gồm 3 điều;

+ Mục 4. Dự án nhà máy điện đầu tư theo phương thức PPP áp dụng loại hợp đồng BOT, gồm 2 điều.

Nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu về yêu cầu đặc thù của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong Quy hoạch tỉnh nhằm làm rõ đối tượng quản lý quy hoạch theo phân cấp (quốc gia, tỉnh); bổ sung cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nguồn điện, theo dõi tiến độ và cơ chế xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ nhằm quản lý tiến độ các dự án điện; quy định việc đầu tư, xây dựng công trình điện khẩn cấp nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện; bổ sung quy định về hợp đồng dự án đối với dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức PPP áp dụng loại hợp đồng BOT.

– Chương III. Phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới gồm 2 mục với 16 điều như sau:

+ Mục 1. Quy định về điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, bao gồm 7 điều;

+ Mục 2. Quy định về phát triển điện gió ngoài khơi, bao gồm 9 điều.

Chương này được bổ sung mới nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đặc biệt là điện tự sản tự tiêu, điện gió ngoài khơi.

– Chương IV. Giấy phép hoạt động điện lực bao gồm 13 điều quy định cụ thể việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện theo phân cấp tại trung ương và địa phương, trong đó, bổ sung 06 điều về điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực với các lĩnh vực và quyền, nghĩa vụ của đơn vị được cấp phép.

– Chương V. Hoạt động mua bán điện gồm 3 mục với 29 điều như sau

+ Mục 1. Thị trường điện cạnh tranh gồm 12 điều;

+ Mục 2. Hợp đồng mua bán điện và dịch vụ cung cấp điện gồm 14 điều;

+ Mục 3. Giá điện và giá các dịch vụ về điện gồm 3 điều.

Nội dung bổ sung chủ yếu về: (i) Hợp đồng kỳ hạn điện; (ii) Mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện; (iii) Quyền và nghĩa vụ của đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh; nội dung sửa đổi chủ yếu về giá điện và giá các dịch vụ về điện theo các cấp độ thị trường điện cạnh tranh phù hợp với các chủ trương, chỉ đạo về giá điện, cơ chế điều chỉnh giá điện trong thị trường điện cạnh tranh, nguyên tắc tiến tới xóa bỏ “bù chéo” trong giá điện.

– Chương VI. Vận hành, điều độ Hệ thống điện quốc gia bao gồm 13 điều. Nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu về vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia, liên kết lưới điện với nước ngoài và quản lý nhu cầu điện.

– Chương VII. Bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện bao gồm 3 mục với 22 điều như sau:

+ Mục 1. Bảo vệ công trình điện lực bao gồm 8 điều;

+ Mục 2. An toàn điện bao gồm 08 điều;

+ Mục 3. An toàn công trình thủy điện bao gồm 6 điều.

Nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu về Bảo vệ an toàn công trình nguồn điện, Kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện, Yêu cầu chung về an toàn điện và 01 mục mới (06 Điều) về an toàn theo đặc thù trong lĩnh vực thủy điện mà hiện nay Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước chưa quy định.

– Chương VIII. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực gồm 4 điều, quy định về trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về điện lực theo nguyên tắc phân cấp rõ ràng, cụ thể hóa trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Công Thương, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về điện lực.

– Chương IX. Điều khoản thi hành gồm 03 điều, trong đó bổ sung 01 điều quy định chuyển tiếp nhằm bảo đảm việc áp dụng pháp luật được thống nhất, không có khoảng trống pháp lý khi Luật này có hiệu lực và Luật Điện lực hiện hành hết hiệu lực.

PV

Cùng chủ đề

Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Luật Điện lực (sửa đổi) mở đường cho các cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn; khuyến khích đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo. Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Đây là dự án Luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đất nước cũng như an...

Đắk Nông thuê tư vấn đánh giá hiệu quả khai thác bô xít tại các dự án cấp bách

UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo ngành chức năng thuê tư vấn có chuyên môn đánh giá hiệu quả việc khai thác bô xít tại 37 dự án cấp bách vướng quy hoạch để triển khai đầu tư. ...

Hợp tác Halal giữa Việt Nam

Ý định thư về hợp tác Halal giúp giải quyết một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu sang thị trường Malaysia về chứng chỉ Halal. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Malaysia từ 21-23/11/2024, được sự phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công...

Khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ: Tái thiết và phục hồi sản xuất nông nghiệp

Nỗ lực khắc phục thiên tai Tại tỉnh Tuyên Quang, lũ đã rút dần nhưng nhiều cánh đồng vẫn còn ngập bùn đất và hoa màu bị tàn phá. Hơn 20.200 ngôi nhà bị hư hỏng, 5.400ha lúa và 3.400ha bắp bị thiệt hại, cùng với gần 1.000ha cây ăn trái đang trong tình trạng thất thu. Mới đây, Bộ NN-PTNT đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến các tỉnh bị...

Nâng tầm y tế ngoại viện

UBND TPHCM vừa quyết định công bố dịch sởi trên địa bàn. Đây là bệnh truyền nhiễm nhóm B, có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí tử vong, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Dịch bệnh lây lan nhanh buộc người dân chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng các tình huống dịch bùng phát. Nhiều trường hợp mắc bệnh sởi, bệnh theo mùa hay tai nạn thương tích… có thể điều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục và việc làm các...

Ngày 24/10 tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành – Cơ sở Quận 9, Khu Công nghệ cao, Phường Long Thành Mỹ, Thành phố Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Cơ quan Liên hợp quốc vì Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) chủ trì tổ chức Hội thảo “Xây dựng giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục và việc làm các ngành STEM”. Sự...

Tiếp nhận OceanBank: MB mở rộng cơ hội phát triển mới trước thềm kỷ niệm 30 thành lập

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức nhận Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) trở thành một thành viên mới. Đây là dấu mốc quan trọng của MB trước thềm kỷ niệm 30 năm thành lập, mang lại cơ hội mở rộng hoạt động, triển khai các mô hình kinh doanh mới cho MB và OceanBank, đồng thời đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo quyền lợi khách hàng của OceanBank và góp...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

Cùng chuyên mục

Khắc phục hạn chế của mô hình cũ sau sắp xếp

Từ ngày thành lập đến nay, trong 17 năm, Đảng bộ Khối Dân - Chính - Đảng TP HCM phát triển 6.983 đảng viên mới. ...

“Tuyết” rơi ngập tràn, xóm đạo quận 8, TP HCM sáng lung linh đêm Noel

(NLĐO) - Mỗi dịp Giáng sinh, xóm đạo quận 8, TP HCM luôn trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ khi không khí mùa lễ hội nơi đây đã sớm ngập tràn khắp đường phố ...

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tri ân, thăm hỏi các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 17/12, Đoàn công tác Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam do Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tới dâng hương tưởng niệm, tri ân các đồng chí nguyên lãnh...

Tháng Khuyến mại tập trung quốc gia 2024: Cơ hội vàng cho tiêu dùng và phát triển kinh tế

Với hàng loạt chương trình ưu đãi, khuyến mại, giảm giá sâu, hấp dẫn, Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024” - Vietnam Grand Sale 2024 (gọi tắt là Chương trình) trở thành “cú hích” quan trọng thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ vào dịp cuối năm và tết Nguyên đán 2025. Đồng thời, đây cũng là cơ hội vàng để doanh nghiệp (DN) tăng doanh số kinh doanh thông qua các...

Xe đầu kéo lật xuống vực sâu, tài xế chết tại chỗ

(NLĐO) - Xe đầu kéo chở gỗ lật trên đèo xuống vực sâu khiến tài xế tử vong tại chỗ, phương tiện hư hỏng nặng. ...

Mới nhất

Xuất khẩu da giày, túi xách gần tới đích 27 tỷ USD

Hết 11 tháng năm 2024, doanh thu xuất khẩu của toàn ngành da giày nước ta đạt 24,6 tỷ USD, trong đó, giày dép đạt 20,75 tỷ USD, tăng 12,9%, túi xách đạt 3,83 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Hết 11 tháng năm 2024, doanh thu xuất khẩu của toàn ngành da giày nước ta đạt 24,6...

Xuất khẩu da giày, túi xách gần tới đích 27 tỷ USD

Hết 11 tháng năm 2024, doanh thu xuất khẩu của toàn ngành da giày nước ta đạt 24,6 tỷ USD, trong đó, giày dép đạt 20,75 tỷ USD, tăng 12,9%, túi xách đạt 3,83 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Hết 11 tháng năm 2024, doanh thu xuất khẩu của toàn ngành da giày nước ta đạt 24,6...

TPHCM khả năng có mưa trái mùa vào dịp Giáng sinh

TPO - Cơ quan Khí tượng Dự báo trong dịp lễ Giáng sinh, thời tiết TPHCM sẽ se lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ 20 độ C, ngoài ra trong ngày 24/12, khả năng xuất hiện mưa trái mùa với lượng nhỏ. Từ ngày 25/12, một vài nơi sẽ có mưa vừa vào khoảng trưa đến chiều tối....

T&T Group nhảy vào hàng không; Sovico phát triển trung tâm dữ liệu; 2 tỷ phú Việt ‘bắt tay’ tại dự án lớn nhất...

Sovico có kế hoạch phát triển trung tâm dữ liệu; Vinaconex-ITC muốn vay công ty mẹ để làm dự án Cát Bà Amatina; 2 tỷ phú Việt 'bắt tay' tại dự án trung tâm triển lãm lớn nhất Đông Nam Á;VIMC chốt thời điểm thoái hết vốn tại Vinabridge T&T Group nhảy vào hàng không; Sovico phát triển trung tâm...

Sóc Trăng tăng cường xúc tiến đầu tư phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương

Trong công tác xúc tiến đầu tư, tỉnh Sóc Trăng chủ động lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm để tiếp xúc vận động và kêu gọi đầu tư. Sóc Trăng tăng cường xúc tiến đầu tư phát huy tiềm năng, lợi thế địa phươngTrong công tác xúc tiến đầu tư, tỉnh...

Mới nhất